Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Gây hậu quả gì?

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm – nhất là trong bối cảnh tỷ lệ mắc bệnh không ngừng gia tăng. Hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc thăm khám, điều trị và phòng ngừa.

bệnh trầm cảm có nguy hiểm không
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Giải đáp!

Trầm cảm là một trong những dạng rối loạn cảm xúc thường gặp. Bệnh lý này đặc trưng bởi khí sắc giảm thấp trong thời gian dài (kéo dài ít nhất 6 tháng). Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên đáng kể với khoảng 5 – 6% dân số thế giới.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này là cảm xúc buồn bã, u uất, bi quan chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Bệnh nhân cảm thấy trống rỗng, không còn hy vọng hay niềm tin vào cuộc sống. Người mắc chứng trầm cảm có xu hướng giảm hoặc mất đi sự quan tâm, hứng thú với mọi thứ xung quanh bao gồm công việc, quan hệ tình dục, các mối quan hệ và cả những sở thích trước đây.

Các triệu chứng của trầm cảm có tiến triển từ từ nên rất khó nhận biết. Ban đầu, bệnh nhân chỉ nghĩ đơn giản bản thân buồn bã, bi quan về những chuyện buồn xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên về lâu dài, triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn đi kèm với các biểu hiện liên quan đến ức chế tư duy và hành vi.

Trong những năm gần đây, số lượng người bị trầm cảm tăng lên đáng kể. Do đó, mọi người đã bắt đầu quan tâm hơn đến bệnh lý này. Ngoài những thắc mắc về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị, “Trầm cảm có nguy hiểm không?” cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm.

bệnh trầm cảm có nguy hiểm không
Trầm cảm có mức độ nhẹ, vừa và nặng tùy thuộc vào thời gian tiến triển

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần cần được quan tâm. Bệnh có thể có mức độ nhẹ, trung bình cho đến nặng. Nếu được thăm khám và điều trị sớm, trầm cảm sẽ nhanh chóng được kiểm soát và không gây ra biến chứng nặng nề.

Ngược lại, những trường hợp chủ quan không thăm khám có thể khiến bệnh tiến triển nặng dần. Trầm cảm nặng khó điều trị hơn so với trầm cảm nhẹ và vừa. Một số trường hợp nặng đôi khi không có đáp ứng với thuốc và trị liệu tâm lý mà buộc phải can thiệp các phương pháp kích thích não bộ. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm nặng khó có thể phục hồi hoàn toàn nên chất lượng cuộc sống sẽ giảm đi đáng kể – kể cả khi đã tham gia điều trị.

Để hình dung rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm, bạn đọc có thể tham khảo thông tin về ảnh hưởng và hậu quả của chứng bệnh này trong nội dung sau:

1. Giảm hiệu suất học tập, lao động

Hiện nay, căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của trầm cảm vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy rằng, người mắc chứng bệnh này có nồng độ serotonin giảm thấp dẫn đến tình trạng cảm xúc, tư duy và hành vi bị ức chế. Do đó, bệnh nhân thường rơi vào trạng thái u uất, bi quan, chán chường và mất đi sự quan tâm, hứng thú với mọi thứ.

Đánh mất sự hứng thú khiến cho người bệnh khó có thể học tập và làm việc hiệu quả. Bệnh nhân thường bỏ bê công việc, chểnh mảng và lơ là việc học. Ngoài ra, trầm cảm cũng khiến cho người bệnh giảm khả năng tư duy, tiếp thu và trí nhớ kém. Vì vậy, dù chăm chỉ làm việc và học tập, bệnh nhân vẫn không thể duy trì hiệu suất như trước.

Giảm hiệu suất học tập, lao động khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, thu nhập không ổn định, kết quả học tập kém và khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và “vô tình” khiến cho các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn theo thời gian.

2. Gia tăng các vấn đề sức khỏe thể chất

Ngoài các triệu chứng về mặt tâm thần, trầm cảm còn gây ra một loạt các triệu chứng thể chất. Sự sụt giảm đáng kể của serotonin khiến bệnh nhân dễ bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, chập chờn, ăn uống kém, cơ thể đau nhức, uể oải và mất năng lượng. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân ăn uống quá độ khi mắc phải chứng bệnh này.

Ngoài những ảnh hưởng tạm thời, trầm cảm kéo dài còn gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính như mất ngủ kinh niên, cao huyết áp, các vấn đề về tim mạch, rối loạn tiền đình, kích thích các bệnh cơ địa và rối loạn miễn dịch bùng phát. Nhiều thống kê cũng đã cho thấy, trầm cảm là nghiêm trọng triệu chứng của các bệnh lý sẵn có và làm giảm tuổi thọ đáng kể.

3. Thu hẹp các mối quan hệ

Trầm cảm khiến bệnh nhân mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh, bao gồm cả các mối quan hệ. Do đó, người mắc chứng bệnh này thường sống khép kín, thu mình và giam mình trong phòng thay vì gặp gỡ mọi người. Vì không cảm nhận được niềm tin hay sự hứng thú nên bệnh nhân cũng không có nhu cầu duy trì các mối quan hệ, dù đó là mối quan hệ rất thân thiết trong đây.

Theo thời gian, bệnh nhân sẽ đánh mất nhiều mối quan hệ đáng quý. Hầu hết những người bị trầm cảm nặng đều chỉ duy trì mối quan hệ với người thân và một số ít bạn bè nhưng đa phần đều do bạn bè của họ chủ động. Thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ chứng trầm cảm và biết rằng bệnh nhân đang đối mặt với bệnh lý này. Do đó, một số người chủ động cắt đứt mối quan hệ với bệnh nhân vì họ luôn trong trạng thái u uất, bi quan, tiêu cực.

4. Sống phụ thuộc và trở thành gánh nặng của gia đình

Nếu không được điều trị, trầm cảm sẽ tiến triển nặng khiến bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng làm việc và học tập. Rất nhiều người bị trầm cảm không thể làm việc vì tư duy bị ức chế, giảm khả năng giao tiếp và khó khăn trong việc xử lý vấn đề. Những trường hợp này sẽ trở thành trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội và buộc phải sống phụ thuộc vào người khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp trầm cảm vào vị trí thứ II chỉ sau các bệnh tim mạch về ảnh hưởng đối với cuộc sống con người. Điều này cho thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của chứng bệnh này đối với sức khỏe tinh thần và thể chất.

Thực tế, trầm cảm không đe dọa trực tiếp đến tính mạng như các bệnh nan y. Thế nhưng, bệnh lý này ít được quan tâm dẫn đến tình trạng tiến triển nặng và dai dẳng. Hơn nữa, hiểu biết của cộng đồng về trầm cảm vẫn còn hạn chế. Vì vậy, bệnh nhân không được quan tâm nhiều, thậm chí còn bị kỳ thị và dò xét.

5. Tự hại và tự sát

Hậu quả nặng nề nhất của bệnh trầm cảm là các hành vi tự hại và tự sát. Bệnh nhân trầm cảm luôn cảm thấy vô vọng, bi quan và trống rỗng. Những cảm xúc này thôi thúc người bệnh thực hiện các hành vi tự hại để giải tỏa sự tuyệt vọng của bản thân.

bệnh trầm cảm có nguy hiểm không
Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân trầm cảm có thể hình thành ý nghĩ và thực hiện hành vi tự sát

Ngoài ra, bệnh nhân cũng hình thành những ý nghĩ tiêu cực về việc bản thân là kẻ vô dụng, xấu xa và đã phạm phải các tội lỗi nghiêm trọng. Những suy nghĩ này lặp đi lặp lại thôi thúc người bệnh thực hiện hành vi tự sát để giải thoát bản thân khỏi đau khổ, bi quan. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cho rằng bản thân là gánh nặng của người khác. Khi bản thân chết đi, những người xung quanh sẽ không phải suy nghĩ nhiều và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có thể thấy, trầm cảm thực sự là căn bệnh nguy hiểm cần được quan tâm nhiều hơn. Khí sắc trầm buồn, u uất sẽ nhấn chìm những cảm xúc tích cực, khiến bệnh nhân đau khổ, tuyệt vọng và trống rỗng. Sự đau khổ sẽ dần sâu sắc theo thời gian khiến người bệnh tuyệt vọng và tìm đến cái chết. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

Lời khuyên cho bệnh nhân trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý có tiến triển nặng theo thời gian và gây ra không ít hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể vượt qua trạng thái trầm cảm và đón nhận cuộc sống một cách trọn vẹn hơn. Trong trường hợp đang đối mặt với chứng bệnh này, những lời khuyên sau sẽ giúp bệnh nhân có thêm động lực trong quá trình điều trị.

bệnh trầm cảm có nguy hiểm không
Thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tốt nhất

Lời khuyên cho bệnh nhân bị trầm cảm:

  • Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Can thiệp sớm sẽ ngăn chặn trầm cảm tiến triển nặng, đồng thời có thể điều trị bệnh trong thời gian ngắn và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Bởi liệu pháp hóa dược là phương pháp quan trọng nhất trong điều trị bệnh trầm cảm. Ngoài ra, bệnh nhân cần trị liệu tâm lý để học cách giải tỏa cảm xúc lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn.
  • Trường hợp trầm cảm nặng không có đáp ứng với các phương pháp thông thường có thể cân nhắc kích thích từ xuyên sọ hoặc sốc điện theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trầm cảm có tiến triển dai dẳng và mãn tính. Ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm, bệnh nhân vẫn cần duy trì điều trị trong 6 – 12 tháng để ngăn ngừa trầm cảm tái phát.
  • Ngoài các phương pháp y tế, bệnh nhân nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như ngồi thiền, âm nhạc trị liệu, tập thể dục và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nên dành thời gian rảnh rỗi cho các sở thích lành mạnh thay vì giam mình trong phòng và suy nghĩ quá nhiều.
  • Nên tham gia vào các câu lạc bộ hoặc hội nhóm những người bị trầm cảm để được chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm. Ngoài ra, kinh nghiệm từ các bệnh nhân đã điều trị khỏi sẽ giúp người bệnh có thêm những kiến thức hữu ích.

Với nghiên cứu y học hiện đại, có người cho rằng trầm cảm có nguyên nhân từ mất cân bằng các hóa chất dẫn truyền trong não bộ, và do vậy, điều trị cần phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, kể cả với sự phát triển của hóa dược, các loại thuốc chống trầm cảm vẫn có thể đem lại tác dụng phụ hoặc sự lệ thuộc vào thuốc, đặc biệt ở những đối tượng nhạy cảm như người già, phụ nữ mang thai hay cho con bú, trẻ em.

Tâm lý trị liệu hiện đang là một giải pháp an toàn, hiệu quả, triệt để cho các chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ được các quốc gia tiên tiến ở châu Âu, Bắc Mỹ hay Đông Á sử dụng.

Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân đã hiểu rõ về vấn đề “Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?”. Hiểu về mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần và thăm khám, điều trị khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, bạn cũng cần phổ cập kiến thức cho những người xung quanh để gia tăng hiểu biết của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Gia Tuyên says: Trả lời

    Dạo này nhiều người bị trầm cảm ghê. Cuộc sống nhiều áp lực nên gia tăng lo thật

    1. Linh Ngân says: Trả lời

      Với lại bây giờ những triệu chứng của trầm cảm được nhiều người biết tới hơn nên người ta mới biết để khám nữa đó.

  2. Trần Hoàng Anh says: Trả lời

    Có những yếu tố đáng sợ nhỉ. Trầm cảm vì việc làm hay học hành không hiệu quả, rồi vì mấy cái đó nên mới trầm cảm kiểu vòng lặp luôn

  3. Sgt. Lopez says: Trả lời

    Bệnh gì chẳng nguy hiểm… Nhiều người tự tử về trầm cảm vậy mà

    1. meo meo says: Trả lời

      Không có vậy đâu bạn ơi, kể cả không có tt thì trầm cảm còn ảnh hưởng tới các bệnh thể chất như mất ngủ hay bệnh tim mạch đó

  4. Charli says: Trả lời

    Không biết có ai đã từng khỏi trầm cảm không nhỉ. Nhớ đọc đâu đó là bệnh này nếu có thì chỉ quen sống với nó thôi chứ không khỏi hẳn

    1. Trịnh Nguyên says: Trả lời

      Hôm nọ mình thấy trên youtube có bạn đi trị liệu ở nhc vn xong đã sống khỏe này bạn https://youtu.be/Z20kUncj5-k

      1. Charli says: Trả lời

        Ồ, vậy thì tốt cho các bạn ý quá

      2. Trịnh Nguyên says: Trả lời

        Nói chung là cần phải có sự đồng hành lâu dài của cả người thân bạn bè á, chứ để một mình người trầm cảm đối mặt với mọi việc thì họ dễ bị kéo ngược lại

  5. Mỹ Linh says: Trả lời

    Chắc phải cùng quẫn lắm người ta mới tự hại mình. Mình sợ đau lắm, không dám làm vậy đâu

    1. Táo Fiona says: Trả lời

      T nghĩ là với họ buồn còn khổ hơn đau về thể chất á b, t cũng không tưởng tượng đc lun

      1. ve sầu says: Trả lời

        Buồn không phải trầm cảm đâu bạn ạ. Trầm cảm nhiều khi không rõ nguyên nhân nên còn không biết giải quyết ra sao á

    2. caroline says: Trả lời

      Đúng đấy bạn ơi, mình có quen người bị trầm cảm, nó bảo là nhiều khi làm thế để quên đi nó đau khổ ra sao đó

  6. Trần Khải says: Trả lời

    Suy nghĩ tiêu cực nhiều thì có bị trầm cảm không nhỉ?

    1. Bkk Bờm says: Trả lời

      Có ảnh hưởng đó bạn, nhưng mà bản thân nó thì không là nguyên nhân trầm cảm đâu. Đấy là một trong nhiều dấu hiệu thôi

      1. Trần Khải says: Trả lời

        Dạ, đợt này em ctay ny nên không thể không nghĩ tiêu cực được

      2. Bkk Bờm says: Trả lời

        À thế thì em đừng vội lo =))))) cái đó ai cũng trải qua một lần, cố lên cu

  7. Kim Ngân says: Trả lời

    Ủa đoạn lời khuyên??? Thời này còn sốc điện hả???

    1. Hong Sân si says: Trả lời

      Có những nơi cho phép làm vậy để điều trị thì phải bạn ạ

      1. Kim Ngân says: Trả lời

        Sao nghe phản khoa học vậy trời??? Nghe như biết pháp tra tấn ý

      2. Hong Sân si says: Trả lời

        Thường không phải là điện cao thế đâu bạn ơi, chỉ là tần số nhỏ thôi. Cái này gọi là điện xung trị liệu đó bạn

    2. Hoa Điểu Quyển says: Trả lời

      Ừ í c, t mà bị trầm cảm mà nghe người ta chữa cho mình như vậy chắc t xỉu luôn quá trời đất

  8. Hà Thị Lưu Ly says: Trả lời

    Có ai ở đây biết chỗ nào điều trị trầm cảm không ạ? Em không muốn đưa con đến bệnh viện, sợ người ta lại kê một đống opioid nó nghiện thì khổ

    1. Trần Đăng Ninh says: Trả lời

      Thuốc điều trị trầm cảm không phải opioid đâu bạn nhé, mấy cái đó là thuốc giảm đau. Chữa trầm cảm là loại khác đó

      1. Hà Thị Lưu Ly says: Trả lời

        Nhưng mà vẫn có khả năng gây nghiện đúng không ạ?

      2. Trần Đăng Ninh says: Trả lời

        Nếu bạn sợ thì bạn có thể nghe tham vấn từ chuyên gia trị liệu tâm lý thử xem

      3. Hà Thị Lưu Ly says: Trả lời

        Anh chị có biết chỗ nào không ạ?

      4. Trần Đăng Ninh says: Trả lời

        Mình có làm trong dự án hỗ trợ các bạn trẻ có vấn đề tâm lý, mình thấy có vài bạn kể về dịch vụ ở NHC Việt Nam, bạn có thể tham khảo xem https://vtc.vn/lieu-phap-tam-ly-tri-lieu-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-co-that-su-uy-tin-ar572821.html

      5. Hà Thị Lưu Ly says: Trả lời

        Dạ vâng, em cảm ơn anh chị nhiều ạ

  9. Linh Trang says: Trả lời

    Mình cứ tưởng trầm cảm là rất buồn thôi, hóa ra nghiêm trọng đến vậy…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *