Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh: Nguy cơ và cách khắc phục
Bệnh trầm cảm có nguy cơ cao phát triển ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn này. Cần sớm có biện pháp khắc phục để giảm thiểu các vấn đề rủi ro cho sức khỏe và cuộc sống.
Trầm cảm và thời kỳ mãn kinh có liên quan thế nào?
Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ là thời kỳ kinh nguyệt kết thúc do buồng trứng ngừng sản xuất các hormone tạo nên chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỳ này, chị em thường gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Ngoài ra, nhiều người cũng cảm thấy nóng bừng khó chịu, bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là tiền mãn kinh và mãn kinh sớm có liên quan tới việc tăng nguy cơ trầm cảm. Sự liên quan này là do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới một cách đột ngột.
Một bài viết xuất bản trên Menopause – tạp chí của Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS) chỉ ra rằng, mãn kinh chính là thời gian dễ bị tổn thương khiến phụ nữ phát triển các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm tăng cao trong thời kỳ tiền mãn kinh. Điều này đúng với cả những phụ nữ không có tiền sử trầm cảm nặng trước đó.
Một nghiên cứu mới của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2020 cũng đã xác nhận mối tương quan giữa quá trình chuyển đổi mãn kinh và trầm cảm. Đồng thời xác nhận mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ nhất định và giai đoạn trầm cảm sau mãn kinh.
Ở thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể gặp phải các rối loạn tâm lý, điển hình là bệnh trầm cảm. Sự bất ổn tâm lý thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo từng người. Số liệu thống kê ghi nhận, rối loạn trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 20% phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể làm phát triển chứng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. Các yếu tố được đề cập có thể bao gồm:
1. Biến động nội tiết tố
Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng mức độ biến động của nội tiết tố nữ là một yếu tố dự báo trầm cảm thời kỳ mãn kinh. Cụ thể là sự suy giảm Estradiol (loại Estrogen có hoạt lực mạnh nhất) có thể gây ra các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Sự thay đổi hormone còn khiến nhiều chị em phải trải qua những thay đổi tâm trạng. Khi mức độ Estrogen liên tục thay đổi, các chất hóa học trong não như Serotonin hay Norepinephrine cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Sự mất cân bằng hormone có thể ức chế khả năng của Serotonin và Norepinephrine trong việc điều chỉnh tâm trạng. Kết quả là làm thay đổi tâm trạng và cuối cùng là dẫn tới trầm cảm.
2. Các vấn đề về giấc ngủ gây trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ thường rất dễ bị mất ngủ trong thời kỳ đầu của giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân thường là do cơ bắp căng cứng cộng thêm hiện tượng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm. Từ đó khiến chị em bị gián đoạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ và ngủ không say giấc. Giấc ngủ kém có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 10 lần.
3. Cuộc sống có nhiều thay đổi
Tuổi mãn kinh của phụ nữ bao gồm thời kỳ trước, trong và sau mãn kinh. Thời kỳ này thường diễn ra khi nữ giới ở trong độ tuổi trung bình từ 48 – 52 tuổi.
Ngoài sự thay đổi các hormone thì ở độ tuổi này, chị em phụ nữ cũng có thể trải qua rất nhiều sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Và những sự kiện này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Chẳng hạn như:
- Cha mẹ già hoặc mất đi
- Áp lực nghề nghiệp
- Những vấn đề về sức khỏe thể chất
- Con cái ra ở riêng
Những áp lực bên ngoài này có thể khiến cho tâm trạng của chị em thay đổi tồi tệ hơn. Đặc biệt là chúng thường kích hoạt hoặc làm gia tăng mức độ bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.
4. Tiền sử bị trầm cảm trước đây
Những phụ nữ có tiền sử trầm cảm nặng trước đây có nguy cơ cao hơn tái phát bệnh trong thời kỳ mãn kinh. Đặc biệt nếu cơ thể họ nhạy cảm quá mức với các biến động nội tiết tố. Đây là nguyên nhân thường gặp làm kích hoạt các triệu chứng bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.
5. Các yếu tố rủi ro khác
Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì một số yếu tố rủi ro khác cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. Chẳng hạn như:
- Tiền sử gia đình bị trầm cảm
- Tiền sử lạm dụng hay bạo lực tình dục trước đây
- Các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng
- Hút thuốc lá
- Có lối sống ít vận động
- Lòng tự trọng thấp
- Có suy nghĩ tiêu cực về lão hóa và mãn kinh
- Bị cô lập về mặt xã hội
- Cảm thấy thất vọng vì không thể có con hoặc có nhiều con hơn
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Thực tế cho thấy, một người bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh hay bất cứ thời điểm nào thì các triệu chứng có xu hướng giống nhau về loại. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và cường độ có thể khác nhau.
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh có thể bao gồm:
- Mệt mỏi và thiếu hụt năng lượng
- Thiếu quan tâm tới các hoạt động trước đây từng yêu thích
- Cảm thấy bồn chồn
- Cảm thấy tuyệt vọng, bất lực hoặc vô giá trị
- Luôn có cảm giác buồn bã, ủ rũ và chán nản
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết và có hành vi tự sát
Mức độ nội tiết tố nữ giảm mạnh trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra một số triệu chứng trầm cảm khác. Chẳng hạn như:
- Tâm trạng lâng lâng
- Cáu gắt
- Khóc không có lý do
- Thường xuyên cảm thấy muốn rơi nước mắt
- Tăng cảm giác lo lắng
- Cảm thấy tuyệt vọng sâu sắc
- Các vấn đề về giấc ngủ có liên quan tới bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm
Trầm cảm thời kỳ mãn kinh ở chị em phụ nữ có thể biểu hiện hơi khác so với trầm cảm lâm sàng. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm thời kỳ mãn kinh gây ra nhiều cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng thường xuyên hơn. Trong khi đó, cảm giác buồn và rơi nước mắt có thể ít gặp hơn.
Điều trị trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Mức độ nghiêm trọng và mức ảnh hưởng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu sớm can thiệp điều trị thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Đồng thời giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe và cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu chị em chủ quan thì bệnh rất dễ tiến triển nặng kèm theo nhiều nguy hại. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống thì còn làm tăng suy nghĩ và hành vi tự sát.
Đối với bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thì bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh, biểu hiện triệu chứng và tình trạng sức khỏe chung để đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp điều trị chính thường được áp dụng bao gồm:
1. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị được ưu tiên với phụ nữ bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh. Phương pháp này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả tốt mà còn rất an toàn với sức khỏe.
Chuyên gia tâm lý sẽ tiến hành giao tiếp với người bệnh để được nghe người bệnh chia sẻ, giãi bày các vấn đề đang gặp phải. Sau đó đồng hành cùng người bệnh trong quá trình tìm kiếm giải pháp phù hợp.
Chuyên gia sẽ cung cấp cho người bệnh các kỹ năng và cách suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn để làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm quay trở lại sau khi điều trị.
2. Dùng thuốc chống trầm cảm
Sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm một số triệu chứng bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên nó sẽ không giải quyết được các vấn đề cơ bản.
Do sự khác biệt về mặt sinh học nên phụ nữ thường bắt đầu sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm với liều lượng thấp hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ gặp phải các tác dụng phụ hơn. Do đó với bất kỳ việc sử dụng thuốc nào cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ.
Chú ý uống thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Tuân thủ liều lượng, tần suất và cả thời gian dùng thuốc sẽ giúp nhận được hiệu quả tối ưu. Tuyệt đối không ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột ngay cả khi đã cảm nhận được triệu chứng thuyên giảm.
3. Liệu pháp thay thế Estrogen
Sự suy giảm nồng độ Estrogen trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ được cho là có liên quan đến sự phát triển bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cũng đã nhận thấy liệu pháp thay thế Estrogen mang lại hiệu quả với việc điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.
Liệu pháp thay thế Estrogen sẽ giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Đồng thời giúp người bệnh ổn định cảm xúc và tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc sử dụng miếng dán trên da để hỗ trợ điều trị trầm cảm.
Tuy nhiên, liệu pháp thay thế Estrogen thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Bởi nó tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm. Điển hình như tăng cường khả năng bị ung thư vú hay hình thành các cục máu đông.
Cách phòng tránh bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Bệnh trầm cảm rất dễ phát triển ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Do đó chị em nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh nhằm phòng tránh bệnh kích hoạt. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh còn giúp hỗ trợ quá trình điều trị khi không may mắc bệnh.
Các biện pháp giúp phòng tránh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh rất hiệu quả bao gồm:
1. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng tốt hơn. Đồng thời đảm bảo có một nền tảng sức khỏe thể chất vững chắc.
Một số vấn đề cần chú ý bao gồm:
- Cắt giảm bớt lượng muối, caffeine, đường, tinh bột tinh chế, chất béo không lành mạnh và hạn chế tiêu thụ rượu bia.
- Không nên bỏ bữa, tốt nhất hãy ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày. Có thể cắt giảm lượng đồ ăn trong bữa chính và ăn thêm các bữa phụ để thấy thoải mái hơn.
- Nên tăng cường vitamin B trong khẩu phần ăn. Bởi sự thiếu hụt các vitamin nhóm B có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm. Để tăng lượng vitamin B hấp thụ hãy ăn nhiều rau xanh, đậu, trái cây họ cam quýt, thịt gà và trứng.
- Nên tiêu thụ các thực phẩm giàu acid béo Omega-3. Đây là dưỡng chất đóng vai trò thiết yếu đối với việc ổn định tâm trạng. Các nguồn tốt nhất là cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, rong biển, hạt lanh và quả óc chó.
- Cần đảm bảo rằng bạn đang cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Điều này sẽ giúp hạn chế các triệu chứng cáu kỉnh, mệt mỏi và khó tập trung ở thời kỳ mãn kinh.
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Ngoài uống nước lọc thì có thể bổ sung thêm nước dừa, nước cam hay nước ép từ rau củ quả tươi.
2. Hoạt động thể chất
Cùng với chế độ ăn uống thì hoạt động thể chất cũng là một phần quan trọng giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, với phụ nữ mãn kinh, tập thể dục còn giúp đối phó với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Trên thực tế, hoạt động thể chất có thể giúp làm tăng mức năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi. Bạn thậm chí không cần phải đến phòng tập thể dục. Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Để cải thiện tâm trạng tốt hơn thì chị em cần kiên trì với các hoạt động thể chất. Cố gắng tìm các bài tập liên tục và nhịp nhàng như bơi lội, đi bộ, khiêu vũ, yoga,… Chú ý thêm yếu tố chánh niệm khi tập luyện và có thể bắt cặp với một người bạn để duy trì động lực tốt hơn.
3. Chăm sóc giấc ngủ phòng tránh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Như đã phân tích, phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh rất dễ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ do bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm. Và giấc ngủ kém cũng là nguyên nhân phổ biến làm kích hoạt các triệu chứng trầm cảm.
Do đó, muốn phòng tránh rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thì cần quan tâm đến việc chăm sóc tốt cho giấc ngủ. Các vấn đề cần chú ý bao gồm:
- Đi ngủ trước 23 giờ và cần đảm bảo giấc ngủ vào ban đêm kéo dài ít nhất 6 tiếng (tốt nhất là đủ 7 – 8 tiếng).
- Nên đi ngủ và thức dậy ở cùng một khung giờ trong tất cả các ngày, bao gồm cả ngày cuối tuần.
- Vệ sinh không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát và không có tiếng ồn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Có thể thực hiện các giải pháp thư giãn như massage, tắm nước ấm hay liệu pháp mùi hương để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
- Trường hợp bị mất ngủ kéo dài thì nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc ngủ hay thuốc an thần để hỗ trợ giấc ngủ.
4. Giữ kết nối với gia đình và cộng đồng
Giữ kết nối với gia đình và cộng đồng cũng là một cách hữu hiệu giúp phòng tránh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. Bởi điều này có thể giúp cho chị em nhận được sự quan tâm và hỗ trợ khi cần thiết.
Một số cách giúp giữ kết nối bao gồm:
- Thường xuyên nói chuyện với những người khiến cho bạn có cảm giác an toàn và được chăm sóc. Gia đình và bạn bè thân thiết sẽ luôn lắng nghe bạn và cho bạn những lời khuyên tốt khi bạn gặp phải các vấn đề trong cuộc sống.
- Nên ưu tiên thời gian gặp mặt trực tiếp. Mặc dù gọi điện, nhắn tin hay tương tác trên mạng xã hội là những cách tuyệt vời để giữ liên lạc nhưng chúng sẽ không thay thế được việc gặp mặt trực tiếp.
- Cố gắng theo kịp các hoạt động xã hội ngay cả khi bạn cảm thấy không thích chúng. Việc ở bên cạnh những người khác có thể giúp bạn bớt cảm thấy chán nản và buồn bã hơn.
- Giúp đỡ người khác cũng là một cách giúp bạn giữ kết nối cộng đồng tốt hơn. Điều này còn giúp bạn cảm thấy bản thân là người có ích và tâm trạng của bạn cũng sẽ được thúc đẩy.
5. Kiểm soát căng thẳng
Ở thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường nhạy cảm hơn với các sự kiện hoặc vấn đề trong cuộc sống. Do đó tình trạng căng thẳng cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Và đây cũng là một trong những lý do làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Để phòng tránh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thì chị em được khuyên là nên kiểm soát tốt căng thẳng. Các giải pháp có thể bao gồm:
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tuyệt đối tránh tình trạng công việc quá tải hay phải mang việc ở công ty về nhà làm.
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn có thể giúp làm giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác vui vẻ. Bạn có thể thử hít thở sâu, tập yoga, thiền định hoặc thư giãn cơ bắp liên tục.
- Viết nhật ký cũng là một cách giúp bạn nhìn nhận lại các sự kiện hay vấn đề gây ra căng thẳng. Từ đó tìm kiếm giải pháp đối mặt hoặc tránh chúng nếu cần thiết.
- Chia sẻ các áp lực trong cuộc sống với chồng, người thân hoặc bạn bè cũng sẽ giúp chị em giảm bớt căng thẳng hiệu quả.
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng diễn ra phổ biến cần được quan tâm đúng mức. Ngoài việc thăm khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chị em cần duy trì lối sống lành mạnh để sớm kiểm soát triệu chứng và phòng tránh bệnh tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
- 12 Loại Thực Phẩm Tốt Cho Bệnh Trầm Cảm Bạn Nên Biết
- Nói Chuyện An Ủi Người Trầm Cảm: 12 Điều Nên Ghi Nhớ
- Hội Chứng Baby Blues Và Trầm Cảm Sau Sinh Khác Nhau Thế Nào?
có ai vượt qua trầm cảm mà không dùng thuốc không???
mình đến Trung tâm NHC VN trị liệu, trước khi liên hệ bên trung tâm mình đã tìm hiểu phương pháp trị liệu của trung tâm không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không có tác dụng phụ và không để lại biến chứng sau này. vì điều này mình đã đến gặp chuyên gia để tham vấn và thực hiện theo lộ trình trị liệu, sau 3 tháng sức khỏe mình đã hồi phục, cảm thấy bình an lắm
bạn cho mình cách liện hệ Trung tâm NHC Việt Nam
bạn có thể gọi qua số hotline 096 589 8008 hoặc https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen
có ai bị trầm cảm nhưng vẫn đi làm bình thường không??
nếu bạn có bệnh thì nên nghỉ để tập trung chữa bệnh.
đùng rồi, khi nào sức khỏe hồi phục thì nên đi làm, lúc đó năng suất làm việc mới hiệu quả
mn ơi, có nên dùng thuốc trầm cảm không
k nên bạn nha, vì lạm dụng thuốc bạn sẽ bị nhờ thuốc đó, chưa kể tác dụng phụ mang đến nữa
nếu bạn dùng thuốc thì phải có sự cho phép bác sĩ và uống đủ liều đã kê
tốt nhất đừng uống thuốc, có nhiều cách khác để vượt qua trầm cảm mà
dạo này mình mất ngủ và có thì không ngon giấc, có ai bị như mình chưa ạ?
tuổi này mất ngủ là chuyện bình thường, quan trọng là bạn cần phải điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình bằng cách ngủ sớm và chăm tập TD để giấc ngủ dễ đi vào hơn và chất lượng nữa
bạn đừng dùng thuốc ngủ nha, không tốt đâu, hãy lên chế độ sinh hoạt phù hợp để đảm bảo sức khỏe mình nhé
tuổi này nhạy cảm lắm, lúc nóng lúc giân nên mn thông cảm cho các mẹ, vợ của mình nhá
mẹ em ở tuổi này dễ hờn dỗi, hay cáu giận vô cớ lắm, em không biết phải làm thế nào để giúp mẹ
trị liệu tâm lý như thế nào thế
tôi c ũng ko hiểu rõ lắm, kiểu như phương pháp này chỉ có các chuyên gia tâm lý nói chuyện để nhằm tháo gỡ mọi cảm xúc tiêu cực, hành vi của người trầm cảm
phương pháp này không sử dụng thuốc nên mn k cần lo lắng
ở tuổi này, có nhiều áp lực và trách nhiệm đảm nhận
nhưng cũng cần biết cân bằng cuộc sống đừng ôm nhiều việc quá
dành thời gian cho bản thân mình nhiều hơn, tâm trí và cở thể cần được nghỉ ngơi
Dạo này mk bất ổn quá tối ngủ muộn sáng dậy sớm toàn nghĩ đến chuyện công việc, gia đình nhiều lúc muốn khóc thật lớn mà sợ mọi ánh nhìn của mn, áp lực đến mức ngủ thôi cũng mơ. thật sự, mk nản quá rồi muốn thoát khỏi cảnh này quá chỉ muốn sống 1 cuộc sống như bao người bình thường mà sao khó vậy
B ơi, cuộc sống của b chả ai nhìn b đâu, họ có thấy cũng coi như ko thấy. Bản thân b đã chịu nhiều áp lực, bỏ bớt suy nghĩ họ nhìn mình tn để cho lòng mình nhẹ bớt nhé.
bạn nên bỏ qua những chuyện không quan trọng, tập trung vào cuộc sống của mình thôi
nếu bạn chưa thể tìm ra cách vượt qua chuyện này thì bạn đến chuyên gia tâm lý để tìm ra đáp án nha
Em ở HCM muốn tìm chuyên gia tâm lý, mn có ai biết chỉ cho em với
bạn qua 18 phan chu trinh ở bình thạnh nhé
Trung tâm đấy như thế nào thế bạn
Mình cũng ở HN và đã từng đến trung tâm chữa trị. Mình bị trầm cảm một thời gian dài, cũng đi khám nhiều nơi, uống nhiều loại thức,bệnh chả khá hơn chút nào thâm chí còn bị ảnh hưởng tác dụng phụ thuốc. Mình vô tình xem review khách hàng về NHC VN khi kết thúc trị liệu và liên hệ luôn đến trung tâm, ở đó mình được chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà trị liệu. M đã trị liệu xong được 5 tháng rồi, bây giờ mình vẫn ổn lắm, m biets cách để cân bằng cuộc sống của mình, rèn luyện sức khỏe và có mục tiêu để phấn đấu. Bạn có thể tham khảo https://youtu.be/BK5IaoyFfRA