Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Và Chữa Trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì đang là vấn đề đáng quan ngại trong cuộc sống hiện đại. Bởi ở tuổi dậy thì trẻ phải trải qua nhiều thay đổi về cả thể chất và tâm sinh lý. Cần có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe tinh thần để ngăn chặn các vấn đề rủi ro phát sinh.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng nghiêm trọng rất đáng quan ngại hiện nay

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một dạng rối loạn cảm xúc phổ biến, thường gặp ở trẻ trong khoảng từ 10 – 17 tuổi. Nguyên nhân thường do trong độ tuổi này trẻ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau như thay đổi nồng độ hormone, áp lực từ bạn bè, kỳ vọng trong học tập,…

Bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách mà trẻ suy nghĩ, cảm nhận và cư xử. Nó có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc, thái độ và hành vi. Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ.

Theo ước tính của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, có khoảng 2% trẻ em dưới 10 tuổi bị trầm cảm. Tuy nhiên trong độ tuổi từ 10 – 14 (độ tuổi trung bình bắt đầu dậy thì) thì tỷ lệ trầm cảm tăng từ 5 – 8% đối với trẻ em nói chung. Trong giai đoạn dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở bé gái sẽ tăng gấp đôi so với bé trai.

Dấu hiệu nhận biết sớm trầm cảm ở tuổi dậy thì

Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi tiêu cực đôi khi có thể xảy ra trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn là do trầm cảm gây ra.

Theo nhận định từ các chuyên gia, tác động của chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì vượt xa tâm trạng u uất. Trầm cảm có thể phá hủy bản chất nhân cách của con bạn. Đồng thời gây ra cảm giác buồn bã, tuyệt vọng hay tức giận.

dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì
Trẻ có thể rơi vào trạng thái buồn bã, mất hứng thú với mọi thứ khi mắc bệnh trầm cảm

Nhiều hành vi và thái độ nổi loạn, không lành mạnh ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Sau đây là một số triệu chứng giúp nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì:

  • Tâm trạng tiêu cực dai dẳng: Thường xuyên khóc vì cảm giác tuyệt vọng là dấu hiệu rất phổ biến của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, với những trẻ ở tuổi dậy thì chúng không nhất thiết phải tỏ ra buồn bã khi bị trầm cảm. Thay vào đó, trẻ có thể cáu kỉnh, tức giận và kích động. Đây được xem là những triệu chứng nổi bật nhất.
  • Mất hứng thú với các hoạt động: Ngoài giờ học, bạn có thể nhận thấy rằng con mình ít nhiệt huyết hơn với những sở thích thường ngày của chúng. Ví dụ như có thể bỏ một đội thể thao, từ bỏ sở thích hay xa lánh gia đình và bạn bè.
  • Các vấn đề ở trường: Trầm cảm có thể gây ra thiếu hụt năng lượng và khó tập trung. Từ đó sẽ dẫn tới việc học kém đi, giảm điểm hay chán nản với bài tập ở trường. Điều này có thể xảy ra ở cả những học sinh trước đây học rất giỏi.
  • Lòng tự trọng thấp: Trầm cảm có thể kích hoạt và làm gia tăng sự tự ti, mặc cảm, xấu hổ và thất bại ở những trẻ trong độ tuổi dậy thì.
  • Nghiện điện thoại thông minh: Trẻ có thể lên mạng xã hội để thoát khỏi vấn đề mình đang gặp phải. Tuy nhiên sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều sẽ làm tăng sự cô lập và khiến trầm cảm nặng nề hơn.
  • Chạy trốn: Nhiều đứa trẻ trong tuổi dậy thì quá chán nản nên chạy trốn khỏi nhà hoặc đề cập về việc bỏ đi. Những nỗ lực như vậy thường chính là lời kêu cứu mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
  • Lạm dụng rượu và ma túy: Một số trẻ ở tuổi dậy thì có thể tìm đến rượu hoặc ma túy để cố gắng kiểm soát các triệu chứng trầm cảm của mình. Tuy nhiên việc lạm dụng chất kích thích chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
  • Hành vi liều lĩnh: Trẻ ở tuổi dậy thì bị trầm cảm có thể sẽ tham gia vào các hành vi nguy hiểm hoặc rủi ro cao. Ví dụ như lái xe ẩu, uống rượu say hay thậm chí là tìm đến quan hệ tình dục dù chưa trưởng thành.
  • Bạo lực: Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể sẽ làm tăng nguy cơ bạo lực. Điều này phổ biến hơn ở các bé trai. Chúng có thể trở nên hung hăng và bạo lực trong các tình huống tưởng chừng như rất bình thường.
  • Thay đổi đột ngột về chế độ ăn và giấc ngủ: Trẻ tuổi dậy thì bị trầm cảm có thể sẽ dành nhiều thời gian nằm ngủ trên giường hơn bình thường. Trong khi đó một số khác lại có thể bị mất ngủ. Bạn cũng dễ nhận thấy răng con mình ăn nhiều hơn hoặc chán ăn, ăn ít hơn bình thường.

Việc nắm rõ các triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì nói trên đặc biệt quan trọng với các bậc phụ huynh. Điều này giúp dễ dàng nhận biết những bất thường về sức khỏe tinh thần của con. Từ đó sớm can thiệp để tránh các hệ lụy nghiêm trọng phát sinh.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì so với trầm cảm ở người lớn

Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể biểu hiện rất khác so với trầm cảm ở người lớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phổ biến hơn ở tuổi dậy thì bao gồm:

biểu hiện bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì khiến cho trẻ rất nhạy cảm trước những lời chỉ trích
  • Tâm trạng khó chịu và tức giận: Như đã đề cập, cáu kỉnh thay vì buồn bã thường là tâm trạng phổ biến ở những trẻ tuổi dậy thì bị trầm cảm. Trẻ thường có xu hướng gắt gỏng, thù hằn, dễ bực bội hoặc nổi nóng.
  • Đau nhức không rõ nguyên nhân: Trẻ thường phàn nàn về một số triệu chứng đau đầu hay đau bụng. Tuy nhiên khi khám sức khỏe tổng thể lại không phát hiện ra nguyên nhân y tế. Những cơn đau nhức này rất có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
  • Cực kỳ nhạy cảm với lời chỉ trích: Trẻ ở tuổi dậy thì mắc bệnh trầm cảm thường bị cản trở bởi cảm giác vô dụng. Do đó, trẻ dễ bị thất bại và nhận về nhiều chỉ trích. Hơn nữa còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ những chỉ trích này.
  • Ít giao tiếp xã hội: Người lớn thường có xu hướng tự cô lập bản thân khi mắc bệnh trầm cảm. Trong khi đó trẻ ở tuổi dậy thì vẫn sẽ duy trì ít nhất một mối quan hệ bạn bè. Tuy nhiên trẻ khi mắc bệnh trầm cảm có thể sẽ ít giao tiếp xã hội hơn trước và xa lánh bố mẹ.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở tuổi dậy thì

Không xác định được một nguyên nhân cụ thể và rõ ràng gây bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Theo nghiên cứu, các chuyên gia nhận định, sự phát triển của căn bệnh này liên quan đến nhiều yếu tố.

Riêng với trẻ ở tuổi dậy thì, sự thay đổi hormone, đặc điểm tính cách, di truyền, sử dụng mạng xã hội… hoàn toàn có thể là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.

Các nguyên nhân thường gặp liên quan đến trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm:

1. Thay đổi hormone

Những trẻ trong độ tuổi dậy thì thường trải qua nhiều thay đổi về nồng độ các hormone trong cơ thể. Đặc biệt là hormone được sản xuất từ cơ quan sinh dục và não bộ có thể gây ảnh hưởng tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Ngoài ra, hormone tuyến giáp và cortisol thay đổi một cách đột ngột cũng sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, estrogen – một loại hormone sinh dục nữ có liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm. Nồng độ hormone này ở các bé gái trong tuổi dậy thì lại thường gia tăng đột biến nên sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm. Trong khi đó, nồng độ hormone testosterone ở bé trai trong tuổi dậy thì lại không liên quan đến chứng bệnh này. Điều này một phần lý giải vì sao ở tuổi dậy thì, tỷ lệ bé gái bị trầm cảm nhiều hơn bé trai.

2. Trầm cảm ở tuổi dậy thì do bị bắt nạt

Bị bạn bè bắt nạt có thể gây ra nhiều lo sợ và căng thẳng trong cuộc sống của trẻ ở tuổi dậy thì. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lòng tự trọng của chúng. Điều này có thể gây ra các cảm giác bất lực và tuyệt vọng. Lâu dầu sẽ làm phát triển bệnh trầm cảm.

nguyên nhân gây trầm cảm tuổi dậy thì
Thường xuyên bị bạn bè bắt nạt và chế giễu có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm tuổi dậy thì

3. Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ

Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì thường phải trải qua nhiều thử thách nên rất cần sự hỗ trợ từ gia đình. Hơn nữa, trong giai đoạn này, trẻ cũng rất nhạy cảm, luôn cần gia đình, bạn bè và người thân quan tâm.

Trường hợp không nhận được đầy đủ sự quan tâm và hỗ trợ thì trẻ rất dễ rơi vào trạng thái hoang mang và lo lắng. Trạng thái này kéo dài sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh trầm cảm tăng lên.

4. Trầm cảm và sử dụng mạng xã hội

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì và việc sử dụng mạng xã hội. Bởi trong cuộc sống hiện đại, trẻ được tiếp cận với các thiết bị điện tử thông minh và dùng mạng xã hội từ rất sớm.

Trẻ ở tuổi dậy thì dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội sẽ có tỷ lệ bị trầm cảm cao hơn so với những bạn cùng lứa tuổi. Một số vấn đề giải thích cho mối liên hệ này bao gồm:

  • Các tương tác trên mạng xã hội có thể sẽ không mang lại thỏa mãn về mặt cảm xúc. Hơn nữa đôi khi còn làm tăng nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Ví dụ con bạn có thể nhìn thấy hình ảnh những người bạn cùng lứa tuổi tận hưởng thời gian bên nhau và cảm thấy bản thân bị loại trừ.
  • Trẻ ở tuổi dậy trên mạng xã hội thường dành nhiều thời gian để so sánh ngoại hình và cuộc sống của bản thân so với những người bạn cùng trang lứa. Lâu dần điều này có thể khiến cho lòng tự trọng bị suy giảm.
  • Việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội khiến trẻ không còn thời gian hoạt động thể chất hay phát triển các kỹ năng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lối sống ít vận động gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần.
  • Sử dụng mạng xã hội quá nhiều còn gây cản trở thói quen ngủ của trẻ. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới tâm trạng của con bạn.

5. Áp lực từ việc học tập

Trẻ ở tuổi dậy thì thường phải chịu rất nhiều áp lực đến từ việc học tập và thi cử. Đôi khi bố mẹ đặt mục tiêu quá lớn khiến cho trẻ bị ám ảnh bởi điểm số và luôn cảm thấy căng thẳng.

vì sao trẻ ở tuổi dậy thì bị trầm cảm
Trẻ ở tuổi dậy thì bị trầm cảm có thể do áp lực từ việc học tập

Những áp lực và căng thẳng từ việc học kéo dài sẽ khiến trẻ rơi vào cảm giác buồn bã sâu sắc và tự cô lập mình. Nếu không sớm giải quyết thì có thể dẫn tới trầm cảm.

6. Các yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Phải kể đến như:

  • Hệ quả của các tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất khác
  • Tổn thương trong quá khứ do các tình huống bạo lực hay lạm dụng
  • Các vấn đề về gia đình
  • Lối suy nghĩ cực đoan và sai lầm
  • Rối loạn các chất nội sinh trong não
  • Tổn thương thực thể ở não bộ
  • Tính cách tự ti, mặc cảm, sống khép kín và thiếu kỹ năng giao tiếp

Ảnh hưởng của trầm cảm tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì đang xảy ra ngày càng phổ biến. So với các chứng trầm cảm khi mang thai hay sau sinh thì đây cũng là vấn đề đáng báo động.

Các chuyên gia cho biết, bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì phát triển rất phức tạp. Nếu cha mẹ không sớm phát hiện và can thiệp điều trị cho trẻ thì rất nhiều rủi ro đáng quan ngại có thể phát sinh.

Trước hết, bệnh có thể khiến cho trẻ có tư duy chậm chạp và giảm khả năng tiếp thu. Từ đó khiến kết quả học tập suy giảm rõ rệt. Hơn nữa, trẻ còn hình thành ý nghĩ bi quan, buồn bã và tuyệt vọng kéo dài. Với kỹ năng và kinh nghiệm sống còn hạn chế, trẻ có thể tìm đến các hành vi gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Trong nhiều trường hợp, trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể tiến triển rất nghiêm trọng. Đặc biệt là ở những đứa trẻ lạm dụng rượu hay chất kích thích. Chúng có thể thường nghĩ về hoặc cố gắng tự tử. Một điều đáng báo động là số ca tự tử thành công đang ngày càng tăng lên.

trầm cảm tuổi dậy thì là tình trạng nguy hiểm
Trầm cảm tuổi dậy thì có thể khiến trẻ cố gắng tìm đến hành vi tự tử

Điều qua trọng là bố mẹ cần sớm phát hiện khi con bạn có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Đồng thời tìm cách ngăn chặn chúng một cách rất nghiêm túc khi nhận thấy bất thường.

Các dấu hiệu cảnh báo tự tử bao gồm:

  • Nói hoặc đùa giỡn về việc tự tử
  • Nói tích cực về cái chết hoặc lãng mạn hóa cái chết
  • Viết những câu chuyện về cái chết hoặc tự tử
  • Thực hiện hành vi liều lĩnh hoặc gây ra nhiều tai nạn dẫn tới thương tích
  • Cho đi các tài sản quý giá
  • Tạm biệt bạn bè và gia đình như thể là lần cuối
  • Tìm kiếm vũ khí, thuốc hay các cách khác để tự sát

Những dấu hiệu này chính là lời kêu cứu của con bạn. Bạn cần có sự hỗ trợ kịp thời để kéo trẻ ra khỏi ý nghĩ và hành vi tự sát. Sự chủ quan và thiếu trách nhiệm của bạn lúc này có thể sẽ gián tiếp gây ra những cái chết thương tâm cho con mình.

Hướng chữa trị trầm cảm tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi trẻ gặp phải các biểu hiện nghi ngờ bị trầm cảm thì phụ huynh cần theo dõi sát sao và sớm đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.

Nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ ở tuổi dậy thì bị trầm cảm nhẹ có thể được kiểm soát thành công với sự hỗ trợ và theo dõi triệu chứng. Còn với các trường hợp trầm cảm từ trung bình tới nặng thì các lựa chọn điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý.

Điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể bao gồm:

1. Tâm lý trị liệu

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì được khuyên là cần sớm đến gặp chuyên gia tâm lý trị liệu. Các liệu pháp tâm lý có thể được bắt đầu trước hoặc cùng lúc với điều trị bằng thuốc.

điều trị trầm cảm tuổi dậy thì
Tâm lý trị liệu là giải pháp điều trị chính cho chứng trầm cảm tuổi dậy thì

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà nhà trị liệu sẽ lựa chọn phương pháp trị liệu tâm lý phù hợp với mỗi trẻ. Trong đó, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) hoặc liệu pháp điều trị cá nhân (IPT) là thường được khuyến nghị.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Được thực hiện nhằm giúp trẻ thay thế những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực bằng những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tích cực.
  • Liệu pháp điều trị cá nhân (IPT): Mục đích của liệu pháp này là giúp tăng cường cá mối quan hệ cá nhân bằng cách cải thiện các kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.

Trường hợp trẻ sống trong gia đình không hạnh phúc, thiếu sự quan tâm và tình thương thì gia đình cũng cần tham gia trị liệu tâm lý. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tâm lý của trẻ. Đồng thời thay đổi quan điểm sai lầm và có cách giáo dục cũng như quan tâm trẻ đúng mực.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Đơn vị số 1 về trị liệu trầm cảm không dùng thuốc

Hiện nay, tâm lý trị liệu đang được sử dụng ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… Tại Việt Nam, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đầu tiên tiên phong ứng dụng thành công tâm lý trị liệu trong trị liệu trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ, rối loạn cảm xúc… không dùng thuốc. Phương pháp của Trung tâm đã được truyền hình VTV2, truyền hình Vĩnh Long 1 giới thiệu.

Đối với trẻ dậy thì, phương pháp này thực sự hữu ích bởi nó không mang đến những tác dụng phụ như thuốc lại có thể giúp trẻ có năng lượng tích cực để tập trung học tập trong quá trình trị liệu. Dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu, phương pháp trị liệu trầm cảm tại NHC Việt Nam còn giúp trẻ:

  • Hiểu được nguyên nhân gốc rễ dẫn tới trầm cảm tuổi dậy thì.
  • Chữa lành những nỗi đau trong quá khứ.
  • Thấu hiểu và yêu thương chính mình, tự tin hơn trong cuộc sống.
  • Kết nối và hòa hợp hơn với gia đình.
  • Biết cân bằng cảm xúc, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, niềm tin giới hạn về bản thân.
  • Đánh thức ước mơ, khao khát của trẻ, giúp trẻ có kế hoạch cho tương lai…

Tùy vào tình trạng, vấn đề của mỗi khách hàng, Trung tâm NHC Việt Nam sẽ thiết kế liệu trình trị liệu phù hợp với mong muốn khách hàng và để giải quyết được những vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Hiệu quả của chương trình trị liệu sẽ được cam kết cụ thể, nếu như hiệu quả trị liệu không đạt được như cam kết, khách hàng sẽ được hoàn trả lại toàn bộ chi phí trị liệu.

Để biết thêm thông tin chi tiết về liệu trình trị liệu cho trẻ trầm cảm tuổi dậy thì, bạn có thể liên hệ hotline 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

2. Sử dụng thuốc

Trong nhiều trường hợp, sử dụng thuốc là cần thiết để giúp trẻ kiểm soát tốt hơn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trước đó bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro.

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là nhóm thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất. Chúng được ưa chuộng do ít gây ra tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc khác.

Các thuốc nhóm SSRI hoạt động trên chất dẫn truyền thần kinh serotonin. SSRI sẽ ngăn cơ thể hấp thu serotonin để chúng được hoạt động hiệu quả hơn trong não.

Đa số các loại thuốc SSRI đều chỉ được phép dùng cho người lớn. Tuy nhiên, fluoxetine (Prozac) đã được sự chấp thuận của FDA là dùng được cho trẻ từ 8 tuổi trở nên bị trầm cảm. Ngoài ra escitalopram (Lexapro) cũng đã được chấp thuận dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Điều trị bằng thuốc cho chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì cần được theo dõi về các tác dụng phụ tiềm ẩn. Cần báo ngay với bác sĩ nếu các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con bạn.

3. Phụ huynh có vai trò gì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì chưa đủ trưởng thành để tự điều chỉnh cảm xúc cũng như hành vi cho phù hợp. Nhất là khi đang gặp phải cản trở lớn với bệnh trầm cảm. Lúc này, phụ huynh cần ở bên và luôn hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình điều trị.

điều trị trầm cảm cho trẻ ở tuổi dậy thì
Phụ huynh cần luôn ở bên và hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình điều trị trầm cảm tuổi dậy thì

Những vấn đề mà phụ huynh cần chú ý bao gồm:

  • Tập trung vào việc lắng nghe: Khi con bạn đang cố chia sẻ vấn đề của chúng thì bạn cần tránh chỉ trích và phán xét. Thay vào đó hãy luôn biết lắng nghe và cho con biết rằng dù có chuyện gì xảy ra thì bạn vẫn luôn ở bên chúng một cách vô điều kiện.
  • Nhẹ nhàng nhưng kiên trì: Trường hợp con ngại chia sẻ thì bạn cũng nên cho con được thoải mái. Luôn nhẹ nhàng và kiên trì trước những thái độ và hành vi có phần không đúng chuẩn của con. Tuy nhiên không quên nhấn mạnh sự quan tâm và luôn sẵn sàng lắng nghe khi con muốn trải lòng.
  • Thừa nhận cảm xúc của con: Đừng cố gắng gượng ép con thoát khỏi trầm cảm ngay lập tức. Mặc dù đôi khi cảm xúc hay mối quan tâm của chúng có vẻ ngớ ngẩn và phi lý thì bạn cũng nên thừa nhận. Việc thừa nhận cảm xúc của con sẽ giúp con cảm nhận được sự thấu hiểu và hỗ trợ từ bạn.
  • Dành thời gian cho con: Đôi khi bạn quá bận rộn và thậm chí mệt mỏi với cuộc sống hiện tại nhưng cũng đừng quên dành thời gian cho con. Bạn cần nói chuyện với con mỗi ngày, trong thời gian này không nên phân tâm vào bất cứ công việc gì.
  • Chống lại sự cô lập xã hội: Bạn hãy làm những gì có thể để giữ cho con kết nối với những người khác. Hãy khuyến khích con đi chơi với bạn bè hay mời bạn bè tới nhà. Thúc đẩy con tham gia hoạt động có thêm sự chung vui của các gia đình khác. Điều này giúp con có cơ hội gặp gỡ và kết nối với những đứa trẻ khác.
  • Cố gắng giảm thời gian dùng mạng xã hội của con: Nhắc nhở con rằng việc dùng mạng xã hội không phải là sự thay thế lý tưởng cho các tương tác ở bên ngoài. Nên khuyến khích con tắt điện thoại thông minh và tập đi ngủ sớm.
  • Khuyến khích hoạt động thể chất: Tập thể dục là rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần. Do đó hãy để con bạn được vận động phù hợp. Bạn nên khuyến khích con hoạt động thể chất ít nhất một giờ mỗi ngày.
  • Thúc đẩy tinh thần tình nguyện: Làm điều có ích cho người khác là một liều thuốc nâng cao lòng tự trọng và giúp làm giảm trầm cảm mạnh mẽ. Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện cùng con nếu có thời gian.
  • Cung cấp cho con bữa ăn dinh dưỡng và cân bằng: Cần đảm bảo rằng con bạn nhận được dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sức khỏe não bộ và tâm trạng tối ưu. Nên bổ sung thực phẩm tươi sống, chất béo lành mạnh và protein tốt. Không nên cho con ăn quá nhiều đường và tinh bột, đồng thời cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
  • Nhắc con ngủ đủ giấc: Trẻ ở tuổi dậy thì cần ngủ nhiều hơn người lớn để có thể hoạt động mỗi đêm. Bạn nên cố gắng nhắc nhở con ngủ đủ 9 – 10 giờ mỗi đêm. Có thể áp dụng các liệu pháp mùi hương, massage… nếu con gặp phải vấn đề khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là vấn đề tuyệt đối không được chủ quan. Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức cơ bản về căn bệnh này để sớm phát hiện và can thiệp điều trị cho con. Nếu để bệnh tiến triển nặng thì sẽ có rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

4/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Nguyệt Moon says: Trả lời

    ôi trời, vấn đề này tràn lan đại hải luôn

  2. Quách Vương Triều says: Trả lời

    nhận biết sớm là trên hết cái vấn đề này, nhiều vụ lên báo lắm rồi

    1. Lưu Nguyên Phong says: Trả lời

      sợ thật mấy quả nhảy lầu với nhảy từ trên cao mấy ngày lại lên tin 1 lần

      1. Quách Vương Triều says: Trả lời

        thấy đa số là áp lực học tập là chỉnh nhỉ? gia đình gây áp lực là chủ yếu

        1. Lưu Nguyên Phong says: Trả lời

          đọc sâu vào mấy tin đấy thì toàn gia đình thật, đợt đấy học online cũng căng

          1. Quách Vương Triều says:

            căn bản học mấy trường xịn xịn tiền nhiều bố mẹ xót tiền với muốn nở mày thơm mặt nên vậy

    2. Lê Thị Chúc says: Trả lời

      bạn biết chỗ nào khám bệnh này không

      1. Quách Vương Triều says: Trả lời

        khám á thì 1 là ra viện khám 2 là ra trung tâm nhc khám bạn ạ

        1. Lê Thị Chúc says: Trả lời

          viện thì lại sợ thuốc tháng thêm nhỉ mà con mình đang bệnh về gan chứ

          1. Quách Vương Triều says:

            thế thì trung tâm nhc kia chuẩn đấy chữa không thuốc đâu vào đây liên hệ họ này mà tham khảo thông tin thêm cho biết https://tamlytrilieunhc.com/dich-vu/tram-cam

          2. Lê Thị Chúc says:

            được quá nhỉ, để mình liên hệ luôn, cảm ơn bạn nhé

  3. Ngô Ái Ngọc says: Trả lời

    tuổi này tâm lý đang học hỏi và thay đổi nhiều dễ rối loạn tâm lý lắm

    1. Nguyễn Thị Phương Anh says: Trả lời

      nhất con gái lại đến thời kì kinh nguyệt mà gặp vấn đề gì tiêu cực thì là đối tượng dễ bị nhất

      1. Ngô Ái Ngọc says: Trả lời

        nói chung cái này không xem nhẹ được, cứ phải để ý thôi

        1. Nguyễn Thị Phương Anh says: Trả lời

          sợ nhiều lúc mải làm việc lại quên mất cả chuyện gia đình ý

  4. Chu Khánh Ly says: Trả lời

    giờ đi học rồi cũng đỡ nhiều rồi chứ như trước 1 mả trầm cảm luôn ý, đến mình đây còn cảm thấy stress dã man này

    1. Ngọc Hân says: Trả lời

      chị nói chuẩn, đi học đỡ thật, bọn nó được tiếp xúc với bên ngoài thấy an tâm hẳn luôn

      1. Chu Khánh Ly says: Trả lời

        ừ may đợt này dịch nó cũng giảm nhiều nên thoáng đãng đầu óc hẳn, thấy còn chị cũng tươi tắn hơn trước, trước ở nhà thấy nó cứ rầu rĩ suốt

        1. Ngọc Hân says: Trả lời

          ở nhà nhiều chán quá đấy chị, đầu óc mụ mị đến mình cũng vậy mà

          1. Chu Khánh Ly says:

            đợt đấy đi làm mà cũng phải suốt ngày gọi facetime về để nói chuyện với con, thuê giúp việc mà chả thấy an tâm lắm

          2. Ngọc Hân says:

            con nhà em thì phải cho về quê cho có bạn có bè không trông nó cũng tội

          3. Chu Khánh Ly says:

            ầy có quê tiện ở chỗ này thật đấy

    2. Đặng Như Phương says: Trả lời

      đi học rồi cũng vẫn gặp trầm cảm thôi bác

      1. Chu Khánh Ly says: Trả lời

        nhưng mà đỡ hơn đợt dịch trước đấy bạn ạ

        1. Đặng Như Phương says: Trả lời

          không đỡ hơn đâu đến lớp lại chuyện này chuyện nọ với các bạn khéo nó còn trầm cảm hơn đấy, như con tôi mấy năm về trước

          1. Chu Khánh Ly says:

            thế á con bạn đi học mà sao lại trầm cảm được

          2. Đặng Như Phương says:

            thì nó bị các bạn trêu chọc nhiều rồi xa lánh nên thành ra thế

          3. Chu Khánh Ly says:

            ơ thế cô giáo đâu mà sao lại để tình trạng này xảy ra nhỉ

          4. Đặng Như Phương says:

            giời ơi cô giáo mấy khi quan tâm đến khía cạnh này đâu chi có dạy và học là hết

          5. Chu Khánh Ly says:

            thế thì kém trách nhiệm quá, tội con bạn thực sự

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *