Quiz test online trầm cảm tuổi dậy thì nhanh chóng, chính xác
Quiz test trầm cảm tuổi dậy thì sẽ giúp phụ huynh đánh giá khách quan sức khỏe tinh thần của con trẻ. Bài test vừa là công cụ sàng lọc hữu ích vừa giúp trẻ có sự chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ chuyên khoa.
Mục đích của bài quiz test trầm cảm tuổi dậy thì
Trầm cảm là rối loạn cảm xúc có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Ở một số thời điểm, nguy cơ phát triển trầm cảm có thể cao hơn do sự thay đổi của hormone, sức khỏe suy giảm, cuộc sống thay đổi đột ngột, có nhiều biến động…
Trầm cảm tuổi dậy thì đang ở mức báo động khi tần suất ngày càng gia tăng. Để phát hiện sớm bệnh lý này, các bài quiz test trầm cảm tuổi dậy thì online đã được phát triển và sử dụng rộng rãi.
Mục đích của các bài test là sàng lọc sơ bộ nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Qua đó gia đình có thể phát hiện sớm biểu hiện bất thường ở con trẻ. Trầm cảm hoàn toàn có thể cải thiện nếu được phát hiện sớm và tích cực điều trị.
Do tính chất tiến triển chậm, các biểu hiện của bệnh gần như rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, triệu chứng sẽ trở nên sâu sắc hơn, cản trở quá trình học tập và các hoạt động thường ngày.
Khi nào cần thực hiện Quiz test online trầm cảm tuổi dậy thì?
Quiz test trầm cảm tuổi dậy thì online được phát triển để có thể phát hiện sớm bất thường về mặt tâm lý. Cha mẹ nên cân nhắc cho trẻ thực hiện bài test nếu nhận thấy các biểu hiện sau:
- Cảm xúc không ổn định và đôi khi bộc phát cơn tức giận vô cớ.
- Thường rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản
- Khóc lóc không rõ lý do và không kìm được nước mắt
- Chán chường với mọi thứ, gần như mất hứng thú với các hoạt động thường ngày. Trẻ không còn tỏ ra hào hứng với các sở thích trước đây.
- Trí nhớ giảm, khó tập trung.
- Lơ đễnh trong giờ học và gần như không theo kịp bài giảng.
- Cơ thể mất năng lượng, thiếu sức sống, dáng vẻ đi lại rất mệt mỏi và ủ rũ.
- Vô thức bộc phát những câu hỏi thể hiện sự chán chường, suy nghĩ tiêu cực.
- Hình thành cách nhìn nhận bi quan về mọi vấn đề, đặc biệt là về tương lai.
- Có những dấu hiệu thể chất như thay đổi thói quen ăn uống, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, đau đầu, đau dạ dày…
Khi nhận thấy dấu hiệu khác thường, gia đình nên khuyến khích trẻ thực hiện quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì online. Bài kiểm tra có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh trước khi tiến hành thăm khám chuyên sâu.
Các chuyên gia cũng cho rằng, bài test còn là cách để trẻ chuẩn bị tinh thần trước khi gặp bác sĩ/chuyên gia. Bài test giúp tránh phản ứng kích động quá mức khi cha mẹ đề nghị thăm khám tâm lý.
Xem thêm: Hậu Quả Trầm Cảm ở Học Sinh Nguy Hiểm Hơn Bạn Tưởng
Bài Quiz test online trầm cảm tuổi dậy thì độ chính xác cao
Các bài kiểm tra đều sẽ được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm, mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với điểm số nhất định. Sau khi hoàn thành bài test, tính tổng số điểm đạt được và xem kết quả.
Mức độ tin cậy của các quiz test trầm cảm tuổi dậy thì thường không đồng nhất. Nhiều website sử dụng các bài test chưa được nghiên cứu dẫn đến kết quả sai lệch.
Quiz test được đề cập trong bài viết là bài test PHQ-9 có thể dùng để sàng lọc trầm cảm cho tất cả các đối tượng, bao gồm cả trẻ trong độ tuổi dậy thì.
PHQ-9 là công cụ sàng lọc trầm cảm được phát triển bởi các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý – tâm thần. Mức độ tin cậy cao, thực hiện đơn giản, nhanh chóng là những ưu điểm của bài test này.
1. Những câu hỏi trong bài test PHQ-9
Bài test sẽ liệt kê những biểu hiện trầm cảm và các câu trả lời tương ứng với từng mức độ. Dựa vào triệu chứng gặp phải trong 2 tuần qua, cha mẹ hỗ trợ trẻ chọn câu trả lời phù hợp nhất.
1a – Khó đi vào giấc ngủ
- 0 điểm: Không gặp phải
- 1 điểm: Vài ngày
- 2 điểm: Hơn ½ số ngày trong 2 tuần vừa qua
- 3 điểm: Tình trạng mất ngủ xảy ra gần như trong tất cả các ngày
1b – Khó ngủ thẳng giấc, hay thức giấc giữa đêm
- 0 điểm: Không ngày nào
- 1 điểm: Thỉnh thoảng
- 2 điểm: Hơn ½ số ngày trong 2 tuần vừa qua
- 3 điểm: Gần như trong tất cả các ngày đều khó ngủ thẳng giấc, thức giấc giữa đêm
2 – Giảm năng lượng, cảm thấy mệt mỏi
- 0 điểm: Cơ thể khỏe mạnh, không có sự thay đổi khác thường
- 1 điểm: Mệt mỏi trong vài ngày
- 2 điểm: Hơn ½ số ngày trong 14 ngày vừa qua
- 3 điểm: Gần như không khỏe trong 2 tuần qua, cơ thể mệt mỏi, thiếu sinh lực
3a – Chán ăn
- 0 điểm: Ăn uống bình thường
- 1 điểm: Chán ăn trong một vài ngày
- 2 điểm: Ăn uống kém, chán ăn xảy ra hơn ½ số ngày trong 2 tuần vừa qua
- 3 điểm: Chán ăn trong hầu hết thời gian
3b – Ăn quá nhiều
- 0 điểm: Không gặp phải
- 1 điểm: Thỉnh thoảng
- 2 điểm: Tình trạng diễn ra hơn ½ số ngày trong 2 tuần qua
- 3 điểm: Gần như ngày nào cũng ăn quá nhiều, đặc biệt là đồ ngọt và thức ăn nhiều tinh bột
4 – Giảm hứng thú, không có cảm giác hào hứng với bất cứ điều gì
- 0 điểm: Không gặp phải
- 1 điểm: Gặp trong vài ngày
- 2 điểm: Tình trạng xảy ra hơn ½ số ngày trong 2 tuần vừa qua
- 3 điểm: Xảy ra gần như trong tất cả các ngày
5a – Cảm giác buồn bã, chán nản
- 0 điểm: Không gặp phải
- 1 điểm: Thỉnh thoảng gặp phải
- 2 điểm: Cảm thấy đau khổ, buồn bã trong hơn ½ số ngày
- 3 điểm: Buồn bã gần như trong hầu hết các ngày
5b – Có cảm giác tuyệt vọng
- 0 điểm: Không cảm thấy tuyệt vọng
- 1 điểm: Đôi khi có cảm giác tuyệt vọng
- 2 điểm: Cảm giác vô vọng, bi quan xuất hiện hơn ½ số ngày trong 2 tuần qua
- 3 điểm: Gần như lúc nào cũng có cảm giác tuyệt vọng, bi quan vào cuộc sống
6a – Tự ti, cho rằng bản thân là kẻ thất bại và tự đánh giá thấp chính mình
- 0 điểm: Không gặp phải
- 1 điểm: Đôi khi có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân
- 2 điểm: Cảm giác tự ti về bản thân xảy ra nhiều hơn 7 ngày trong tổng số 14 ngày gần đây
- 3 điểm: Suy nghĩ tiêu cực về bản thân xuất hiện gần như trong tất cả các ngày
6b – Cảm thấy bản thân đã khiến gia đình thất vọng
- 0 điểm: Không có suy nghĩ và cảm giác như vậy
- 1 điểm: Thỉnh thoảng cảm thấy như vậy
- 2 điểm: Suy nghĩ này xuất hiện hơn ½ số ngày trong 2 tuần vừa qua
- 3 điểm: Tình trạng xảy ra gần như trong tất cả các ngày
7 – Khó tập trung (kể cả đọc báo, đọc sách, xem tivi)
- 0 điểm: Vẫn giữ được khả năng tập trung như trước
- 1 điểm: Xảy ra chỉ trong vài ngày
- 2 điểm: Diễn ra thường xuyên, chiếm hơn ½ số ngày trong 2 tuần vừa qua
- 3 điểm: Gần như các ngày trong 2 tuần vừa qua đều không thể duy trì được khả năng tập trung như trước
8a – Nói và cử động chậm chạp
- 0 điểm: Không gặp phải tình trạng này
- 1 điểm: Xảy ra thỉnh thoảng
- 2 điểm: Tình trạng xuất hiện hơn ½ số ngày trong 2 tuần vừa qua
- 3 điểm: Trong hầu hết thời gian đều có biểu hiện nói, suy nghĩ và cử chỉ chậm chạp
8b – Đứng ngồi không yên, đi đi lại lại liên tục và tỏ ra bồn chồn
- 0 điểm: Không có biểu hiện này
- 1 điểm: Thỉnh thoảng có biểu hiện bồn chồn, vận động không ngừng
- 2 điểm: Hơn ½ số ngày xuất hiện biểu hiện này
- 3 điểm: Tình trạng bồn chồn, đi lại liên tục xảy ra gần như tất cả các ngày trong 2 tuần qua
9a – Có suy nghĩ bản thân chết sẽ tốt hơn cho tất cả
- 0 điểm: Không có suy nghĩ trên
- 1 điểm: Thỉnh thoảng
- 2 điểm: Suy nghĩ này hiện diện hơn ½ số ngày trong 2 tuần qua
- 3 điểm: Gần như lúc nào cũng có suy nghĩ bản thân nên chết đi
9b – Có suy nghĩ sẽ tự hủy hoại, gây tổn thương bản thân
- 0 điểm: Không có suy nghĩ trên
- 1 điểm: Đôi khi
- 2 điểm: Suy nghĩ này xuất hiện hơn ½ số ngày trong 14 ngày vừa qua
- 3 điểm: Gần như lúc nào cũng bị ám ảnh bởi việc tự hủy hoại, làm đau bản thân
2. Kết quả bài test PHQ-9
Sau khi hoàn thành bài test, cộng điểm số của tất cả các câu và tìm kết quả tương ứng. Dựa trên số điểm, có thể đánh giá được nguy cơ phát triển chứng trầm cảm.
- 5- 9 điểm: Không có hoặc chỉ có rất ít khả năng phát triển bệnh trầm cảm
- 10 – 14 điểm: Có biểu hiện trầm cảm nhẹ
- 15 – 19 điểm: Có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ trung bình
- Trên 19 điểm: Nguy cơ bị trầm cảm nặng
Cần làm gì sau khi thực hiện quiz test trầm cảm tuổi dậy thì online?
Quiz test là công cụ sàng lọc nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý, tâm thần khá hữu hiệu. Đây là bước đầu giúp bản thân mỗi người ý thức về sức khỏe tinh thần và chủ động hơn trong việc thăm khám. .
Các bài quiz test càng trở nên phổ biến và bất cứ ai cũng có thể thực hiện để sàng lọc sức khỏe. Nếu quiz test online cho thấy nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm, nên cân nhắc tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.
Thăm khám sớm sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thăm khám sớm giúp giảm thiểu thời gian dùng thuốc duy trì
Nếu bài test cho thấy sức khỏe tinh thần đang ở trạng thái tốt nhất, cha mẹ có thể an tâm phần nào. Tuy nhiên, vẫn nên tiếp tục theo dõi biểu hiện của con trẻ.
Các triệu chứng trầm cảm thường không rõ rệt ở giai đoạn đầu. Trẻ cũng có thể không trung thực khi thực hiện bài test. Do đó phụ huynh cần chú ý nhiều hơn.
Quiz test online là công cụ sàng lọc trầm cảm tuổi dậy thì khá hữu hiệu. Nếu nhận thấy con trẻ có những thay đổi khác thường, phụ huynh có thể cân nhắc thực hiện bài test.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng quiz test chỉ là công cụ hỗ trợ, không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy ngay cả khi bài test cho kết quả khả quan, việc thăm khám vẫn là cần thiết nếu trẻ có các biểu hiện trầm cảm.
Có thể bạn quan tâm:
- Quiz Test Online Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực Chính Xác
- Thực trạng trầm cảm do mạng xã hội: Giới trẻ cần sớm thức tỉnh
- Người trẻ rạch tay do trầm cảm: Hành vi đáng báo động hiện nay
- Cách nói chuyện với người trầm cảm: 12 điều khắc cốt ghi tâm
30.điểm thì có bị sao không ạ