Trị liệu nghệ thuật: giải pháp mới trong việc chữa bệnh

Trị liệu nghệ thuật là một trong các phương pháp trị liệu hiệu quả thường được áp dụng nhiều cho trẻ em. Đây là cách cải thiện sức khỏe tâm lý xem nghệ thuật chính là một cách giao tiếp, giúp thể hiện, khai thác sâu về cảm xúc và suy nghĩ của con người. 

Trị liệu nghệ thuật
Trị liệu nghệ thuật – Liệu pháp thay lời nói để bộc lộc cảm xúc

Trị liệu nghệ thuật là gì?

Trị liệu nghệ thuật hay còn được gọi là Art therapy, phương pháp này tích hợp nhiều kỹ thuật trị liệu tâm lý cùng với quá trình sáng tạo để có thể cải thiện và nâng cao sức khỏe tinh thần, mang đến niềm vui và sự hạnh phúc cho con người. Theo Hiệp Hội Liệu Pháp Nghệ Thuật Hoa Kỳ thì liệu pháp này được xem như một trong các cách sử dụng sáng tạo nghệ thuật để có thể tiếp cận và đến gần với sức khỏe tâm thần, giúp con người bảo vệ tốt tinh thần, thể chất.

Với phương pháp này, những người gặp phải khó khăn trong việc bộc lộ và thể hiện cảm xúc bằng lời nói sẽ dễ dàng bày tỏ những suy nghĩ của mình qua những hình thức nghệ thuật khác nhau, những cách không cần dùng đến ngôn từ. Nói một cách dễ hiểu hơn đó chính là trị liệu nghệ thuật xem nghệ thuật giống như một công cụ giao tiếp, giúp thể hiện về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người.

Khi được áp dụng liệu pháp này, người bệnh sẽ được sử dụng phấn, cọ, bút để thể hiện một bức vẽ, thiết kế một món quà, một tấm thiệp hoặc viết những nét chữ thư pháp, cắt dán giấy,….Đây là cách tốt nhất để bạn có thể thoải mái thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ và những điều tiềm ẩn tận sâu trong tâm trí của mình mà không cần phải diễn đạt quá nhiều quá lời nói.

Bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình qua bất kì hình thức nào mà bản thân mong muốn và tất nhiên bạn cũng không cần phải có quá nhiều năng khiếu về nghệ thuật, tất cả mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính đều có thể áp dụng tốt hình thức trị liệu nghệ thuật. Đối với loại hình trị liệu này thì bạn chỉ cần chú tâm đến quá trình sáng tạo và thành phẩm cuối cùng mà mình đã tạo ra. Khi áp dụng tốt và kiên trì trong một thời gian nhất định, bạn có thể hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn đối với chính bản thân mình.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nghệ thuật là một hình thức giao tiếp, là một trong những cách thể hiện bản thân đã có từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, cho đến năm 1940 thì liệu pháp nghệ thuật mới thực sự trở thành một chương trình trị liệu, chữa lành tâm hồn và chỉ được ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây.

Trong nghiên cứu của Stine L. Nielsen và cộng sự vào năm 2017 cho thấy rằng, nghệ thuật trưng bày trong các bệnh viện cũng là một trong các yếu tố góp phần to lớn để có thể tạo nên một không gian, môi trường an toàn cho người bệnh. Các chuyên gia nhận thấy rằng, điều này đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình cải thiện và hòa nhập xã hội của từng bệnh nhân.

Đối tượng nào cần áp dụng trị liệu nghệ thuật?

Bất kì ai trong chúng ta đều có thể áp dụng được phương pháp nghệ thuật. Bạn không cần phải có năng khiếu về hội hoạ, ca hát hoặc bất kì một lĩnh vực nghệ thuật nào vẫn có thể áp dụng tốt về phương pháp trị liệu này. Chính vì thế, kể cả trẻ em, thanh thiếu niên, người già cao tuổi ở mọi lứa tuổi, làm mọi ngành nghề, ở mọi tất lớp khác nhau đều có khả năng được áp dụng.

Cũng bởi, trị liệu nghệ thuật sẽ chú trọng vào quá trình trưởng thành của tâm lý thông qua việc sáng tạo chứ không nhằm mục đích tạo ra bất kì một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nào. Bất kì ai đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần cần muốn vượt qua đều có thể áp dụng trị liệu bằng hình thức này.

Trị liệu nghệ thuật
Bất kì ai trong chúng ta đều có thể áp dụng tốt liệu pháp nghệ thuật.

Cụ thể một số đối tượng cần áp dụng trị liệu nghệ thuật như:

  • Người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần: Hầu hết các trường hợp mắc phải những rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi,…đều có thể được cân nhắc áp dụng liệu pháp trị liệu này.
  • Các trường hợp bị khuyết tật học tập: Những trẻ em mắc phải các khuyết tật học tập có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán,…Việc áp dụng trị liệu nghệ thuật cho những trường hợp này sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mà không còn sử dụng đến ngôn từ.
  • Người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ: Liệu pháp nghệ thuật có thể giúp bệnh người cải thiện tốt các cảm xúc, hành vi tiêu cực và dần nâng cao khả năng giao tiếp.
  • Chứng mất trí nhớ: Khi tập trung vào việc sáng tạo những nội dung nghệ thuật sẽ giúp cho não bộ được thư giãn, giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng. Đồng thời, lâu dần sẽ giúp phục hồi tốt ý thức về bản sắc riêng của bản thân thân, cải thiện trí nhớ hiệu quả.
  • Mắc phải các bệnh mãn tính, bệnh nguy hiểm ở giai đoạn cuối: Nghệ thuật giúp con người thỏa sức sáng tạo, thoải mái thể hiện nét riêng của mình và giúp cho người bệnh dần cải thiện cảm xúc, thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan.
  • Những ai cảm thấy khó khăn trong việc bài tỏ cảm xúc bằng lời nói
  • Người đã phải trải qua những thay đổi, biến cố lớn trong cuộc đời.
  • Các nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục.
  • Người đang gặp phải các khó khăn trong những mối quan hệ, chẳng hạn như cha mẹ – con cái, bạn bè cùng trang lứa,…
  • Những người có mong muốn phát triển đời sống tinh thần hoặc muốn khám phá sâu hơn về bản thân.

Nếu bạn đang trải qua các vấn đề nêu trên và đã thử với nhiều biện pháp cải thiện khác nhau nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn thì có thể tìm hiểu để áp dụng thử liệu pháp trị liệu nghệ thuật. Hoặc ngay cả khi bạn không thuộc các nhóm đối tượng nêu trên, bạn vẫn có thể trải nghiệm liệu pháp này để giúp bản thân được khám phá thêm những điều thú vị, giúp thư giãn và hiểu sâu hơn về chính bản thân mình.

Những hình thức trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật được tiến hành với đa dạng nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết những lĩnh vực nghệ thuật đều có thể áp dụng để trị liệu và khai thác, khám phá cảm xúc, tiềm thức bên trong của con người. Cụ thể một số hình thức thường được áp dụng như sau:

1. Vẽ tranh

Vẽ tranh là hình thức trị liệu nghệ thuật được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Với cách tiếp cận này, người bệnh sẽ thoải mái và tự do trong việc sáng tạo ra bất cứ thứ gì mà bản thân mong muốn. Họ có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện những hình ảnh, màu sắc mà bản thân yêu thích.

Khi áp dụng hình thức nghệ thuật này, bạn có thể sử dụng chì màu, cọ, bút vẽ hoặc thậm chí là dùng đến từng ngón tay của mình để tạo ra một bức tranh mà bản thân hài lòng nhất. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn cho việc vẽ tranh và chưa biết bắt đầu từ đâu thì nhà trị liệu sẽ giúp bạn khơi nguồn cảm hứng và tìm khiến chủ đề cho bức họa của bạn.

Trị liệu nghệ thuật
Vẽ tranh là hình thức trị liệu nghệ thuật được áp dụng phổ biến nhất.

Một vài phương pháp thường được áp dụng cho hình thức vẽ tranh nghệ thuật như:

  • Vẽ tranh chấm Trame: Phương pháp này sẽ sử dụng các loại dụng cụ như bút màu sáp, bút chì hoặc bút bi để vẽ những bức tranh tĩnh vật đơn giản hoặc những khối hình cụ thể. Bạn sẽ bắt đầu bằng cách vẽ nhẹ bức hình mà mình mong muốn, sau đó dùng bút để chấm liên tục theo hình vẽ đó.
  • Vẽ tranh doodle art: Dụng cụ thường được sử dụng cho phương pháp này đó là bút bi và bút chì. Bạn cần chọn cho mình một bức hình hoặc một chủ đề, nhân vật hay bất cứ thứ gì mà bạn yêu thích. Bắt đầu vẽ lại điều đó một cách đơn giản nhất để tạo ra những bức hình dí dỏm, đáng yêu. Sau đó hãy thêm vài lời minh họa và tô màu để kết thúc bức vẽ của mình.
  • Tô màu: Đối với những ai muốn hòa mình vào dòng chảy của màu sắc thì có thể lựa chọn việc trị liệu bằng các cuốn sách tô màu dành cho người lớn. Việc tập trung vào các màu sắc, tô từng chi tiết nhỏ sẽ giúp bạn xua tan những mệt mỏi, ưu phiền.

2. Cắt dán ảnh

Cắt dán ảnh cũng được đánh giá là một trong các hình thức trị liệu nghệ thuật hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng thành công. Việc bạn cần làm đó chính là tìm kiếm và thu thập các bức ảnh, tranh vẽ thể hiện được cảm xúc, mong muốn của bản thân để có thể cắt ghép và sắp xếp chúng lại với nhau, tạo ra một tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc riêng của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những bức tranh truyền động lực, cảm hứng cho mình, sử dụng những hình ảnh thể hiện mục tiêu, mơ ước và khao khát của bản thân. Trong quá trình cắt dán bạn sẽ cảm thấy được tự do, thoải mái làm những điều mà mình yêu thích và từ đó khám phá được nhiều điều thú vị của bản thân mình.

3. Nhiếp ảnh

Nếu bạn không cảm thấy hứng thú với hội họa thì có thể thử trải nghiệm cảm giác trở thành một nhiếp ảnh gia. Hình thức trị liệu này thường được áp dụng theo nhóm. Những người tham gia sẽ cùng nhau dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tạo về nhiếp ảnh. Và đa phần hình thức trị liệu nghệ thuật này sẽ không có sự can thiệp của chuyên gia tâm lý hoặc nếu có sẽ rất ít. Phần lớn là tự bản thân những người tham gia sẽ cùng nhau trải nghiệm và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.

Trị liệu nghệ thuật
Nhiếp ảnh giúp bạn khám phá ra nhiều điều thú vị của cuộc sống qua từng bức ảnh nghệ thuật.

Tuy nhiên cần hiểu rõ, nhiếp ảnh là hình thức trị liệu không chỉ thiên về việc chụp ảnh và tạo ra những bức ảnh mà còn là quá trình nhìn ngắm, chiêm ngưỡng những bức ảnh nghệ thuật nổi tiếng, truyền tải cảm xúc để có thể cùng nhau thảo luận, nêu nên ý kiến, quan điểm về nó. Khi áp dụng hình thức này, bạn sẽ có thêm cơ hội để ngắm nhìn thế giới tươi đẹp bên ngoài, nhìn nhận nó một cách trực diện và đa chiều hơn.

4. Nghệ thuật số

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thời đại 4.0 hiện nay thì bạn hoàn toàn có thể ứng dụng tốt các phần mềm tiện ích để phục vụ cho nhu cầu vẽ tranh, cắt ghép ảnh của mình. Nếu đã quen thuộc với bàn phím máy tính, chiếc điện thoại thông minh thì bạn hoàn toàn có thể tải thêm các ứng dụng như MediBang Paint Pro, Adobe Photoshop, Paint để có thể thỏa sức sáng tạo nghệ thuật.

Hình thức trị liệu nghệ thuật này sẽ phù hợp với những người có thời gian bận rộn, không có nhiều điều kiện để đến các lớp vẽ tranh hoặc không thích việc cầm bút, màu vẽ. Bạn có thể sử dụng các phần mềm này để sáng tạo mỗi khi có thời gian rảnh rỗi hoặc khi cảm thấy căng thẳng, áp lực.

5. Dệt may

Thêu thùa may vá cũng được xem là một trong các hình thức trị liệu nghệ thuật hiệu quả. Bạn có thể sử dụng kim, chỉ, vải để tạo ra những vật dụng, bức tranh, kiểu quần áo mà mình yêu thích. Việc sử dụng vải để tạo ra tác phẩm nghệ thuật sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn về sự mềm mại, thướt tha mà những trang giấy bút khó có thể mang đến được.

Trị liệu nghệ thuật có những ưu điểm và lợi ích gì?

Như đã chia sẻ ở trên, trị liệu nghệ thuật là một phương pháp trị liệu có khả năng cải thiện tốt sức khỏe tinh thần và giúp họ thấu hiểu hơn về bản thân, từ đó gia tăng được lòng tự trọng của mình. Hiện nay, hình thức này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở hầu hết những cơ sở hỗ trợ trị liệu tâm lý và nhận được rất nhiều các phản hồi tích cực từ người bệnh.

Vậy cụ thể lợi ích và ưu điểm của trị liệu nghệ thuật là gì?

1. Giúp bạn biểu đạt cảm xúc không cần dùng lời nói

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình thông qua ngôn từ. Có những loại cảm xúc khó nói thành lời và không thể nào diễn đạt hết bằng câu chữ. Đây cũng là lý do vì sao mà trị liệu nghệ thuật lại được xem là một công cụ đóng vai trò quan trọng đối với việc sử dụng và phát triển cảm xúc. Nó có thể được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là trẻ em chưa thể biết cách diễn ra suy nghĩ của mình thông qua lời nói.

2. Phát triển tốt kỹ năng đối phó lành mạnh

Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì nghệ thuật có thể giúp bạn thay đổi tốt các phản ứng của mình đối với những sự kiện xảy ra xung quanh cuộc sống. Việc sử dụng các hình thức nghệ thuật khi đang phải trải qua một tình huống, cảm xúc đau buồn, tồi tệ sẽ giúp bạn giải quyết tốt các vấn đề một cách tối ưu nhất.

3. Nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng

Quá trình sáng tạo nghệ thuật sẽ cho phép bản thân bạn được lắng nghe tiếng nói của trái tim và hiểu hơn về những điều mà mình mong muốn. Bên cạnh đó, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và tự do trong chính tác phẩm nghệ thuật mà mình tạo ra. Chính nhờ thế mà bản hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân, từ đó gia tăng sự tự tin và nâng cao được lòng tự trọng của chính mình.

4. Khám phá sự sáng tạo và trí tưởng tượng

Có lẽ trước đây chưa bao giờ bạn thực hiện và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình thực sự không có tài năng và không đủ năng lực để có thể sáng tạo và tưởng tượng ra những điều thú vị, mới mẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng trị liệu nghệ thuật, bạn hoàn toàn có thể khám phá ra những tiềm năng của bản thân mình, bạn có đủ khả năng để sáng tạo nếu bạn thực sự tập trung và dành tâm huyết cho nó.

Trị liệu nghệ thuật
Nghệ thuật là nơi bạn có thể tự do sáng tạo, thể hiện bản sắc riêng của mình.

5. Cải thiện kỹ năng vận động

Khi áp dụng liệu pháp nghệ thuật, bạn cần phải sử dụng cơ thể để bộc lộ những điều mà bản thân mong muốn nhưng không thể nói bằng lời. Bạn cần phải vận động và có sự phối hợp thể chất tốt để có thể vượt qua được rào cản của bản thân, đạt được mục tiêu nhất định của mình. Chính vì thế mà hình thức trị liệu này cũng rất phù hợp đối với những ai đang gặp phải khó khăn về quá trình thực hiện các động tác cơ thể hoặc bị cản trở khi phối hợp chúng với nhau.

6. Nghệ thuật giúp thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng

Khi thực hiện các hoạt động nghệ thuật, bạn sẽ dồn hết tâm trí để có thể cảm nhận và sáng tạo ra những tác phẩm của riêng mình. Chính nhờ đó mà não bộ bắt đầu được thư giãn, giảm bớt những căng thẳng, lo âu và phiền muộn, mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Bên cạnh đó, việc được chìm đắm trong không gian nghệ thuật cũng sẽ giúp bạn có được một cảm giác an toàn, nhờ đó có thể dễ dàng xua tan những lo lắng, bất an về cuộc sống.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trị liệu nghệ thuật có thể ứng dụng tốt cho rất nhiều các trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần hoặc thậm chí là những ai đang muốn khám phá sâu hơn về chính bản thân mình. Hi vọng qua những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về liệu pháp trị liệu này và có cách ứng dụng hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *