Nguyên nhân gây tự kỷ ở người lớn và các dấu hiệu thường gặp

Tự kỷ là một chứng rối loạn phức tạp liên quan đến hệ thần kinh và thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên căn bệnh này vẫn có nhiều nguy cơ khởi phát ở những người trưởng thành. Tự kỷ ở người lớn có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, các triệu chứng cũng rất đa dạng và riêng biệt. 

tự kỷ ở người lớn
Tự kỷ là một chứng bệnh phổ biến ở trẻ em những cũng có khả năng khởi phát ở người lớn

Thế nào là tự kỷ ở người lớn?

Tự kỷ ở người lớn hay còn được nhiều người gọi là rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện ở người trưởng thành là một trong các tình trạng rối loạn vô cùng phức tạp về hoạt động của hệ thần kinh. Các triệu chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng và quá trình hoạt động của não bộ.

Đặc trưng của chứng tự kỷ đó chính là các rối loạn về khả năng giao tiếp, rối loạn hành vi, sở thích, việc kiểm soát suy nghĩ và hành vi. Các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ rất đa dạng, trong thực tế không có 2 người mắc bệnh tự kỷ có cùng các triệu chứng giống nhau. Đây cũng chính là lý do tại sao bệnh tự kỷ ở người lớn lại được gọi là phổ tự kỷ bởi sự đa dạng và phong phú về các dấu hiệu của bệnh, mức độ biểu hiện của chúng cũng sẽ có phần khác biệt.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cho dù các dấu hiệu của bệnh tự kỷ thường sẽ được chẩn đoán từ sớm, ở những trẻ em vừa mới biết đi. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp cho đến khi trưởng thành thì các rối loạn phổ tự kỷ này mới thực sự được phát hiện và chẩn đoán chính xác. Nếu bệnh tự kỷ được nhận biết quá muộn sẽ gây cản trở rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh, đồng thời cũng gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra tự kỷ ở người trưởng thành

Cho đến hiện nay thì vẫn chưa có bất kì nghiên cứu và nhà khoa học nào dám khẳng định chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng tự kỷ ở người lớn. Theo các giả thuyết được đưa ra thì căn bệnh này có liên quan đến một số yếu tố sinh hoạt, môi trường. Cụ thể như sau:

tự kỷ ở người lớn
Theo nghiên cứu nhận thấy tự kỷ có thể liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường sống.
  • Yếu tố di truyền: Theo chia sẻ của các chuyên gia thì nếu trong gia đình có người thân, họ hàng từng mắc phải chứng bệnh tự kỷ hoặc một vài các vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan thì khả năng mắc bệnh của con cháu đời sau sẽ cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền vẫn chưa được xác định cụ thể và đầy đủ các gen hoặc tổ hợp gen nào có thể gây ra bệnh.
  • Quá trình mang thai, người mẹ mắc phải virus Rubella cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não thai nhi nên dễ gây ra tình trạng tự kỷ.
  • Một số bệnh lý tuyến giáp có khả năng làm suy giảm tyroxin của phụ nữ trong quá trình mang thai cũng được xem là một trong các lý do hình thành nên những sự biến đổi bên trong não bộ của thai nhi, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn phổ tự kỷ.
  • Trong thời kỳ thai nghén, nếu mẹ bầu mắc phải chứng bệnh đái tháo đường cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ lên gấp 2 lần so với bình thường.
  • Một vài loại thuốc như thuốc an thần, thuốc điều trị bệnh dạ dày,  Acid Valproic, thuốc trị viêm khớp nếu được dùng trong quá trình mang thai cũng có thể là một trong các yếu tố gây nên chứng tự kỷ.
  • Nếu trong thời gian mang thai, thai phụ liên tục rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, trầm cảm thì khả năng cao con sinh ra sẽ mắc phải chứng tự kỷ.
  • Môi trường tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu với nồng độ cao sẽ làm ảnh hưởng và thay đổi về gen. Điều này sẽ làm phát sinh nên các biến đổi gen và tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu cùng thai nhi.
  • Một vài tranh cãi giữa các chuyên gia về mối liên kết giữa tự kỷ ở người lớn và các loại vacxin đã từng tiêm ở thời thơ ấu vẫn chưa được kết luận cụ thể.

Các dấu hiệu giúp nhận biết tự kỷ ở người lớn

Nhắc đến tự kỷ thì hầu hết mọi người đều cho rằng đây là một chứng bệnh chỉ có thể xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe này lại tồn tại ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều trường hợp còn kéo dài đến trọn đời. Nếu có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, lúc các triệu chứng vẫn còn ở mức độ nhẹ thì khả năng phục hồi cao nhưng tỉ lệ chữa dứt điểm vẫn không được đảm bảo.

Đối với các trường hợp không thể phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp tốt thì đến khi trưởng thành, các dấu hiệu bệnh bắt đầu khởi phát và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này quá trình điều trị bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

tự kỷ ở người lớn
Các dấu hiệu tự kỷ ở người lớn sẽ đa dạng và phong phú hơn trẻ em

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tự kỷ là một vấn đề tâm lý kéo dài và các triệu chứng của bệnh cũng sẽ xảy ra ở nhiều lĩnh vực, cụ thể là trong tương tác xã hội, giao tiếp (bằng lời nói và phi ngôn ngữ) và các hành vi thường xuyên được lặp đi lặp lại.

Khi người lớn mắc chứng tự kỷ có chức năng cao thì nhiều khả năng chỉ có các thách thức ở mức độ nhẹ, đôi khi có thể dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu nhận biết của rối loạn tăng động giảm chú ý – ADHD. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như bị suy yếu nặng về ngôn ngữ.

Tùy vào mức độ của mỗi người mà các biểu hiện cũng có phần khác nhau và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh đều có các triệu chứng điển hình như sau:

Đối với các mối quan hệ xung quanh:

  • Người bệnh tự kỷ sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc giao tiếp xã hội. Chẳng hạn như họ không biết cách biểu cảm về khuôn mặt, không linh hoạt và tự nhiên trong các tư thế, cử chỉ cơ thể.
  • Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kết bạn, duy trì và hòa động với những người xung quanh, kể cả những bạn bè, đồng nghiệp cùng trang lứa.
  • Tự kỷ ở người lớn khiến họ không biết cách chia sẻ, quan tâm và hưởng thụ các quyền lợi của bản thân. Thậm chí khi đạt được những thành tựu đáng mơ ước họ cũng không biết cách để tận hưởng nó.
  • Họ thiếu sự đồng cảm với tất cả những người xung quanh, không biết cách san sẻ, thông cảm và thấu hiểu trước những sự vui buồn của người khác.

Dấu hiệu nhận biết người tự kỷ trong công việc và giao tiếp:

  • Bệnh nhân tự kỷ sẽ có khả năng tiếp thu và học hỏi kém hơn so với bình thường. Họ cũng là những người ít nói, thậm chí theo thống kê nhận thấy có đến gần 40% các trường hợp tự kỷ không bao giờ nói chuyện.
  • Họ có xu hướng sống khép mình, không bao giờ bắt đầu một câu chuyện hoặc một cuộc đối thoại nào đó. Những người bị tự kỷ thường sẽ gặp nhiều cản trở trong việc duy trì một cuộc giao tiếp trong khi đã bắt đầu trò chuyện với người đối diện.
tự kỷ ở người lớn
Người bệnh tự kỷ sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, hành vi
  • Họ thường hành động một cách rập khuôn, hơi máy móc và thường xuyên lặp đi lặp lại việc dùng ngôn ngữ. Họ có thể liên tục sử dụng một từ hoặc một cụm từ nào đó mà họ đã nghe được trước đó.
  • Họ thường gặp nhiều khó khăn hoặc có thể là hoàn toàn không thể hiểu hết ý nghĩa của những câu nói ẩn ý mà người khác nhắc đến. Chẳng hạn như một người trưởng thành mắc chứng tự kỷ sẽ khó có thể hiểu rằng một ai đó đang cố gắng tỏ ra hài hước, vui nhộn.

Dấu hiệu nhận biết trong hành vi:

  • Người mắc chứng tự kỷ thường không quan sát đồ vật hoặc sự việc một cách bao quát mà họ chỉ tập trung vào một bộ phận, chi tiết nhỏ của món đồ quen thuộc. Ví dụ như họ chỉ chú ý đến bánh xe của một chiếc xe thay vì quan sát toàn toàn chiếc xe đó.
  • Họ thực hiện các hành vi một cách máy móc, khuôn khổ.
  • Luôn tỏ ra lo lắng và quan tâm về một chủ đề cụ thể nào đó. Chẳng hạn như có thể bị thu hút bởi

Chẩn đoán tự kỷ ở người trưởng thành

Nếu như đối với các trường hợp tự kỷ ở trẻ nhỏ có thể dễ dàng nhận thấy qua các hành vi bất thường cùng sự suy giảm khả năng giao tiếp thì tự kỷ ở người lớn gặp rất nhiều thách thức trong việc chẩn đoán. Vì:

  • Nếu tự kỷ không được chẩn đoán và nhận biết từ bé thì chứng tỏ các dấu hiệu của bệnh đều ở mức độ nhẹ, khó phát hiện và điều này cũng là một trong các cản trở lớn đối với các bác sĩ chẩn đoán.
  • Cho đến thời điểm hiện tại, tự kỷ ở người lớn vẫn chưa có bất kì phương pháp cụ thể nào có thể chẩn đoán một cách chính xác.
  • Nếu bệnh nhân đã tồn tại các triệu chứng tự kỷ từ sớm thì có nhiều khả năng họ sẽ biết cách kiểm soát và ngụy trang chúng khiến người khác không thể nhận biết.

Tốt nhất, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường và nghi ngờ bản thân đang mắc phải chứng tự kỷ thì bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và chất lượng để được hỗ trợ kỹ lưỡng hơn. Để có thể chẩn đoán một người có mắc tự kỷ hay không thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các cách sau đây:

  • Tìm hiểu và khai thác về các dấu hiệu bất thường từ thời thơ ấu cho đến hiện tại.
  • Tương tác và giao tiếp nhiều với đối tượng nghi bệnh.
  • Trao đổi và tìm hiểu một số thông tin cần thiết thông qua những người thân bên cạnh hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với họ.
  • Thực hiện một số biện pháp thăm khám sức khỏe tổng quát, tìm ra các yếu tố gây bệnh.
  • Nếu sau khi đã tiến hành các phương pháp chẩn đoán và thăm khám cụ thể nhưng không tìm ra được các yếu tố thể chất gây bệnh thì bác sĩ sẽ giới thiệu và yêu cầu bệnh nhân tìm gặp bác sĩ tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán bệnh cụ thể hơn.

Tuy rằng quá trình chẩn đoán tự kỷ ở người lớn gặp nhiều khó khăn nhưng nó mang lại không ít các lợi ích tuyệt vời như:

  • Việc chẩn đoán có thể cung cấp cứu trợ cùng với lời giải thích cho các thách thức mà người bệnh đã phải trải qua trong suốt thời gian dài.
  • Nó cũng giúp cho những người thân bên cạnh hiểu rõ hơn về tình trạng tự kỷ.
  • Chẩn đoán tự kỷ ở người lớn sẽ giúp mở ra một số quyền lợi truy cập vào những dịch vụ hữu ích, ví dụ như tại trường học, nơi làm việc.
  • Nó cũng có thể thay thế cho một chẩn đoán thiếu chính xác, phổ biến nhất là ADHD.

Nếu được chẩn đoán mắc tự kỷ ở tuổi trưởng thành thì các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về biện pháp điều trị thích hợp nhất. Lúc này bạn cần phải tuân thủ và thực hiện đúng theo các chỉ định của chuyên gia để kết quả điều trị đạt được như mong đợi.

Các biện pháp khắc phục tự kỷ ở người lớn

Tự kỷ là một chứng bệnh có thể kéo dài dai dẳng đến cuối cuộc đời và cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì một lại thuốc hoặc phương pháp nào được chứng minh cụ thể về hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện tự kỷ ở giai đoạn sớm và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp thì sẽ giúp các triệu chứng bất thường được kiểm soát tốt.

Đối với các trường hợp bị tử kỷ ở người lớn thì quá trình điều trị sẽ gặp nhiều thách thức và cần kiên trì trong thời gian dài. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Thường thì người bệnh sẽ được ưu tiên áp dụng kết hợp cả hai phương pháp đó là sử dụng thuốc và can thiệp tâm lý, liệu pháp nhận thức và hành vi thường sẽ được sử dụng phổ biến.

tự kỷ ở người lớn
Gia đình là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với quá trình điều trị tự kỷ cho người trưởng thành

Một số biện pháp điều trị khác như:

  • Cải thiện cùng với các bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm và đã từng điều trị cho nhiều trường hợp tự kỷ ở người lớn.
  • Áp dụng các liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội.
  • Nhờ đến sự hỗ trợ, quan tâm và chăm sóc của gia đình.
  • Tham gia vào các nhóm, diễn đàn trực tiếp để có thể cùng trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm điều trị tự kỷ.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Tự kỷ ở người lớn có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân, các triệu chứng bệnh cũng đa dạng và phức tạp hơn so với trẻ em. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết của bệnh thì cần nhanh chóng thăm khám và chẩn đoán cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Bình luận

  1. Đoàn Thị Bích Thúy says: Trả lời

    Xin cho mình tham gia vào nhóm điều trị người bị bệnh tự kỷ với ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *