Bệnh tâm thần phân liệt tái phát: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh tâm thần phân liệt có thể tái phát ngay sau khi đã được điều trị thành công và tình trạng này đã gây ảnh hưởng không ít đối với sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cũng chính vì thế, dù bệnh tình đã được kiểm soát tốt thì bạn cũng cần có hướng phòng tránh, biết cách xây dựng lối sống lành mạnh để ngăn chặn tốt nguy cơ này. 

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát
Ngay cả khi người bệnh tâm thần phân liệt đã điều trị thành công thì vẫn tồn tại nguy cơ bị tái phát.

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát là gì?

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát được hiểu đơn giản là các đơn quay lại của các triệu chứng bệnh hoặc mức độ biểu hiện của các triệu chứng càng gia tăng trong một khoảng thời gian đã thuyên giảm. Tình trạng này gây nên rất nhiều trở ngại đối với các sinh hoạt đời sống hàng ngày, suy giảm hiệu suất công việc và làm ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tái phát có thể sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt. Theo thống kê và số liệu báo cáo từ một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Psychiatry được thực hiện vào năm 2013 , chỉ có từ 10 đến 20% các trường hợp điều trị tâm thần phân liệt không tái phát.

Các nhà khoa học cho biết rằng, hầu hết những người bệnh tâm thần phân liệt sau khi được điều trị đều có khả năng xuất hiện nhiều đợt tái phát khác nhau. iến sĩ, Bác sĩ Sophia Frangou, chuyên gia tâm thần tại Đại học Y Icahn, Bệnh viện Mount Sinai tại New York cho biết: “Các triệu chứng của bệnh ít khi biến mất hoàn toàn và hầu hết các bệnh nhân sẽ gặp nhiều đợt tái phát triệu chứng trong thời gian điều trị bệnh”.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tâm thần phân liệt tái phát

Tâm thần phân liệt được xếp vào dạng loạn thần nặng hiện vẫn chưa xác định được cụ thể về cơ chế bệnh sinh nên quá trình điều trị, loại bỏ hoàn toàn bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì sau khi xảy ra một đợt cấp diễn, người bệnh có thể tuân thủ và thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của chuyên gia, uống thuốc đúng quy định và thực hiện đầy đủ các chỉ định về cách thay đổi lối sống lành mạnh thì những triệu chứng tâm thần phân liệt sẽ được kiểm soát và thuyên giảm đi rất nhiều.

Ngược lại, nếu bệnh tình không được sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp thì bệnh sẽ càng diễn biến nghiêm trọng hơn, nguy cơ tái phát cũng sẽ tăng cao. Việc có thể xác định được nguyên nhân làm khởi phát những cơn tái phát tâm thần phân liệt sẽ giúp người bệnh và gia đình của họ biết được khi nào cần quan sát và can thiệp đối với những triệu chứng tái phát.

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát
Lạm dụng bia rượu, thuốc lá chính là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng tâm thần phân liệt dễ tái phát.

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát có thể do nhiều nguyên nhân tác động, chẳng hạn như:

  • Không tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc, uống thuốc không đúng liều, không đúng thời gian, thường xuyên quên liều hoặc lạm dụng thuốc quá mức cũng có thể tác động đến hiệu quả của thuốc hoặc thậm chí gây ra những tác dụng phụ ngoài tầm kiểm soát.
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy trong quá trình điều trị. Các chất này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của người bệnh.
  • Không nhận được sự quan tâm, yêu thương của gia đình và xã hội. Thậm chí người bệnh phải sống một mình hoặc thường xuyên đối diện với những là chỉ trích, ánh nhìn kì thị, xa lánh của mọi người xung quanh. Đây là một trong các nguyên nhân phổ biến có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát của bệnh tâm thần phân liệt và khiến cho các triệu chứng bệnh càng tăng cao.
  • Căng thẳng, áp lực kéo dài dai dẳng và không được kiểm soát tốt sẽ làm thúc đẩy người bệnh đối diện với các cơn tái phát nghiêm trọng. Đồng thời, các cơn tâm thần phân liệt tái phát cũng có thể là yếu tố khiến cho sự căng thẳng của người bệnh càng tăng cao.
  • Vùng đầu, não bộ bị ảnh hưởng bởi các chấn thương, tai nạn.
  • Đối mặt với các sự kiện, tình huống gây sang chấn tâm lý như người thân đột ngột qua đời, ly hôn, thất nghiệp, phá sản, bị bạo hành, xâm hại tình dục,….Đối với trường hợp tâm thần tái phát do nguyên nhân này có thể kích thích người bệnh thực hiện các hành vi gây hại và làm tổn thương đến những người xung quanh.
  • Người bệnh mắc phải các chứng bệnh như nhiễm virus, nhiễm trùng nặng.

Theo giải thích của các chuyên gia thì người bệnh tâm thần phân liệt có sức khỏe rất yếu, chính vì thế chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể kích thích các triệu chứng của bệnh tái phát. Mức độ biểu hiện của các triệu chứng có thể tương đương với tình trạng trước đó, tuy nhiên tốc độ phát triển của những đợt về sau sẽ nhanh chóng hơn.

Cách nhận biết bệnh tâm thần phân liệt tái phát

Thông thường, các đợt tâm thần phân liệt tái phát xuất hiện sẽ không kèm theo bất kì dấu hiệu cảnh báo trước nào. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này xuất hiện thì có nhiều nguy cơ bạn đang đối diện với một đợt tái phát mới. Cụ thể như:

  • Mất tập trung, suy giảm sự chú ý.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Mất dần hứng thú đối với các hoạt động đời sống.
  • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bất an.
  • Có xu hướng lẩn trốn, xa lánh xã hội
  • Ảo giác.
  • Xuất hiện các dấu hiệu hoang tưởng tăng dần theo từng cấp độ.

Việc có thể nắm được các triệu chứng cảnh báo nêu trên đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên việc hiểu và biết rõ về các triệu chứng đặc hiệu của từng người bệnh tái phát lại càng quan trọng hơn. Theo đó, có gần 70% các trường hợp bệnh tâm thần phân liệt phải trải qua các biểu hiện sớm này trước khi xuất hiện các cơn tái phát.

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát
Người bệnh tâm thần phân liệt tái phát thường mất tập trung, lo lắng, bồn chồn.

Cũng chính vì thế mà các bác sĩ, chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh và người thân của họ quan sát, nắm rõ các triệu chứng của những đợt tái phát trước để theo dõi cụ thể hơn. Bởi vì các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của những cơn tâm thần phân liệt tái phát thường sẽ lặp lại các triệu chứng của cơn tái phát ngay trước đó.

Tạp chí BMC Psychiatry cũng đã từng chia sẻ thông tin cho biết rằng, thời gian trung bình kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh tái phát thường sẽ ngắn hơn 1 tháng. Do vậy, việc nắm và kịp thời phát hiện các triệu chứng tái phát sẽ góp phần quan trọng đối với việc đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp, nhờ đó giúp quá trình điều trị đạt được kết quả cao hơn.

Phòng ngừa bệnh tâm thần phân liệt tái phát

Để có thể điều trị và khắc phục tốt các triệu chứng của bệnh tâm thần thì cần phải liên tục áp dụng các biện pháp can thiệp trong thời gian dài. Bệnh nhân phải thực sự nỗ lực và kiên trì bởi trong giai đoạn này sẽ gặp phải nhiều trở ngại, việc tái hòa nhập với cộng động cũng vô cùng gian nan và vất vả.

Bên cạnh đó, tỉ lệ các trường hợp người bệnh tâm thần phân liệt tái phát sau điều trị chiếm rất cao. Chính vì thế mà sau khi đã phục hồi sức khỏe thành công, bản thân bệnh nhân cũng phải có ý thức về việc tự chăm sóc bản thân, áp dụng kiên trì những biện pháp kiểm soát cảm xúc, ổn định tâm trạng và tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giảm bớt tỉ lệ tái phát trong thời gian sau.

Để phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh tâm thần phân liệt, bạn cần ghi nhớ và thực hiện theo các lưu ý sau đây:

1. Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi đã kiểm soát và giảm hết các triệu chứng thì người bệnh tâm thần phân liệt sẽ được cho phép về nhà để tiếp tục quá trình tự chăm sóc. Trong giai đoạn này người bệnh cần phải tuân thủ và đảm bảo tốt việc thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, uống thuốc đúng chỉ định, xây dựng lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học.

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Việc tự ý ngừng sử dụng thuốc sau khi hết triệu chứng cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho tình trạng tâm thần phân liệt dễ tái phát. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu sử dụng thêm bất kì loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào thì người bệnh cũng cần phải tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia để nhận được lời khuyên hữu ích.

2. Kiểm tra tâm lý đều đặn

Như đã chia sẻ ở trên, sức khỏe của người bệnh tâm thần phân liệt rất yếu nên có nhiều khả năng khởi phát các triệu chứng của rối loạn tâm thần khác hoặc người bệnh dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, sang chấn bất cứ lúc nào. Do đó, kể cả sau khi tiến hành điều trị thành công thì người bệnh cũng cần phải quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các dấu hiệu nguy hiểm cũng như nguy cơ tái phát.

Ngoài ra, cách để kiểm soát tốt các nguy cơ làm khởi phát những vấn đề sức khỏe tâm lý ở người bệnh tâm thần phân liệt đó chính là trị liệu tâm lý. Người bệnh cũng nên có những buổi trị liệu nhất định để ổn định tâm trạng, loại bỏ tốt các yếu tố gây căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống. Đồng thời, trị liệu tâm lý còn có thể hỗ trợ nâng cao các kỹ năng cần thiết để kiểm soát và ứng phó tốt với những khó khăn, thách thức, nhờ đó phòng tránh và hạn chế được nguy cơ khiến bệnh tâm thần phân liệt tái phát.

3. Học cách thư giãn, thả lỏng cơ thể

Sau khi hòa nhập với cuộc sống, chắc hẳn bạn không thể nào tránh khỏi những lúc phải đối mặt với những áp lực, căng thẳng đến từ nhiều khía cạnh như học tập, công việc, gia đình, các mối quan hệ. Ngay khi nhận thấy sự mất cân bằng trong tâm trí, bạn cần phải nhanh chóng tìm cách giải tỏa, thư giãn phù hợp.

Bệnh tâm thần phân liệt tái phát
Người bệnh tâm thần phân liệt nên duy trì chế độ tập luyện, thư giãn để kiểm soát tâm lý tốt hơn.

Nếu công việc quá bận rộn khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi thì bạn có thể ngừng lại khoảng 5 đến 10 phút để hít thở sâu, thư giãn, ngồi thiền, nghe nhạc,…Những cách này sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái và nhẹ nhàng hơn, xoa dịu những căng thẳng, áp lực hiệu quả.

4. Tránh xa rượu bia, các chất kích thích

Như đã chia sẻ ở trên, rượu bia chính là một trong các nguyên nhân có thể làm gia tăng khả năng tái phát bệnh tâm thần phân liệt. Chính vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ này đó chính là không sử dụng rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện trong quá trình điều trị và cả sau khi điều trị thành công.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những chất này có khả năng làm giảm căng thẳng trong thời gian ngắn nhưng nó lại gây ra tác động tiêu cực đối với chức năng của hệ thần kinh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của bộ não, từ đó kích thích tái phát các triệu chứng của tâm thần phân liệt. Bên cạnh đó, rượu bia và một số chất kích thích khác có khả năng làm cho cơ thể mất kiểm soát, từ đó dễ hình thành các hành vi tiêu cực, làm tổn thương đến bản thân và cả những người xung quanh.

5. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng

Để phòng tránh tốt nguy cơ tái phát bệnh tâm thần phân liệt thì người bệnh nên hạn chế làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hoặc đối với các trường hợp đòi hỏi phải làm việc dưới ánh nắng thì người bệnh cũng cần trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ, chống nắng cẩn thận.

Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng hoặc những nơi có độ ẩm cao sẽ khiến cơ thể gia tăng nhiệt độ, gây cảm giác khó chịu bức bối, tinh thần không được thoải mái. Theo lời khuyên của chuyên gia thì cứ sau 1 tiếng làm việc dưới ánh nắng thì cần nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút để hạ nhiệt độ của cơ thể, sau đó mới nên tiếp tục công việc.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để hạn chế tình trạng bị mất nước. Người bệnh cũng có thể tăng cường bổ sung các loại nước trái cây, nước ép rau củ để gia tăng các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể sau khi làm việc mệt mỏi.

6. Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phục hồi và phòng chống bệnh tâm thần phân liệt tái phát. Sau khi kiểm soát tốt các triệu chứng, bệnh nhân cần phải xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất có lợi cho não bộ, hoạt động của hệ thống thần kinh.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, ăn nhiều trái cây, hoa củ quả, các loại hạt giàu dinh dưỡng. Đồng thời cũng cần hạn chế những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản.

7. Sự chăm sóc và hỗ trợ từ phía gia đình, xã hội

Gia đình và xã hội nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với việc phục hồi sức khỏe và hạn chế nguy cơ tái phát của người bệnh tâm thần phân liệt. Các thành viên trong gia đình cũng nên dành nhiều thời gian để chăm sóc, quan tâm và chia sẻ, động viên nhiều hơn đối với người bệnh. Cùng họ san sẻ những khó khăn, khuyến khích họ mạnh dạn hơn trong việc tái hòa nhập với cộng đồng và ổn định các sinh hoạt đời sống.

Ngoài ra, sự quan tâm và hỗ trợ của xã hội cũng đóng góp lớn đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sau khi đã được điều trị tốt. Cần phải có nhiều biện pháp tuyên truyền về căn bệnh này, cho mọi người hiểu rằng đây không phải là bệnh lây nhiễm và nâng cao tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ từ cộng đồng.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trên đây là một số thông tin hữu ích về tình trạng tái phát của bệnh tâm thần phân liệt. Tuy rằng bạn không thể ngăn cản hoàn toàn nguy cơ tái phát bệnh nhưng có thể nhận biết các triệu chứng và tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt để giúp ngăn chặn sự tiến triển nghiêm trọng của bệnh.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *