Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Được Không? Cách Nào Hiệu Quả?

“Bệnh trầm cảm có chữa được không?” là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đọc. Nắm rõ vấn đề này sẽ giúp người bệnh có được sự chủ động trong việc thăm khám và điều trị. Can thiệp sớm sẽ giúp cho quá trình kiểm soát bệnh diễn ra thuận lợi hơn.

bệnh trầm cảm có chữa được không
“Bệnh trầm cảm có chữa được không?” hiện đang là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm

Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Theo số liệu thống kê, căn bệnh này ảnh hưởng tới khoảng 5% dân số trên toàn thế giới. Bệnh đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, bi quan, chán nản và tuyệt vọng kéo dài.

Bệnh trầm cảm không chỉ gây ra các biểu hiện về mặt cảm xúc mà còn làm phát sinh các vấn đề hành vi và triệu chứng thể chất. Căn bệnh này cản trở rất nhiều đến công việc và làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội. Thậm chí một số người bệnh còn có ý định và hành vi tự tử.

Trước những hệ lụy nghiêm trọng này, có nhiều người băn khoăn không biết liệu bệnh trầm cảm có chữa được không? Trên thực tế, cho đến nay nguyên nhân cụ thể gây bệnh trầm cảm vẫn chưa được xác định rõ. Điều này cản trở rất lớn đến quá trình chẩn đoán và điều trị.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được. Đặc biệt, càng phát hiện và can thiệp sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt. Người bệnh chỉ cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định thì các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh sẽ từ từ thuyên giảm.

Đa số bệnh nhân bị trầm cảm có đáp ứng tương đối tốt với điều trị. Nhưng với bệnh lý này, khi các triệu chứng đã giảm hẳn thì người bệnh vẫn phải điều trị củng cố trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát.

Thực tế cho thấy, một số trường hợp bị trầm cảm nặng có thể không đáp ứng hoàn toàn với các phương pháp điều trị thông thường. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm mãn tính. Lúc này việc điều trị thường nhằm mục tiêu là kiểm soát triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh, rất khó chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Các phương pháp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả

Trầm cảm là dạng bệnh rối loạn cảm xúc có xu hướng tiến triển mãn tính. Hơn nữa còn có nguy cơ tái phát cao sau điều trị khi có yếu tố thuận lợi tác động. Do đó cần thực hiện nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ và các chuyên gia tư vấn tâm lý để sớm kiểm soát bệnh.

Điều trị trầm cảm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, biểu hiện của triệu chứng và các vấn đề ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Có thể bao gồm trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc, các biện pháp chuyên sâu kết hợp với hỗ trợ tại nhà.

Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả nhất hiện nay:

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu đối với bệnh trầm cảm nói riêng và các bệnh tâm lý, tâm thần nói chung. Phương pháp này có tác dụng điều chỉnh bất thường về cảm xúc, nhận thức và hành vi thông qua giao tiếp giữa chuyên gia tâm lý và người bệnh.

cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả
Tâm lý trị liệu được cho là giải pháp điều trị ưu tiên đối với tất cả bệnh nhân trầm cảm

Đối với các trường hợp bị trầm cảm nhẹ thì tâm lý trị liệu hoàn toàn có thể giải quyết triệt để vấn đề. Tuy nhiên nếu bệnh trầm cảm có mức độ từ vừa cho tới nặng thì trị liệu tâm lý cần kết hợp với các phương pháp khác.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp bao gồm:

Trên đây đều là những liệu pháp mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trầm cảm. Chúng sẽ tác động từ từ đến cảm xúc và nhân cách của người bệnh. Lâu dần, người bệnh sẽ xây dựng được phản ứng và hành vi đúng đắn. Đồng thời giảm thiểu các cảm xúc cũng như suy nghĩ tiêu cực.

2. Điều trị bằng thuốc

Cùng với trị liệu tâm lý thì sử dụng thuốc cũng là phương pháp điều trị chính đối với bệnh trầm cảm. Mục đích của dùng thuốc là để cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng mất ngủ và khắc phục các triệu chứng cơ thể do trầm cảm gây ra.

Hiện nay, thuốc chống trầm cảm đang là loại thuốc được kê toa phổ biến nhất. Ngoài ra, bác sĩ còn căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để linh động điều chỉnh toa thuốc cho phù hợp.

Các loại thuốc có thể được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, thuốc chống trầm cảm không điển hình và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Thuốc chống loạn thần: Olanzapine, Risperidone, Amisulpride, Paliperidone, Clozapine, Aripiprazole,…
  • Thuốc điều hòa khí sắc: Divalproate, Lithium, Carbamazepine, Lamotrigine, Oxcarbazepine,…
  • Thuốc bồi bổ thần kinh
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu
  • Thuốc giải lo âu trong các trường hợp lo âu kèm mất ngủ kéo dài

Thông thường, sau 2 – 3 tuần thì thuốc điều trị trầm cảm mới phát huy tác dụng. Người bệnh cần dùng lâu dài để ổn định tâm trạng và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Chú ý tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không được ngừng thuốc đột ngột ngay cả khi các triệu chứng đã giảm hẳn.

3. Liệu pháp sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện (ECT) còn được gọi với tên khác là liệu pháp chống co giật. Đây là phương pháp điều trị được áp dụng rất phổ biến cho các trường hợp bệnh trầm cảm nặng. Đặc biệt là khi người bệnh đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhưng đáp ứng không tốt.

Liệu pháp sốc điện (ECT) chữa trầm cảm
Liệu pháp sốc điện (ECT) được chỉ định phổ biến trong các trường hợp bệnh trầm cảm kháng trị

Liệu pháp sốc điện (ECT) mang lại tác dụng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng của phương pháp này thường bị hạn chế dần theo thời gian. Do đó bệnh nhân vẫn sẽ phải sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp khác để kiểm soát bệnh tốt nhất.

4. Kích thích từ xuyên sọ (TMS)

Đối với các trường hợp bệnh trầm cảm kháng trị thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phương pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS). TMS hướng các xung năng lượng từ trường đến các vùng não có liên quan với tâm trạng.

Kích thích từ xuyên sọ là phương pháp không xâm lấn nên không gây ra đau đớn cho người bệnh trong quá trình thực hiện. Mặc dù có hiệu quả với bệnh trầm cảm nhưng đây không phải là phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Ngoài ứng dụng trong điều trị trầm cảm kháng trị thì TMS còn được dùng điều trị các bệnh tâm thần khác. Chẳng hạn như stress sau chấn thương, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt,…

5. Kích thích dây thần kinh phế vị

Kích thích dây thần kinh phế vị (VNS) là phương pháp điều trị bổ trợ lâu dài đối với các trường hợp trầm cảm kháng trị. VNS thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho những người bệnh đã từng thất bại ít nhất 4 lần khi điều trị bằng thuốc.

Để kích thích dây thần kinh phế vị, bác sĩ sẽ dùng 1 thiết bị giống như máy tạo nhịp tim để cấy ghép vào cơ thể thông qua phẫu thuật. Dòng điện trong thiết bị này có khả năng kích thích dây thần kinh truyền tín hiệu đến cổ và não. Từ đó hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trầm cảm.

6. Cách hỗ trợ tại nhà

Bên cạnh điều trị y tế thì người bệnh trầm cảm cần chú ý đến các cách hỗ trợ và chăm sóc tại nhà. Đây được cho là một phần quan trọng của kế hoạch kiểm soát và điều trị bệnh.

cách hỗ trợ điều trị trầm cảm
Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng với việc điều chỉnh tâm trạng và nâng cao sức khỏe tổng thể

Áp dụng các cách hỗ trợ tại nhà có thể giúp đẩy lùi nhanh chóng hơn triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.

Các biện pháp hỗ trợ được đề cập bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Người bệnh trầm cảm cần chú ý ăn uống đầy đủ và cân bằng. Nên ưu tiên các loại thực phẩm tươi, ăn nhiều bữa nhỏ để duy trì năng lượng. Đồng thời giảm thiểu tâm trạng và cảm xúc thất thường. Cần tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng chất kích thích hay sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Đối với bệnh nhân trầm cảm, nếu không được ngủ đủ giấc thì triệu chứng sẽ tồi tệ hơn rất nhiều. Cần cố gắng ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Nếu thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm kiếm giải pháp.
  • Thường xuyên tập thể dục: Hoạt động thể chất mang lại hiệu quả rất tốt đối với điều trị bệnh trầm cảm. Tập thể dục sẽ làm tăng mức endorphin, serotonin và các chất hóa học khác nhằm tạo cảm giác tốt cho não. Hãy cố gắng duy trì hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ ngày và đều đặn mỗi ngày.
  • Kiểm soát căng thẳng: Stress thường xuyên sẽ khiến cho bệnh trầm cảm càng thêm tồi tệ. Trong các trường hợp đã điều trị khỏi thì căng thẳng quá mức cũng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Hãy cố gắng tìm cách giải quyết những vấn đề gây ra căng thẳng trong cuộc sống. Nên dành thời gian nghỉ ngơi và có thể thực hiện các giải pháp thư giãn như tập yoga, ngồi thiền, liệu pháp mùi hương,…
  • Tăng cường kết nối xã hội: Người bệnh trầm cảm được khuyên là cần thường xuyên giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Nếu có thời gian bạn cũng nên tham gia một lớp học hoặc một câu lạc bộ. Đi làm tình nguyện cũng là một cách hữu hiệu để có được kết nối xã hội tốt hơn.

Bài viết đã giải đáp rõ vấn đề “bệnh trầm cảm có chữa được không?”. Đồng thời chia sẻ những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Việc nắm rõ các tính chất của bệnh sẽ giúp bạn sớm phát hiện và can thiệp điều trị để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *