Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là bệnh gì? Cách trị hiệu quả

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có khả năng khởi phát ở bất kỳ ai nhưng đối tượng chủ yếu sẽ là trẻ em. Các biểu hiện của hội chứng này thường sẽ xảy ra khi ngủ sâu, trong khoảng nửa đầu buổi đêm và gây ra những rối loạn nghiêm trọng về chất lượng giấc ngủ. 

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ em.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là bệnh gì?

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có tên tiếng Anh là Sleep Terrors, là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ em và cả người lớn. Hội chứng này thường xảy ra vào lúc đêm, khoảng ở giai đoạn thứ 3,4 của giấc ngủ NREM (non-rapid eye movement – giấc ngủ sóng chậm), cụ thể là khoảng sau 2, tiếng sau khi bắt đầu ngủ, đây cũng là thời điểm trẻ ngủ sâu giấc nhất.

Những đứa trẻ mắc phải hội chứng này thường sẽ có những biểu hiện bất thường trong lúc ngủ. Trẻ có thể đột nhiên la hét, tỏ ra hoảng sợ, căng thẳng, giãy giụa quá mức trong lúc đang ngủ. Một số trẻ còn có hành vi bật dậy và chạy ra khỏi giường, có thể liên tục đổ nhiều mô hôi, hơi thở gấp gáp, mất kiểm soát, mơ hồ, không tỉnh táo.

Các triệu chứng này sẽ liên tục lặp đi lặp lại trong giấc ngủ và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu nhận thấy, những đợt kinh hoàng thường sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 10 phút hoặc lâu hơn và đặc biệt là bản thân người bệnh hoàn toàn không thể nhớ, nhớ rất ít về những điều đã xảy ra trước đó.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Các cơn kinh hoàng thường sẽ kéo dài từ 1 đến 10 phút trong chu kỳ ngủ đêm.

Trong một vài khảo sát thực tế cho biết, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có thể đi kèm với một số triệu chứng mộng du hoặc các rối loạn giấc ngủ có liên quan. Tuy nhiên, dựa theo nhận định chuyên khoa thì đây không phải là tình trạng có mức độ nguy hiểm quá cao bởi các triệu chứng có thể dần thuyên giảm sau khi lớn lên.

Đối với những trường hợp khởi phát trễ vào lúc đã trưởng thành và không có bất kỳ ghi nhận nào về các triệu chứng trước đó thì cần tìm hiểu rõ về lý do ảnh hưởng. Đồng thời, cần phải đặc biệt quan tâm đối với các tình trạng nguy hiểm ở mức báo động như ngưng thở khi ngủ, co giật,…

Dấu hiệu nhận biết hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng của ác mộng với hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Tuy nhiên, trong thực tế đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau và xảy ra ở những thời điểm khác nhau.

Cụ thể, các biểu hiện của giấc ngủ kinh hoàng thường sẽ khởi phát vào khoảng đầu giấc ngủ, chủ yếu ở giai đoạn đầu của giấc ngủ REM. Ngược lại, những cơn ác mộng lại xuất hiện vào khoảng sau của giấc ngủ, trong giai đoạn ngủ REM.

Những người hay mơ gặp ác mộng sẽ dễ bị đánh thức và họ có khả năng ghi nhớ, tường thuật lại giấc mơ của mình. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thì khó có thể đánh thức họ và sau khi thức dậy họ cũng sẽ không có trí nhớ tốt về giấc mơ đó.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Trẻ bị Sleep Terrors thường sẽ đột ngột thức dậy trong đêm, mắt mở to, khóc lóc, la hét dữ dội.

Để có thể phân biệt và nhận biết chính xác về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Thức dậy đột ngột trong đêm, có thể mở to mắt nhưng khó đánh thức.
  • Bắt đầu la hét dữ dội, miệng u ớ như đang nói gì đó nhưng không thể nghe rõ, không xác định cụ thể về nội dung.
  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi, hơi thở gấp, nhịp tim tăng nhanh, đồng tử giãn nở.
  • Mất kiểm soát hành vi, có thể vung tay, đá chân liên tục trong không gian, bỏ chạy ra khỏi giường.
  • Quan sát có thể nhầm tưởng trẻ đang ở trạng thái tỉnh táo nhưng trong thực tế trẻ không thể đáp ứng tốt các hoạt động giao tiếp, tương tác trong lúc đó.
  • Không thể xoa dịu và làm thuyên giảm cơn kinh hoàng.
  • Sau khi tỉnh giấc, trẻ hoàn toàn không thể nhớ hoặc có kí ức rất ít về những sự kiện đã xảy ra trong đêm.

Cơn kinh hoàng thường sẽ kéo dài trong khoảng vài phút hoặc có thể lâu hơn tùy vào từng tình trạng khác nhau. Trung bình cứ khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ phải đối diện với 2 đến 3 đợt kinh hoàng khiến họ bị suy giảm về chất lượng giấc ngủ và có thể tác động xấu đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Các biểu hiện của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường khởi phát sớm ở trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Phần lớn các trường hợp bệnh đều sẽ thuyên giảm dần theo thời gian, đặc biệt sau khi tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, vẫn có không ít những trẻ nhỏ phải đối diện với hội chứng này trong thời gian dài nếu không sớm được can thiệp và điều trị.

Nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Nhắc đến nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định một cách chính xác về các yếu tố có liên quan. Theo đó, họ nhận thấy tình trạng này cần phải có sự kết hợp của nhiều tác động từ bên trong lẫn bên ngoài.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Sleep Terrors.

Dưới đây là một vài lý do có khả năng ảnh hưởng và làm gia tăng nguy cơ phát triển hội chứng này như:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thì nguy cơ khởi phát bệnh của các thành viên còn lại sẽ cao hơn so với mức bình thường.
  • Tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài: Trạng thái stress, lo lắng quá mức kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, suy giảm chức năng của hệ thần kinh và não bộ, từ đó hình thành nên những cơn kinh hoàng trong lúc ngủ.
  • Ảnh hưởng do các vấn đề sức khỏe: Trong các khảo sát thực tế cho biết rằng, phần lớn những trẻ mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng đều được tìm thấy những chấn thương não bộ, đồi thị. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe như mất ngủ kinh niên, sốt cao, đau nửa đầu,…cũng có khả năng tác động đến hội chứng này.
  • Các rối loạn tâm thần liên quan: Những người đang phải đối diện với các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress sẽ có khả năng đối mặt với giấc ngủ kinh hoạt cao hơn so với bình thường.
  • Lạm dụng rượu bia, các chất kích thích: Những loại chất này có thể làm biến đổi và ngăn chặn hoạt động của hệ thần kinh, gây ra những đảo lộn về giấc ngủ và khiến cho nhiều người không thể duy trì giấc ngủ chất lượng.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có nguy hiểm không?

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng nó lại làm suy giảm nghiêm trọng về chất lượng giấc ngủ, gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nguy hiểm đối với người bệnh. Các cơn kinh hoàng liên tục xảy ra vào giai đoạn ngủ sâu sẽ khiến cho giấc ngủ dần bị suy giảm, cơ thể không được nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp nên dần tạo ra những bất ổn trong đời sống hàng ngày.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, cuộc sống của mỗi con người. Sau một ngày làm việc và hoạt động mệt nhọc thì cơ thể cần có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi lại năng lượng tích cực.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường sẽ không tỉnh táo vào buổi sáng, họ thức dậy với tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi, chán chường, thiết sức khỏe. Chính vì thế, họ không thể đảm bảo tốt được hiệu suất làm việc, khó tập trung vào học tập và không thể hoàn thành được các hoạt động đời sống thường ngày.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng gây nên những đảo lộn và rối loạn về chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Bên cạnh đó, trong thời gian xảy ra cơn kinh hoàng, nhiều người cũng có xu hướng thực hiện các hành vi mất kiểm soát, từ làm tổn thương bản thân hoặc gây thương tích cho người bên cạnh. Một số trường hợp trốn chạy, kích động quá mức cũng có thể tạo ra những tình huống nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe thể chất.

Bên cạnh đó, nếu các giấc ngủ kinh hoàng cứ liên tục xuất hiện và kéo dài dai dẳng có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nhiều khả năng sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hoặc tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, hội chứng chân tay không yên,…

Chẩn đoán và điều trị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

1. Chẩn đoán

Hiện nay, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng đã được giới chuyên môn công nhận là một dạng của rối loạn giấc ngủ và thường sẽ được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM). Đối với các tình trạng nghi bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng quát của từng trường hợp.

Người bệnh sẽ được hỏi về các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân sẽ không thể nhớ rõ chi tiết về các cơn kinh hoàng của mình nên việc trao đổi sẽ được thực hiện cùng với người thân, đặc biệt là người đã từng chứng kiến các biểu hiện bất thường trong giấc ngủ của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện quá trình đo đa ký giấc ngủ để đưa ra được kết luận cụ thể và chính xác hơn. Người bệnh sẽ được đề nghị về việc ngủ lại tại phòng nghiên cứu với sự giám sát và ghi nhận trong suốt quá trình ngủ đêm. Họ sẽ được gắn các thiết bị cảm biến trên cơ thể để đo nhịp tim, mức oxy trong máu, sóng não, hơi thở, cử động mắt và chân tay.

Quá trình chẩn đoán hội chứng giấc ngủ kinh hoàng cần tốn nhiều thời gian, đặc biệt với các tình trạng mắc phải đồng thời nhiều rối loạn giấc ngủ khác nhau. Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ tư vấn đề những biện pháp can thiệp để lên kế hoạch, phác đồ điều trị hiệu quả, kịp thời cho từng bệnh nhân.

2. Điều trị

Thông thường, việc điều trị đối với các tình trạng mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là đều không cần thiết bởi nó sẽ có nhiều xu hướng thuyên giảm sau thời gian nhất định. Tuy nhiên, đối với các tình trạng cơn kinh hoàng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và tiềm ẩn nhiều chấn thương nguy hiểm thì cần được hỗ trợ nhanh chóng để loại bỏ những hệ lụy nghiêm trọng.

Quá trình hỗ trợ can thiệp cho các trường hợp này thường sẽ tập trung vào việc tạo sự sự an toàn và loại bỏ triệt để các nguyên nhân gây kích thích đến giấc ngủ của người bệnh. Cụ thể một số biện pháp được cân nhắc áp dụng như:

2.1 Cải thiện các vấn đề sức khỏe có liên quan

Phần lớn những trường hợp mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng sẽ có nhiều nguy cơ kèm theo các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc các dạng rối loạn giấc ngủ liên quan. Đây cũng có thể được xem là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người nên việc hỗ trợ khắc phục, làm thuyên giảm sẽ góp phần giải quyết được triệt để những nguyên nhân gốc rễ, từ đó hạn chế tốt những cơn kinh hoàng trong giấc ngủ.

2.2 Giải tỏa stress, căng thẳng

Nếu vấn đề của giấc ngủ nằm ở việc bạn liên tục cảm thấy căng thẳng, áp lực trong thời gian dài thì việc hỗ trợ áp dụng các biện pháp thư giãn, giải tỏa tinh thần là điều vô cùng cần thiết. Tùy vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn những liệu pháp giải tỏa phù hợp, ví dụ như hít thở sâu, thiền định, tập yoga, uống trà thảo mộc,….

2.3 Theo dõi và đánh thức trước cơn kinh hoàng

Nếu chú ý quan sát và theo dõi kỹ lưỡng thì bạn có thể xác định được thời điểm xuất hiện cơn kinh hoàng của người bệnh. Việc đánh thức họ dậy vào khoảng 10 đến 15 phút trước khi xảy ra những triệu chứng kinh hoàng là một trong các biện pháp tạm thời để giúp loại bỏ bớt những ảnh hưởng của hội chứng này.

2.4 Sử dụng thuốc

Đa phần các trường hợp mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng sẽ không được khuyến khích sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đối với những tình trạng cần thiết, nguy hiểm thì bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ cân nhắc chỉ định một vài loại thuốc với liều lượng phù hợp để khống chế tốt các cơn kinh hoàng, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ lành mạnh hơn.

2.5 Liệu pháp tâm lý

Đối với những người bệnh có kèm theo các vấn đề sức khỏe tâm lý, sang chấn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương thì cũng sẽ được hỗ trợ khắc phục tốt bằng liệu pháp tâm lý. Thông qua các buổi trao đổi và trò chuyện cùng với chuyên gia thì người bệnh cũng sẽ dần cải thiện được trạng thái tinh thần, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ có thể tác động đến giấc ngủ.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng được hỗ trợ trị liệu tâm lý hiệu quả tại NHC Việt Nam.

2.6 Thay đổi lối sống

Chất lượng giấc ngủ có liên quan mật thiết với thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người. Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, việc điều chỉnh lại lối sống hàng ngày cũng sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình ngăn chặn và phục hồi hội chứng giấc ngủ kinh hoàng.

Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần thực hiện một số điều sau đây:

  • Duy trì giấc ngủ đủ và chất lượng. Mỗi ngày cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng, tập trung giấc ngủ vào ban đêm, tránh thức khuya.
  • Duy trì thói quen ngủ lành mạnh, ngủ và thức dậy cùng một khung giờ, kể cả những ngày nghỉ.
  • Tạo ra thói quen tích cực trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng điện thoại, vận động mạnh vào buổi đêm. Tốt nhất hãy uống một tách trà ấm, đọc một vài trang sách hoặc ngồi thiền 15 phút trước khi đi vào giấc ngủ.
  • Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng hoặc có thể trang bị thêm một ít tinh dầu thơm để dễ ngủ hơn. Đối với những người mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thì không nên để quá nhiều đồ vật trong phòng ngủ, nhất là những món đồ sắt nhọn, có khả năng gây thương tích.
  • Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, trước khi ngủ cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng và khóa chặt cửa để tránh việc di chuyển, mộng du.
  • Kiểm soát căng thẳng và chủ động chia sẻ những cảm xúc tiêu cực để tránh gây ra các ảnh hưởng về thần kinh.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin cần thiết về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thời gặp ở nhiều trẻ em. Mặc dù mức độ nguy hiểm không cao nhưng để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, phụ huynh cũng cần chú ý quan sát và kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục để giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *