Hội chứng sợ nhện (Arachnophobia) là gì? Cách vượt qua nỗi sợ

Người mắc hội chứng sợ nhện (Arachnophobia) thậm chí có thể ngất xỉu, đặc biệt khi nhìn thấy những con nhện có kích thước quá lớn. Từng bị nhện cắn hay tiếp xúc với quá nhiều hình ảnh, thông tin tiêu cực, kinh hoàng về loài động vật này có thể chính là nguyên nhân làm hình thành nỗi sợ hãi quá mức này. Trị liệu tâm lý có thể giúp người bệnh vượt qua nỗi ám ảnh có hiệu quả.

Hội chứng sợ nhện (Arachnophobia) là gì?

Nhện vốn là loài động vật nhiều chân, có lông lá rậm rạp, ngoại hình không mấy bắt mắt lại chẳng hề thơm tho nên luôn khiến cho rất nhiều người có cảm giác sợ hãi, không muốn lại gần. Tuy nhiên thường trạng thái này chỉ nằm ở mức giật mình, sợ và tìm cách tránh xa để không phải tiếp xúc với nhện, sau đó cảm xúc của những người này sẽ trở về trạng thái ổn định bình thường.

Hội chứng sợ nhện
Hội chứng sợ nhện đặc trưng bằng các phản ứng quá mức, run rẩy hay thậm chí là ngất xỉu khi thấy nhện

Tuy nhiên ở những người mắc hội chứng sợ nhện (Arachnophobia), nỗi sợ này thường được biểu thị một cách cực độ, kinh hoàng quá mức. Những người này có thể rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, hoảng loạn, đổ mồ hôi, run rẩy, tìm cách chạy trốn hay thậm chí là ngất xỉu nếu nhìn thấy nhện. Nỗi căng thẳng ám ảnh này có thể kéo dài, ngay cả khi họ không nhìn thấy nhện nữa.

Thuật ngữ Arachnophobia được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại, theo đó từ “Arachne” chính là loài nhện và “phobia” là nỗi sợ hãi mang tính chất quá mức, phi lý.  Thống kê cho thấy có khoảng 3- 15% dân số rơi vào hội chứng tâm lý này, đa số là phụ nữ và trẻ em. Nỗi ám ảnh này có thể gây ảnh hưởng phần lớn đến chất lượng cuộc sống bởi người bệnh luôn lo lắng sẽ gặp nhện ở mọi nơi.

Arachnophobia được xếp thuộc nhóm rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu hay cụ thể hơn là hội chứng sợ động vật. Bản thân người mắc hội chứng sợ nhện hoàn toàn có thể tự ý thức được nỗi sợ của mình nhưng họ không cho rằng đó là phi lý và họ cũng có thể đưa ra hàng loạt lý do để chứng minh cho điều này.

Biểu hiện hội chứng sợ nhện

Thực tế nỗi sợ nhện luôn tiềm ẩn ở tất cả mọi người, tuy nhiên chúng ta thường có thể tự kiểm soát được và thường có thể tăng lên nếu có liên quan tới các loài nhện độc. Tuy nhiên ở hội chứng sợ nhện, nỗi ám ảnh sợ hãi kinh hoàng này thường lan tỏa trên cả mặt tinh thần lẫn thể chất, đáp ứng với bất cứ loại nhện nào, có kích thước ra sao, có độc hay không.

Hội chứng sợ nhện
Trong mắt người mắc hội chứng sợ nhện, loài động vật này vô cùng lo lớn và ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm nếu tiếp xúc

Một số biểu hiện điển hình của hội chứng sợ nhện như

  • Gia tăng mức độ căng thẳng, lo lắng tột độ khi thấy nhện ( dù là trực tiếp hay trên hình ảnh). Các biểu hiện trong tình huống này thường được biểu hiện như chân tay run rẩy, đứng không vững; đồ mồ hôi nhiều, đặc biệt ở tay chân; choáng váng, xây xẩm mặt mày; đánh trống ngực; thở hụt hơi, cảm thấy đau tức ngực; đồng từ giãn rộng. Người lớn mắc Arachnophobia có xu hướng chạy trốn trong khi trẻ em có xu hướng la hét, khóc lóc để tìm kiếm sự giúp đỡ những người xung quanh
  • Nỗi sợ hãi, kích động xuất hiện trên cả hình ảnh con nhện, nhện đồ chơi hay các con nhện thật sự, thậm chí người bệnh còn có thể ngất xỉu nếu thấy những con nhện có kích thước quá lớn
  • Luôn cảm thấy bản thân có thể gặp nhiều nguy hiểm nếu hạn gần loài nhện, chẳng hạn cho rằng nếu bị loài động vật này cắn có thể gây tử vong
  • Hội chứng sợ nhện khiến người bệnh này luôn cảm thấy không an toàn khi ra ngoài, thậm chí là ở trong nhà cũng lo lắng bởi loài động vật này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu
  • Nỗi căng thẳng ám ảnh có thể hiện diện bất cứ lúc nào, thậm chí đi vào giấc ngủi khiến người bên gặp ác mộng
  • Tìm cách tránh né mọi địa điểm hay các hoạt động có thể nhìn thấy nhện, chẳng hạn như các góc nhà nhiều bụi, bụi cây rậm rạp hay các hoạt động như leo núi, dọn dẹp kho, nhà cửa
  • Nếu gặp nhện, người mắc Arachnophobia  sẽ bỏ chạy hoặc nhờ người khác xử lý chứ bản thân họ không thể nào đến gần

Các biểu hiện của hội chứng sợ nhện thường được biểu hiện một cách rõ ràng, tuy nhiên một vài người có thể cho rằng những người này đang làm quá hay “nhện bé tí có gì đâu mà sợ đến vậy”. Cường độ nỗi sợ cũng có thể khác nhau trên từng người, một số vẫn có thể dám đi qua những con nhện có kích thước nhỏ, nhưng một số khác chỉ cần thấy hình ảnh con nhện cũng đủ khiến họ kích động tột độ.

Nguyên nhân hội chứng sợ nhện

Nỗi sợ hãi của con người thường bắt nguồn từ chính những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phát hiện thấy có những nguy hiểm. Thực tế nỗi sợ nhện đã có ngay từ thời tiền sử bởi lúc này, con người sinh sống trong môi trường tự nhiên tiềm ẩn rất nhiều mối dọa, chẳng hạn như các loài nhện cực độc có thể giết chết bất cứ ai. Bởi thế ngay khi nhìn thấy loài động vật này, con người sẽ có xu hướng tránh né.

Hội chứng sợ nhện
Những thông tin luôn cho rằng nhện là loài nguy hiểm khiến nhiều người bị ám ảnh và hình thành nỗi sợ hãi

Tất nhiên ở thời điểm hiện tại , người ta đã phát hiện ra loài nhện nào có nọc độc, loài nhện nào bình thường. Hơn hết con người có kích thích lớn hơn loài nhện gấp hàng trăm lần và hoàn toàn có thể tìm cách tiêu diệt chúng chứ không phải là hoảng loạn và chạy trốn. Hội chứng sợ nhện có thể bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố, chẳng hạn

  • Di truyền: bộ đôi nhà nghiên cứu Joshua New và Tasmin German đã đưa ra các tài liệu chứng minh nỗi sợ hãi loài nhện của con người ở thời điểm hiện tại có liên quan đến nỗi sợ hãi của tổ tiên họ từ thời xa xưa. Nỗi sợ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và bùng phát các triệu chứng khi gặp yếu tố kích hoạt, cho dù họ không gặp các nguy hiểm do loài nhện gây ra trực tiếp. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người mắc Arachnophobia hay một số vấn đề tâm lý, rối loạn ám ảnh khác thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn hẳn.
  • Chấn thương tâm lý: một người có thể hình thành hội chứng sợ nhện nếu bản thân họ hay những người xung quanh từng bị rơi vào nguy hiểm vì loài động vật này, chẳng hạn bị nhện cắn đến mức nhập viện. Hoặc một đứa trẻ từng bị một con nhện có kích thước lớn, tấn công hay một ai đó đem hình ảnh loài vật này hù dọa cũng có thể hình thành các chấn thương tâm lý và phản ứng quá khích khi thấy nhện.
  • Yếu tố ngoại hình: trẻ em hay phụ nữ thường có tâm lý nhạy cảm và mong manh nên vốn dĩ đã cảm thấy sợ hãi với loài động vật nhiều chân lông lá này. Tuy nhiên ở một số đất nước, loài nhện có thể có kích thước khổng lồ cùng ngoại hình vô cùng kỳ dị nên càng làm những đối tượng này ám ảnh, kinh hãi, hoảng loạn hơn. Chẳng hạn như Nhện Goliath Birdeater ở vùng cao Nam Mỹ; Xenesthis monstrosa  ở Colombia; nhện thợ săn ở  Australia..
  • Các thông tin tiêu cực: nếu một người vốn đã hay có tâm lý lo lắng lại thường xuyên tiếp xúc các thông tin như nọc độc của nhện có thể gây chết người hay xem các bộ phim phóng đại quá mức về kích thước, mức độ nguy hiểm của loài nhện thì tự động cơ thể sẽ hình thành các phản ứng sợ hãi quá mức.

Một điều thú vị chính là người ta đã chỉ ra, một người khi mắc hội chứng sợ nhện thường cảm thấy những con nhện tròn mắt họ có kích thước to hơn bình thường. Bởi khi một người đã hình thành cơ chế sợ hãi với một đối tượng thì cho dù nó an toàn, có kích thước nhỏ vẫn sẽ luôn bị phóng đại quá mức. Điều này càng làm nỗi sợ và các phản ứng khác của người bệnh diễn biến trầm trọng hơn khi thấy nhện.

Hội chứng sợ nhện có nguy hiểm không?

Hầu như các cảm xúc lo lắng, căng thẳng, sợ hãi của người mắc hội chứng sợ nhện chỉ xuất hiện khi họ nhìn thấy hay đối mặt trực tiếp với loài động vật này. Có nghĩa là nếu không nhìn thấy nhện thì các trạng thái sinh hoạt của họ vẫn hoàn toàn bình thường, hầu như không gây ra quá nhiều ảnh hưởng.

Tuy nhiên nhện lại là động vật khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, chẳng hạn một góc nhà lâu ngày không quét dọn, trên các tán cây, đôi khi là trên cả mặt nước, đặc biệt phổ biến ở các vùng nông thôn nhiều cây cối rậm rạp. Điều này khiến nhiều người bệnh luôn sống trong nỗi hoang mang, căng thẳng rằng ra ngoài có quá nhiều mối nguy hiểm, nhện có thể tấn công họ bất cứ lúc nào.

Một người khi lúc nào cũng sống trong nỗi ám ảnh căng thẳng sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, khó tập trung, chán nản, dễ có cảm xúc bốc đồng kích động hơn. Một số người mắc hội chứng sợ nhện nghiêm trọng cũng có thể từ chối ra ngoài mà chỉ luôn ở trong nhà, đặc biệt không đến những nơi nhiều cây cối để không gặp nguy hiểm.

Nói chung hội chứng sợ nhện có thể gây ra nhiều cản trở đến người bệnh trong việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoài trời, giảm chất lượng cho các trải nghiệm cá nhân và cuộc sống người bệnh. Tình trạng này càng kéo dài càng gây ra nhiều ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác, chẳng hạn như sức khỏe.

Làm thế nào để khắc phục hội chứng sợ nhện?

Nỗi căng thẳng, lo lắng quá mức với loài nhện nếu kéo dài quá 6 tháng và đạt đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán mới được xác định là hội chứng sợ nhện. Bác sĩ và chuyên gia sẽ xem xét các phản ứng của người bệnh khi tiếp xúc với loài nhện, tiền sử bệnh lý hoặc một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác tình trạng, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.

Để vượt qua hội chứng sợ nhện có thể cần phải kết hợp đồng thời  nhiều phương pháp, bao gồm cả trị liệu, thuốc cùng việc điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt mỗi ngày. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo việc can thiệp điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Trị liệu tâm lý

Hội chứng sợ nhện bắt nguồn từ những nỗi sợ, nỗi ám ảnh vô căn cứ, tuy nhiên lại không ai giải đáp cũng như thay đổi suy nghĩ của những người này và khiến họ tin tưởng. Nhà trị liệu chính là người sẽ đảm nhiệm vai trò khó khăn này, chính là thay đổi tư duy, nhìn nhận của người bệnh về loài nhện theo hướng đúng đắn cũng như hướng dẫn cách biện pháp giải quyết khi phải đối diện với loài động vật này.

Hội chứng sợ nhện
Sử dụng các công nghệ ảo kết hợp với trị liệu tâm lý đang là biện pháp được nhiều nơi áp dụng

Các chuyên gia tâm lý cần trò chuyện trực tiếp với người bệnh để có thể xác định được nguồn gốc của nỗi sợ, chẳng hạn như có phải họ từng bị nhện tấn công hay chỉ bởi ám ảnh từ phim ảnh. Cần hiểu rõ căn nguyên của Arachnophobia mới có thể xây dựng được lộ trình can thiệp phù hợp.

Một số liệu pháp chính được chỉ định trong can thiệp tâm lý cho người mắc hội chứng sợ nhện như

  • Liệu pháp phơi nhiễm: được thực hiện bằng cách tạo ra không gian, môi trường để người bệnh tiếp xúc trực tiếp với nỗi sợ hãi, căng thẳng của bản thân. Khi tiếp xúc thường xuyên với nỗi sợ hãi thì mức độ căng thẳng sẽ có xu hướng giảm dần. Chẳng hạn ban đầu chuyên gia có thể cho người bệnh nhìn hình ảnh của nhện, sau đó là xem video, xem qua lồng kính hoặc trực tiếp chạm vào nhện hoặc thậm chí là dùng tay để giữ một con nhện. Nhà trị liệu sẽ đồng hành và hướng dẫn người bệnh các kiểm soát cảm xúc phù hợp để tránh các phản ứng quá mức trong trạng thái rối loạn.
  • Liệu pháp hành vi – nhận thức: nhằm giúp người bệnh hiểu rõ những cảm xúc, nhìn nhận của bản thân đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ, từ đó dần điều chỉnh theo hướng đúng đắn, tích cực hơn. Khi nguồn gốc nỗi sợ dần được tháo gỡ, người bệnh có cái nhìn khác về loài nhện thì các biểu hiện của hội chứng sợ nhện sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
  • Liệu pháp thư giãn và giải tỏa xúc: nhằm giúp bản thân người bệnh có thể tự kiểm soát nỗi căng thẳng lo âu quá mức khi nhìn thấy những con nhện. Thiền hay các liệu pháp hít thở có thể được hướng dẫn cho người mắc hội chứng sợ nhện để duy trì sự bình ổn về tâm trạng, nhờ đó vượt qua nỗi ám ảnh dễ dàng hơn.

Hay hiện nay, việc sử dụng một số thiết bị hay ứng dụng ảo có thể được áp dụng trong quá trình trị liệu cho người mắc hội chứng sợ nhện. Các ứng dụng này có thể giúp tạo ra các hình ảnh ảo của nhện đang tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, điều này giúp họ có cảm giác chân thật hơn trong khi biết chắc chắn không có nguy hiểm nên sẽ sẵn sàng tham gia hơn.

Hóa dược và các biện pháp y tế khác

Thuốc không phải là biện pháp chính cho người mắc hội chứng sợ nhện, tuy nhiên có thể được chỉ định nếu nỗi ám ảnh, căng thẳng có thể cản trở quá nhiều đến cuộc sống hay các hoạt động khác của họ. Việc dùng thuốc cần thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ để tránh các phản ứng không mong muốn khác xuất hiện.

Các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hay thuốc giảm lo âu có thể xem xét chỉ định cho người bệnh trong từng trường hợp. Đặc biệt Propranolol để hạ huyết áp cũng có thể được chỉ định cho một số bệnh nhân trước khi họ thực hiện liệu pháp phơi nhiễm nhằm hạn  chế mức độ căng thẳng, quá khích khi phải đối diện với nỗi sợ hãi.

Trên thực tế, nhà khoa học Marieke Soeter và Merel Kindt đã từng nhốt 24 người đã cùng mắc Arachnophobia trong phòng kín, tiêm liều Propranolol vừa đủ trước khi bắt đầu thực hiện liệu pháp tiếp xúc trong vòng 120s. Những người bệnh được yêu cầu thử chạm vào nhện kèm theo lời hứa sau khi chạm vào sẽ hết bệnh. Kết quả là 2/120 người dám thực hiện yêu cầu này đã thực hiện hết sợ nhện, thậm chí họ còn dám cầm và cưng nựng chúng.

Hay vào năm 2014, một cuộc phẫu thuật đặc biệt đã được thực hiện, theo đó các bác sĩ đã cắt bỏ  một mảnh mô ở phía trái hạch hạnh nhân ở người mắc sarcoidosis ( một dạng u não) nhằm giải quyết các triệu chứng co giật, nhưng sau đó nỗi sợ nhện của người này cũng biến mất, thậm chí có xu hướng say mê loài động vật này. Tuy nhiên việc phẫu thuật não cho người mắc hội chứng sợ nhện vẫn còn đang được nghiên cứu thêm và chưa được khẳng định chính xác.

Các biện pháp cải thiện tại nhà

Hầu như hội chứng sợ nhện được chỉ định dùng thuốc và trị liệu tâm lý theo từng giai đoạn thay vì phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp ích đáng kể cho người bệnh sớm vượt qua nỗi ám ảnh của bản thân, phục hồi toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần để dần tham gia vào các hoạt động xã hội thường ngày.

Hội chứng sợ nhện
Tìm hiểu về loài nhện nhiều hơn bạn sẽ thấy đây cũng là loài vật thú vị và không quá đáng sợ như vẫn tưởng

Một số biện pháp có thể giúp ích trong quá trình can thiệp cho hội chứng sợ nhện bao gồm

  • Điều chỉnh một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tích cực, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa căng thẳng, mệt mỏi
  • Tìm hiểu những thông tin về loài nhện thay vì luôn giữ nhưng tư duy cho rằng loài động vật này rất nguy hiểm. Chẳng hạn mặc dùng có đến 43.000 loài nhện nhưng chỉ có khoảng 30 loài có nọc độc nguy hiểm và các loài này cũng không quá phổ biến; loài nhện hầu như không có xu hướng chủ động tấn công con người, kể cả các loài nhện độc có kích thước lớn; Nhện là loài kiểm soát dịch hại tốt nhất bởi chúng tiêu diệt khá nhiều các loài côn trùng có hại.. Khám phá các thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn, tích cực hơn, thậm chí là yêu thích loài vật có ngoại hình kém thu hút này
  • Tránh xa việc xem các bộ phim quá phóng đại về sự nguy hiểm của loài nhện hay các hình ảnh gớm ghiếc về chúng sẽ giúp các biểu hiện của hội chứng sợ nhện không bị bùng nổ hay tái phát
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là góc nhà, tránh để tình trạng “ao tù nước đọng” có thể làm chỗ trú ngụ cho loài nhện
  • Chia sẻ nỗi lo lắng và cảm xúc của bản thân với những người xung quanh để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết

Hội chứng sợ nhện là một dạng rối loạn lo âu cũng khá phổ biến, tuy nhiên vẫn có thể khắc phục. Bất cứ ai cũng có thể mắc rối loạn này, đặc biệt với những người có tinh thần yếu, dễ lo sợ, hay căng thẳng. Tự điều chỉnh một lối sống lành mạnh hơn, kiểm tra các thông tin trước khi tiếp nhận, chăm sóc sức khỏe tinh thần đúng cách chính là biện pháp cần thiết để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý này.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *