Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia): Dấu hiệu và những ảnh hưởng

Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) không phải là cảm giác sợ hãi các loài cá lớn, nguy hiểm. Người mắc hội chứng này thường trực nỗi sợ với tất cả các loài cá, bao gồm cả cá nhỏ và cá ăn được. Tỷ lệ mắc bệnh thấp nên ít được biết đến, người bệnh vì thế không có cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị kịp thời.

Hội chứng sợ cá/ Ichthyophobia là gì?

Cá là loại thực phẩm quen thuộc xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày. Một số loại cá lớn đe dọa như cá mập, cá voi, cá sấu,… có thể gây ra nỗi sợ đối với một số người. Tuy nhiên, nỗi sợ này hoàn toàn phù hợp với mức độ đe dọa và được xem là bình thường.

Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) không được sử dụng để đề cập đến nỗi sợ kể trên. Thuật ngữ này được dùng để chỉ một dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu điển hình bởi nỗi sợ phi lý và dai dẳng về các loài cá. Bao gồm cả các loài cá lành tính, cá ăn được và những loài cá có kích thước nhỏ.

hội chứng sợ cá
Hội chứng sợ cá là nỗi sợ vô lý, mạnh mẽ và không thể kiểm soát về tất cả các loài cá

Khác với nỗi sợ các loài cá nguy hiểm, nỗi sợ phi lý này thường trực gần như mọi lúc. Vì sợ hãi quá mức, người mắc chứng Ichthyophobia gần như né tránh hoàn toàn các món ăn từ cá, hình ảnh, video clip về cá và các tình huống có thể nhìn thấy cá.

Người bị hội chứng sợ cá có thể sợ cá sống hoặc cá đã chết. Dù biểu hiện có đôi chút khác biệt ở từng trường hợp, song Ichthyophobia thực sự gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống. Khi nhìn thấy cá, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng thể chất và tinh thần trở nên hoảng loạn, mất kiểm soát. Đây là lý do hội chứng sợ cá cần phải được điều trị dù nghe tưởng chừng như vô hại.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Thực tế, có rất nhiều loại rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu. Hội chứng sợ cá dễ bị nhầm lẫn với hội chứng sợ cá mập, sợ động vật, sợ biển,… Đến nay, rối loạn này vẫn là thách thức với y học khi căn nguyên và cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Các phương pháp điều trị cũng chưa mang lại hiệu quả tối ưu như mong đợi.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ cá

Hội chứng sợ cá có triệu chứng tương tự như các ám ảnh sợ đặc hiệu khác. Dấu hiệu điển hình chính là cảm giác sợ hãi các loài cá một cách vô lý, dai dẳng, kéo dài trong ít nhất 6 tháng. Nỗi sợ này không tương xứng với mức độ đe dọa của đối tượng, bệnh nhân sợ cả những loài cá ăn được, cá nhỏ, lành tính,…

Khi nhìn thấy cá, sự sợ hãi gia tăng kéo theo một loạt các cảm xúc tiêu cực và triệu chứng thể chất mà không thể kiểm soát. Tình trạng này khiến cho người bệnh tìm mọi cách trốn tránh các tình huống có thể nhìn thấy cá. Theo thời gian, Ichthyophobia sẽ gây ra nhiều biến chứng, hệ lụy khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm sút.

hội chứng sợ cá
Người mắc hội chứng sợ cá thường trực nỗi sợ về các loài cá, bao gồm cả cá sống và cá chết

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ cá:

  • Luôn có cảm giác sợ cá bao gồm cả các loại cá nguy hiểm, cá có nọc độc, cá lành tính, cá có kích thước nhỏ, vô hại,…
  • Nỗi sợ phi lý phải kéo dài ít nhất 6 tháng và gây ra những phiền toái, ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt, công việc/ học tập và các mối quan hệ
  • Chủ động né tránh các tình huống có thể nhìn thấy cá như không bao giờ đến khu vực bán cá của chợ/ siêu thị, biển, thủy cung, nhà hàng hải sản,… Một số người còn né tránh cả hình ảnh, video clip về cá, từ chối lời mời đến nhà ai đó vì biết trong nhà có chậu cá, bể cá.
  • Khi nghĩ đến cá, người bệnh sẽ lập tức trở nên lo lắng và căng thẳng.
  • Trường hợp phải đối mặt với nỗi sợ (các loài cá), sự lo lắng, sợ hãi sẽ tăng lên. Đi kèm là các cảm xúc tiêu cực như có cảm giác sợ chết, khóc lóc, tuyệt vọng,… và triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, bồn chồn, run rẩy, đổ mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn.
  • Khi nhìn thấy cá, người bệnh sẽ có cảm giác nghẹn thở. Một số người tìm cách tháo chạy khỏi tình huống đó nhưng cũng có trường hợp bị tê liệt, ngất xỉu.
  • Phần lớn người mắc chứng Ichthyophobia đều nhận ra nỗi sợ của bản thân là vô lý. Tuy nhiên, họ không thể kiểm soát sự sợ hãi, lo lắng dù rất nỗ lực.

Tương tự như các ám ảnh sợ đặc hiệu khác, triệu chứng của Ichthyophobia có thể khác nhau về mức độ ở từng trường hợp. Một số bệnh nhân chỉ gặp phải các triệu chứng nhẹ. Nhưng cũng có những trường hợp sợ hãi quá mức và gần như không thể ra khỏi nhà vì lo lắng sẽ nhìn thấy cá.

Ở trẻ em, hội chứng sợ cá cũng có triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, trẻ sẽ có cách bộc lộ nỗi sợ khác hơn đôi chút. Các triệu chứng của hội chứng sợ cá ở trẻ bao gồm:

biểu hiện của hội chứng sợ cá
Trẻ mắc chứng sợ cá thường khóc lóc, la hét dữ dội khi nhìn thấy cá hoặc ngửi thấy mùi cá
  • La hét, khóc lóc dữ dội khi nhìn thấy cá
  • Một trẻ trở nên tức giận, kích động, hung hăng
  • Run rẩy, tay chân lạnh
  • Bám lấy bố mẹ
  • Hoảng loạn cực độ, ngất xỉu

Ichthyophobia và các hội chứng có liên quan

Ichthyophobia rất ít khi xảy ra đơn độc. Theo thống kê dịch tễ, hội chứng này thường có liên quan với các ám ảnh sợ đặc hiệu khác nhau:

Ngoài các ám ảnh sợ đặc hiệu đi kèm, hội chứng này có thể xảy ra đồng thời với các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ,…

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ cá là gì?

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể lý giải chính xác nguyên nhân gây ra các rối loạn ám ảnh sợ hãi bao gồm cả Ichthyophobia. Hội chứng sợ cá được cho là có liên quan đến trải nghiệm tiêu cực từ thời thơ ấu hoặc cũng có thể do các rối loạn tâm thần. Mặc dù đã có nhiều yếu tố được chỉ ra nhưng tất cả hiện vẫn là giả thuyết. Để đưa ra kết luận chính thức, các chuyên gia cần có thêm bằng chứng từ các nghiên cứu chuyên sâu.

Một số yếu tố có liên quan đến hội chứng sợ cá (Ichthyophobia):

1. Di truyền

Di truyền được xác định là yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng Ichthyophobia. Người bị rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu nói chung và hội chứng sợ cá nói riêng đều có hạch hạnh nhân hoạt động hơn mức bình thường.

nguyên nhân hội chứng sợ cá
Di truyền được xem là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ cá

Cơ quan này có chức năng tạo ra nỗi sợ hãi, lo lắng để cảnh báo nguy hiểm. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hạch hạnh nhân hoạt động quá mức gây ra nỗi sợ phi lý, phóng đại về các loài cá.

2. Tiền sử có các rối loạn tâm thần

Ichthyophobia thường xảy ra ở người bị trầm cảm, rối loạn hoảng sợ hoặc mắc các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu khác. Do đó, tiền sử mắc các rối loạn tâm thần được xem là yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng sợ cá.

3. Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Giống như các loại ám ảnh sợ đặc hiệu khác, Ichthyophobia có thể phát triển từ trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Những sự kiện sang chấn như dị ứng cá nghiêm trọng, bị cá tấn công, lây nhiễm bệnh từ cá,… sẽ vô tình gây ra nỗi sợ cá dai dẳng. Theo thời gian, não bộ tự “lập trình” nỗi sợ khi nhìn thấy cá để cảnh báo nguy hiểm nhằm bảo vệ cơ thể.

4. Vấn đề văn hóa

Hội chứng sợ cá có mối liên hệ với văn hóa của các bộ lạc Navajo ở Bắc Mỹ. Bộ lạc này không tiếp xúc và không ăn các món ăn được chế biến từ cá. Những người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa này sẽ có nguy cơ phát triển hội chứng sợ cá cao hơn so với những người khác.

5. Sống chung với người mắc hội chứng sợ cá

Khi sống chung với người mắc chứng Ichthyophobia trong một thời gian dài, não bộ sẽ vô thức ghi nhớ và học tập hành vi, cảm xúc của người đó trong một số tình huống. Trẻ nhỏ chung sống người mắc chứng sợ cá (dù không cùng huyết thống) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Lý do là vì trẻ học theo phản ứng và dần hình thành tâm lý lo lắng, sợ hãi khi nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi cá.

So với hội chứng sợ gián, chứng sợ độ cao, sợ không gian hẹp,… hội chứng sợ cá ít phổ biến hơn. Do đó, đến nay chưa có con số chính xác số người mắc hội chứng này. Các nghiên cứu về căn nguyên bệnh cũng khá hạn chế và chưa được đào sâu như các hội chứng khác. Dù vậy, di truyền và yếu tố môi trường được xác định có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.

Ichthyophobia có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường được phát hiện từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Nếu không được can thiệp sớm, nỗi sợ vô lý về các loài cá có thể kéo dài suốt đời.

Ảnh hưởng, biến chứng của hội chứng sợ cá

Hội chứng sợ cá nghe tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Nỗi sợ vô lý, phóng đại về các loài cá cản trở tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Hội chứng này không tự thuyên giảm nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết.

nguyên nhân hội chứng sợ cá
Nếu không được điều trị, hội chứng sợ cá sẽ làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu

Trường hợp không được can thiệp, người mắc chứng Ichthyophobia sẽ phải đối mặt với biến chứng sau:

  • Nỗi sợ thường trực về các loài cá khiến tinh thần dễ căng thẳng, ít khi được thư giãn hoàn toàn. Trạng thái tinh thần không thoải mái làm gia tăng sự nhạy cảm với các yếu tố stress trong cuộc sống.
  • Các hành vi né tránh như không ăn cá, không đến biển, siêu thị, nhà hàng hải sản, thủy cung,… sẽ ảnh hưởng đến những trải nghiệm cuộc sống. Một số người từ chối các cuộc gặp gỡ vì biết rằng nơi hẹn có chậu cá, bể cả. Hội chứng sợ cá vô tình sẽ gây ra rào cản trong các mối quan hệ, người bệnh khó có thể duy trì quan hệ với ai đó lâu dài.
  • Một số người sợ hãi cực độ và gần như không dám ra ngoài vì lo sợ sẽ nhìn thấy cá. Người bệnh có thể cô lập bản thân, nhốt mình trong phòng.
  • Hội chứng sợ cá làm gia tăng các vấn đề sức khỏe thể chất do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Bởi cá cung cấp cho cơ thể rất nhiều khoáng chất, đạm, axit béo không tìm thấy ở các loại thực phẩm khác.
  • Ichthyophobia cũng được xác định có thể làm gia tăng các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn sợ xã hội, rối loạn hoảng sợ, trầm cảm… Người mắc chứng bệnh này cũng có nguy cơ nghiện rượu, chất kích thích cao hơn bình thường.
  • Hội chứng sợ cá kết hợp với trầm cảm, rối loạn lo âu có thể thúc đẩy hành vi tự sát.

Có thể thấy, Ichthyophobia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Ảnh hưởng của hội chứng này không xảy ra một cách đột ngột mà tiến triển từ từ nên thường bị bỏ qua. Hơn nữa, hiểu biết hạn chế của những người xung quanh cũng là lý do khiến người bị hội chứng sợ cá chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị.

Chẩn đoán hội chứng sợ cá

Hội chứng sợ cá được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng. Hiện không có xét nghiệm nào có thể xác định hội chứng này. Dù vậy, xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp MRI, CT não có thể loại trừ một số khả năng có liên quan.

Số người được chẩn đoán mắc chứng Ichthyophobia ít hơn rất nhiều so với tỷ lệ mắc bệnh thật sự. Bởi phần lớn bệnh nhân không tìm kiếm sự trợ giúp và những người xung quanh cũng không có hiểu biết về chứng bệnh này.

Sau khi thu thập triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán khi bệnh nhân đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Nỗi sợ, sự lo lắng, hoảng loạn về loài cá không tương xứng với nguy cơ, rủi ro của tình huống.
  • Nỗi sợ về cá phải kéo dài dai dẳng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày và các khía cạnh khác như các mối quan hệ, học tập, công việc,…
  • Nỗi sợ dai dẳng, phi lí về cá gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
  • Các triệu chứng thể chất, tâm lý bị kích hoạt khi nghĩ về cá hoặc nhìn thấy cá.
  • Nỗi sợ về cá thôi thúc các hành vi né tránh, lẩn trốn những tình huống có thể nhìn thấy cá.

Nếu đáp ứng đầy đủ các triệu chứng kể trên, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính thức. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị, cải thiện phù hợp.

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ cá

Như đã đề cập, điều trị hội chứng sợ cá còn nhiều hạn chế. Các phương pháp chưa thật sự mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Do đó, bệnh nhân có thể phải thực hiện nhiều phương pháp để có thể kiểm soát nỗi sợ vô lý về các loài cá.

Các phương pháp được lựa chọn trong điều trị hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) có thể là:

1. Liệu pháp tiếp xúc

Liệu pháp tiếp xúc là phương pháp hiệu quả nhất đối với các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, bao gồm cả chứng Ichthyophobia. Liệu pháp này thực chất là phương pháp giải mẫn cảm có hệ thống. Tức là bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với nỗi sợ (trong trường hợp này là cá) dưới sự kiểm soát của bác sĩ, chuyên gia.

nguyên nhân hội chứng sợ cá
Liệu pháp tiếp xúc được đánh giá là phương pháp triển vọng nhất với hội chứng sợ cá

Cường độ tiếp xúc sẽ tăng dần theo thời gian để bệnh nhân có thể thích nghi và tập quen với nỗi sợ. Ban đầu, người bệnh sẽ được tiếp xúc bằng suy nghĩ, liên tưởng. Sau khi đã thích nghi, chuyên gia sẽ tăng cường độ bằng cách cho tiếp xúc với hình ảnh, mùi, video clip, cuối cùng là nhìn thấy cá sống, cá chết và thưởng thức các món ăn từ cá.

Trước khi tiếp xúc với cá, chuyên gia sẽ chuẩn bị tâm lý cho người bệnh để hạn chế sự ám ảnh và nỗi sợ. Ưu điểm của liệu pháp này là có thể khắc phục nỗi sợ vô lý, quá mức về các loài cá. Tuy nhiên, do liên tục phải tiếp xúc với nỗi sợ, một số bệnh nhân có thể từ chối điều trị để né tránh việc phải nhìn thấy và nghĩ về cá.

2. Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả với nhiều rối loạn tâm thần. Liệu pháp này có thể cải thiện các ám ảnh sợ đặc hiệu, bao gồm cả hội chứng sợ cá.

CBT tập trung vào việc thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về cá (chẳng hạn như cá có thể gây nguy hiểm do chứa chì, thủy ngân, mang mầm bệnh,..). Sau đó, chuyên gia sẽ tiến hành điều chỉnh các cảm xúc và hành vi tiêu cực có liên quan đến cá.

Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giải quyết gốc rễ nỗi ám ảnh về cá, qua đó giúp làm phản ứng tâm lý và sinh lý khi nhìn thấy cá. Thông qua liệu pháp này, bệnh nhân có thể kiểm soát nỗi sợ. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và tinh thần.

3. Liệu pháp thôi miên

Liệu pháp thôi miên là một trong những lựa chọn khi điều trị hội chứng sợ cá. Liệu pháp này được thực hiện với mục đích giảm căng thẳng, lo lắng và các cảm xúc tiêu cực liên quan đến hội chứng sợ cá.

biểu hiện của hội chứng sợ cá
Liệu pháp thôi miên có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng mất ngủ cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ cá

Ở trạng thái thôi miên, chuyên gia cũng có thể khai thác suy nghĩ thật sự của người bệnh về các loài cá và tìm hiểu được trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Ngoài hiệu quả giảm căng thẳng, phương pháp này còn có thể điều chỉnh lối suy nghĩ tiêu cực. Qua đó góp phần làm giảm nỗi sợ vô lý về cá và hạn chế được sự lo lắng, ám ảnh quá mức.

Trong liệu pháp thôi miên, chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân kỹ thuật thở sâu, thư giãn,… để có thể kiểm soát các triệu chứng tâm lý, thể chất kích hoạt khi nhìn thấy cá. Khi kiểm soát được cảm xúc, bệnh nhân sẽ giảm dần nỗi sợ về loài động vật vô hại này.

4. Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)

Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) thường được áp dụng cho người bị rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, DBT cũng có hiệu quả với các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu nói chung và hội chứng sợ cá nói riêng.

Liệu pháp hành vi biện chứng giúp bệnh nhân trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể đối phó với các tình huống khủng hoảng. Khi tiếp xúc với cá, bệnh nhân sẽ trở nên hoảng loạn, buồn nôn, tim đập nhanh và không thể kiểm soát cảm xúc. Nỗi sợ hãi tột độ có thể vô tình khiến người bệnh ngất xỉu. Tuy nhiên với những kỹ năng mà liệu pháp DBT mang lại, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt tình huống này.

5. Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR)

Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) cũng được cân nhắc cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ cá. Liệu pháp này ban đầu được áp dụng cho bệnh nhân trầm cảm, sau đó được sử dụng trong điều trị nhiều rối loạn tâm thần khác nhau.

biểu hiện của hội chứng sợ cá
Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) là một trong những lựa chọn trong điều trị chứng Ichthyophobia

MBSR được thực hiện trong vòng 8 tuần. Sau khi can thiệp, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt cảm giác lo lắng, sợ hãi tột độ khi tiếp xúc với cá.

6. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc ít khi là lựa chọn trong điều trị hội chứng sợ cá (Ichthyophobia). Tuy nhiên những trường hợp lo lắng, kích động quá mức sẽ được chỉ định thuốc để kiểm soát triệu chứng trong thời gian chờ các liệu pháp tâm lý phát huy hiệu quả.

Các loại thuốc được cân nhắc cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ cá (Ichthyophobia):

  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng thể chất (tim đập nhanh, bồn chồn,…) khi nhìn thấy cá. Loại thuốc này ít khi được chỉ định do tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng phụ. Hiệu quả của thuốc cũng không thật sự cần thiết đối với người mắc hội chứng sợ cá.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để giảm các cảm xúc tiêu cực liên quan đến nỗi sợ vô lý với các loài cá như lo lắng, buồn bã, u uất,… Loại thuốc được dùng phổ biến nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs).
  • Thuốc an thần: Thuốc an thần có khả năng gây nghiện nên chỉ được dùng khi cần thiết. Thuốc có hiệu quả giảm các hành vi kích động quá mức, góp phần cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn ở bệnh nhân mắc hội chứng sợ cá.

7. Các biện pháp hỗ trợ

Vượt qua hội chứng sợ cá không đơn giản như nỗi sợ thông thường. Người mắc chứng bệnh này không chỉ sợ hãi đơn thuần mà bị ám ảnh quá mức bởi các loài cá. Do đó, cần phải có một kế hoạch hoàn chỉnh để có thể loại bỏ nỗi sợ phi lý về cá một cách triệt để.

Bên cạnh các liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc, các biện pháp hỗ trợ cũng đóng góp vai trò quan trọng trong điều trị hội chứng sợ cá. Các biện pháp cải thiện được cân nhắc bao gồm:

  • Loại bỏ các yếu tố có thể gia tăng nỗi sợ, cảm giác lo lắng, bồn chồn như rượu bia, thức uống chứa caffeine, thuốc lá, áp lực công việc, học tập,…
  • Những người xung quanh cũng nên tạo môi trường lý tưởng cho bệnh nhân. Bởi các sự kiện sang chấn, mâu thuẫn kéo dài có thể kích hoạt nỗi sợ cá bùng phát mạnh mẽ.
  • Nỗi sợ dai dẳng về cá sẽ khiến tinh thần luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng. Các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, đạp xe, massage, tắm nước ấm,… sẽ hỗ trợ giải tỏa các cảm xúc tiêu cực.
  • Người mắc hội chứng sợ cá sẽ từ chối dùng thức ăn từ cá và các loại hải sản (vì mùi tanh của hải sản sẽ khiến người bệnh liên tưởng đến cá). Do đó, cần chú ý chế độ dinh dưỡng và có thể bổ sung thêm TPCN để tránh thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) ít phổ biến hơn các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu khác. Chủ động trang bị kiến thức về hội chứng này sẽ giúp bạn đọc nhận biết vấn đề sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Dù hiếm gặp nhưng nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, người bệnh vẫn có thể vượt qua nỗi sợ phi lý và chủ động hơn trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *