Thực trạng nghiện mạng xã hội: Hiểu rõ tác hại và giải pháp

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tình trạng nghiện mạng xã hội đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc hiểu rõ những tác động tiêu cực từ việc sử dụng internet quá mức là yếu tố quan trọng giúp chúng ta tìm ra giải pháp trong việc kiểm soát và hạn chế tình trạng này. 

Nghiện mạng xã hội là gì? Thực trạng hiện nay

Nghiện mạng xã hội là một hiện tượng tâm lý của con người khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cho không gian trực tuyến khiến cho bản thân bị phụ thuộc và lạm dụng chúng. Trên thực tế việc xác định một người có mắc chứng nghiện mạng xã hội hay không rất khó.

Nghiện mạng xã hội là gì?
Tình trạng nghiện mạng xã hội đang là vấn nạn phổ biến hiện nay

Mạng xã hội không chỉ là không gian giúp người dùng truy cập, cập nhập thông tin hàng ngày, mà nó cũng là phương tiện hỗ trợ con người thư giãn và giải trí. Tuy nhiên, việc quá ràng buộc bản thân với chiếc điện thoại thông minh đã khiến cho tình trạng “nghiện” lan rộng và phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết.

Hiện nay, trên thế giới các nhà khoa học đã thống kê số liệu cụ thể cho chúng ta tổng quan hơn về thực trạng này

  • 92% Người dùng lướt mạng xã hội mỗi ngày
  • 24% Người sử dụng liên tục online các nền tảng trực tuyến.
  • 76% Tham gia mạng xã hội là trẻ thanh thiếu niên, trong đó 71% Facebook, 52% Instagram, 33% Twitter
  • 77% Phụ huynh lo ngại việc con cái bị giảm tương tác với người khác khi sử dụng mạng xã hội
  • 59% phụ huynh khẳng định con họ mắc chứng nghiện điện thoại.
  • 50% Người sử dụng nền tảng trực tuyến tự nhận bản thân nghiện mạng xã hội.

Theo một báo cáo của Google, tính đến tháng 6 năm 2023 tại Việt Nam có 79% người dân đang sử dụng mạng xã hội. Trong đó, số giờ trung bình mỗi người sử dụng là 2 giờ 52 phút, gần 45% đối tượng đang ở độ tuổi 18-34 có thói quen kiểm tra trang cá nhân, bảng tin trước khi ngủ hoặc lúc còn thức.

Việt Nam hiện đang ở vị trí 18 trên bảng xếp hạng thế giới về tỉ lệ sử dụng internet. Nằm trong nhóm 10 quốc gia có lượng người sử dụng mạng xã hội ở độ tuổi thanh, thiếu niên cao nhất thế giới.

Thực trạng nhức nhối của tình trạng nghiện mạng xã hội
Thực trạng nghiện mạng xã hội tại Việt Nam đang ngày càng tăng

Theo số liệu của Bộ Y Tế Việt Nam, các ca nhập viện do sử dụng quá đà các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram đều trong độ tuổi từ 15-20. Trong đó, có những trường hợp tự tử do áp lực từ những ý kiến tiêu cực trên mạng xã hội hoặc xuất hiện một số dấu hiệu quá khích khi tham gia các trang mạng trực tuyến.

Nguyên nhân của chứng nghiện mạng xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện xã hội có thể nói tới như:

  • Vòng lặp dopamine: Quá trình này kích thích não bộ tiết ra hormone dopamine khiến người dùng vui vẻ, hứng khởi  khi tương tác trên mạng xã hội. Sự kích thích này diễn ra liên tục làm cho con người không ngừng tìm kiếm cảm giác hạnh phúc từ các nền tảng trực tuyến, từ đó dẫn đến phụ thuộc và nghiện.
  • Hiện tượng FOMO (Fear of Missing Out): Người dùng luôn cảm thấy lo lắng, bất an khi bỏ lỡ một thông tin quan trọng hoặc một trải nghiệm nào đó trong cuộc sống hằng ngày. Điều này thúc đẩy họ cần phải sử dụng mạng xã hội liên tục để cập nhập thông tin mới, duy trì các kết nối và tìm kiếm sự chú ý. Đây là một trong những nguyên nhân tâm lý gây ra chứng nghiện mạng xã hội.
  • Mong muốn được thể hiện bản thân: Người dùng thích và khao khát bản thân sẽ nhận được những đánh giá tích cực hoặc sự chú ý, thừa nhận từ những người xung quanh thông qua việc chia sẻ hình ảnh và tương tác trên các nền tảng trực tuyến.

Biểu hiện ở những người bị nghiện mạng xã hội

Chứng nghiện mạng xã hội phụ thuộc vào tính cách và môi trường của từng người và có thể được biểu hiện qua một số dấu hiệu thường gặp sau:

  • Thích xem lượt tương tác của một bài viết nào đó trong trang cá nhân.
  • Thích check-in và chụp hình mọi nơi bạn đi qua mặc dù cảnh sắc, đồ vật ở đó không có gì đặc biệt.
  • Thích đăng status, chia sẻ các bài viết..
  • Thường xuyên truy cập, kiểm tra xem có thông báo mới hay không.
  • Lướt bảng tin một cách vô thức.
  • Lười đi ra ngoài gặp bạn bè, chỉ muốn nhắn tin qua lại qua mạng xã hội.
  • Đi đâu cũng phải có internet kết nối.
  • Online lâu hơn dự định ban đầu đề ra.
  • Buồn chán, cáu kỉnh khi phải rời xa hoặc ngừa sử dụng mạng xã hội.
  • Sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài kể cả ban đêm trước khi ngủ.
biểu hiện của nghiện mạng xã hội
Sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Tác hại của chứng nghiện mạng xã hội

Theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội đem lại nhiều giá trị về tinh thần, kết nối và hỗ trợ sức khỏe cho người sử dụng. Một số lợi ích điển hình có thể nhắc tới như:

  • Tạo mối quan hệ kết nối.
  • Cập nhập thông tin hằng ngày cho người sử dụng.
  • Giải trí, giải tỏa căng thẳng, stress, nâng cao sức khỏe tinh thần.
  • Nâng cao nhận thức cá nhân.
  • Học cách tương trợ, xây dựng cộng đồng đoàn kết.
  • Tạo cơ hội cho người dùng chia sẻ, giãi bày cảm xúc, quan điểm cá nhân.

Bên cạnh những lợi ích, không gian mạng trực tuyến cũng đem đến nhiều tác hại khôn lường nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Nó gây ra hiện tượng nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần chúng ta.

Nghiện mạng xã hội đang là hiện tượng phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện đại. Việc sử dụng quá mức và thiếu kiểm soát có thể gây ra nhiều  hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tâm lý và tinh thần của người dùng.

1. Tác động đến sức khỏe tâm lý và tinh thần

Chứng nghiện mạng xã hội có thể gây ra nhiều tác động đến sức khỏe và tinh thần của người sử dụng bao gồm:

  • Tạo cảm giác cô đơn, cô lập: Việc dành quá nhiều thời gian cho không gian mạng sẽ khiến người dùng mất kết nối, giảm tương tác với những mối quan hệ hiện tại từ đó tạo cảm giác bị cô lập với mọi người xung quanh.
  • Căng thẳng, lo lắng: Người dùng có thể cảm thấy áp lực khi so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội dẫn đến mất tự tin gây ra căng thẳng và lo lắng.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Ánh sáng xanh từ điện thoại sẽ kích thích não bộ ngừng sản xuất hormone melatonin gây ra chứng khó ngủ. Lâu dài, có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe tâm lý như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, stress,…
  • Tăng nguy cơ trầm cảm và tự tử: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội quá mức sẽ khiến người dùng luôn có suy nghĩ tiêu cực, cảm giác thiếu tự tin, lo lắng hoặc không hài lòng với bản thân. Nguyên nhân của vấn đề trên có thể đến từ bạo lực mạng hay so sánh không lành mạnh với người khác.

2. Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và gia đình

Nghiện mạng xã hội không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và tinh thần của một cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, gia đình.

Việc dành quá nhiều thời gian, năng lượng cho việc sử dụng ứng dụng trựu tuyến không chỉ làm giảm sự tập trung, hiệu suất làm việc mà còn làm mất đi khoảng thời gian quý báu cùng người thân.

Tác hại của nghiện mạng xã hội
Nghiện mạng xã hội có thể làm mất đi các mối quan hệ bạn bè, người thân

Chứng nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến tình trạng vô cảm đối với những người xung quanh. Sự vô cảm này dần trở nên tự nhiên và khó nhận biết, gây tác động tiêu cực đối với các mối quan hệ và cuộc sống cá nhân của mỗi người.

Khi con người dành quá nhiều thời gian cho các nền tảng trực tuyến, họ sẽ trở nên ít quan tâm đến những cảm xúc, nhu cầu của người khác. Việc mất đi khả năng kết nối, thấu hiểu đối phương trong giao tiếp có thể dẫn đến bất đồng quan điểm từ đó ảnh hưởng tới mối quan hệ với người xung quanh.

Mạng xã hội không chỉ giúp người dùng cập nhập tin tức mỗi ngày mà còn là nơi lan truyền thông tin. Việc tiếp xúc với nguồn thông tin không chính thống dễ khiến người dùng mất phương hướng trong việc sử dụng không gian mạng từ đó tạo điều kiện cho kẻ xấu trục lợi.

3. Ảnh hưởng đến thời gian và hiệu suất làm việc, học tập

Chứng nghiện mạng xã hội ảnh hưởng rất lớn đến thời gian, hiệu suất học tập và làm việc. Người dùng dành quá nhiều thời gian trên các diễn dàn, bảng tin,… gây sao nhãng, mất tập trung trong công việc.

Ngoài ra, chứng thiếu ngủ, mất năng lượng, uể oải chính là hậu quả nghiêm trọng của nghiện mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu suất học tập và làm việc của mỗi người.

Giải pháp khắc phục vấn nạn nghiện mạng xã hội

Thực trạng nghiện mạng xã hội đang là vấn đề nan giải trong xã hội hiện đại. Nó gây ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, mối quan hệ của người sử dụng. Do đó, việc tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này đang trở thành một chủ đề ưu tiên hiện nay.

1. Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội

Giới hạn thời gian sử dụng là một biện pháp hiệu quả để khắc phục chứng nghiện mạng xã hội. Bạn hãy giới hạn thời gian sử dụng các ứng dụng mỗi ngày, mỗi tuần để hạn chế tối thiểu việc truy cập các nền tảng trực tuyến. Việc này hỗ trợ người dùng tập trung hơn vào học tập và công việc.

Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc, giảm stress, áp lực từ các nền tảng trực tuyến. Ngoài ra, nó cũng giúp chúng ta có thời gian cho các hoạt động ngoài trời, xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh tốt hơn.

2. Tắt chức năng thông báo

Một yếu tố khiến chúng ta bị nghiện mạng xã hội đó chính là các thông báo đẩy. Các thông báo liên tục hiện lên sẽ kích thích sự tò mò của người dùng từ đó tạo ra hiệu ứng FOMO dẫn đến sự sao nhãng, mất tập trung trong công việc, học tập.

Giải pháp khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội
Tắt các thông báo đẩy của các ứng dụng là biện pháp cai nghiện mạng xã hội hiệu quả

Việc tắt thông báo đẩy sẽ giúp người dùng có thể quản lý thời gian, tập trung vào công việc tốt hơn. Điều này cũng góp phần làm giảm các áp lực căng thẳng từ mạng xã hội, tạo ra môi trường làm việc, học tập lành mạnh.

3. Làm cho bản thân bận rộn

Bạn có thể khiến cho bản thân mình bận rộn hơn để giảm bớt sự chú ý vào điện thoại, các trang mạng xã hội.

  • Tham gia các hoạt động ngoại khoá
  • Tập thể dục
  • Theo đuổi các sở thích
  • Tìm kiếm việc làm thêm

Những hoạt động trên không chỉ giúp bạn bận rộn hơn mà còn tạo ra môi trường sống tích cực tránh xa điện thoại, cải thiện sức khỏe, thư giãn tâm trí hỗ trợ đẩy lùi chứng nghiện mạng xã hội một cách hiệu quả.

4. Tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý

Khi bạn có những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp các chuyên gia, bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả không đáng có:

  • Rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu.
  • Cô đơn.
  • Tự kỷ hoặc có dấu hiệu của bệnh vô cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc.

Các chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra các phác đồ điều trị giúp bệnh nhân tìm lại cuộc sống, hoà nhập với xã hội nhanh hơn.

Khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội thông qua chuyên gia
Tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia để phòng tránh các biến chứng của nghiện mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội đang là vấn nạn nhức nhối hiện nay. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mỗi cá nhân. Việc tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Bạn có thể quan tâm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *