Tâm lý ỷ lại ở người trẻ: Nguyên nhân, hệ quả và cách khắc phục

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ chính là một trong các nguyên nhân lớn gây cản trở và làm suy giảm sự cố gắng của thế hệ tương lai. “Căn bệnh thế kỷ” này khiến cho nhiều người luôn có xu hướng muốn trì hoãn, dựa dẫm vào người khác gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bản thân và toàn xã hội.

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ:
Tâm lý ỷ lại khiến cho nhiều bạn trẻ không còn động lực để làm bất cứ việc gì.

Tâm lý ỷ lại của người trẻ là gì? Thực trạng đáng báo động hiện nay

Tâm lý ỷ lại hiểu hay còn có tên tiếng Anh là “procrastination”, là một trong các thói quen tiêu cực thường gặp ở nhiều giới trẻ hiện nay. Họ luôn có xu hướng muốn trì hoãn tất cả các công việc, thay đổi các dự định của bản thân, lùi lại những việc cần phải thực hiện và có thể lãng quên đi nó.

Những người có tính cách ỷ lại thường luôn dựa dẫm vào người khác, họ hoàn toàn không có sự chủ động và độc lập trong hầu hết các hoạt động, công việc hàng ngày. Đồng thời, người có tâm lý luôn ỷ lại sẽ thiếu lập trường, không có sự quyết đoán, tính nhẫn nại kém và thường dễ nản lòng trước mọi thứ.

Đây thực sự là một trong các “căn bệnh” nguy hiểm đang xâm chiếm lấy thế hệ trẻ hiện nay. Nó khiến cho giới trẻ dần hình thành nên sự lười biếng, thiếu trách nhiệm và luôn có xu hướng phó thác công việc, nhiệm vụ của bản thân cho những người xung quanh.

Khi tồn tại tâm lý ỷ lại, giới trẻ dường như không còn muốn đóng góp, cống hiến công sức của mình vào các công việc tập thể, thậm chí là việc cá nhân cũng bị họ liên tục trì hoàn. Đặc biệt là ở nước ta, dù con cái đã lớn khôn hay trưởng thành đều nhận được sự chăm sóc, quan tâm, che chở của gia đình, người thân nên việc hình thành tâm lý này lại càng gia tăng mạnh mẽ hơn.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt giữa giới trẻ Việt Nam và các nước phát triển khác. Tại nước ta, gia đình và ba mẹ dường như luôn đồng hành hoặc thậm chí là thay thế con cái quyết định việc học tập, sự nghiệp, tương lai, hôn nhân. Ba mẹ luôn lo sợ việc con vấp ngã trên đường đời nên luôn cố gắng che chở, chăm sóc và làm thay những công việc của con.

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ:
Tâm lý ỷ lại là trạng thái tiêu cực hiện đang tồn tại mạnh mẽ ở giới trẻ Việt Nam.

Rất dễ để bắt gặp cảnh ba mẹ đưa đón con đi học hàng ngày dù con đã trở thành học sinh cấp 3 hoặc thậm chí là sinh viên đại học. Có không ít các bạn trẻ 16 đôi mươi nhưng vẫn chưa thể tự xếp quần áo, tự nấu một bữa cơm cho riêng mình. Hoặc rất nhiều trường hợp sau khi kết hôn vẫn sẽ ở chung với ba mẹ, vẫn phải nhờ đến sự trợ cấp kinh tế từ gia đình.

Tuy nhiên, ở các nước tiên tiến khác, khi trẻ đủ 18 tuổi, trẻ sẽ phải chuyển ra ngoài và bắt đầu sống một cuộc sống độc lập, tự chủ về mọi thứ. Giới trẻ lúc này sẽ tự chịu trách nhiệm với những quyết định, lựa chọn của bản thân và họ phải tìm cách để tạo dựng cuộc sống riêng của mình.

Chính vì thế mà tỷ lệ thế hệ trẻ Việt Nam có tâm lý ỷ lại cao hơn rất nhiều ở những nước phát triển khác. Điều này gây nên rất nhiều cản trở đối với tương lai của giới trẻ, khiến họ khó có thể thăng tiến tốt trong công việc, dễ bị mất đi nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Đồng thời, sự ỷ lại gia tăng cũng là một sự cản trở lớn đối với sự phát triển của toàn xã hội, nó khiến cho đất nước bị trì trệ, tạo nên những gánh nặng to lớn cho cộng đồng.

Vì sao nhiều người trẻ lại có tâm lý ỷ lại?

Tâm lý ỷ lại thường hình thành ngay từ nhỏ, từ những thói quen khi vừa mới hình thành và sự giáo dục, chăm sóc của gia đình, ảnh hưởng từ môi trường sống. Những đứa trẻ có tâm lý ỷ lại thường khó đạt được thành công trong cuộc sống, họ luôn có xu hướng tìm kiếm một ai đó để nương tựa, nhờ đến sự giúp đỡ của tất cả mọi người xung quanh và lâu dần sẽ trở thành gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội.

Để có thể khắc phục tốt tình trạng này, đầu tiên chúng ta cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tâm lý ỷ lại của nhiều bạn trẻ hiện nay.

1. Do sự lười biếng

Tâm lý ỷ lại của giới trẻ phần lớn đều xuất phát từ sự lười biếng của họ. Sự lười biếng khiến nhiều người không có động lực để làm bất cứ công việc gì, họ liên tục tạo ra lý do để lùi lại tất cả mọi việc, kể cả những chuyện quan trọng.

Giới trẻ hiện nay luôn đợi “nước đến chân mới nhảy”, họ luôn tự thôi miên suy nghĩ bằng các câu nói “thôi để mai làm cũng được”, “vẫn chưa đến deadline”, “việc đơn giản làm một nhoáng là xong ngay”,….khiến họ luôn có xu hướng muốn tạm gác lại các công việc đang còn dang dở hoặc thậm chí chưa từng bắt đầu vào thực hiện.

Sự lười biếng giết chết các động lực làm việc của giới trẻ. Họ luôn có xu hướng nằm lì một chỗ, phó thác mọi công việc, trách nhiệm lên người khác. Họ lựa chọn cho bản thân cách sống an nhàn, luôn mọi người xung quanh làm thay tất cả các công việc của mình nhưng vẫn mong muốn có được những thành tựu to lớn, vĩ đại.

2. Sự bảo bọc, nuông chiều quá mức từ gia đình

Tại Việt Nam, thói quen ỷ lại của nhiều bạn trẻ có thể được hình thành từ cách giáo dục và nuông chiều quá mức của gia đình ngay khi còn bé. Khó có thể chối cãi về việc các bậc phụ huynh của nước ta luôn dành sự quan tâm, nâng niu thái quá đối với con cái.

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh ba mẹ chuẩn bị tập vở cho con vào cấp 2 hay việc phụ huynh thường xuyên chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em học sinh cấp 3. Có rất nhiều các bạn trẻ dù đã bước vào giảng đường đại học nhưng vẫn được ba mẹ đưa đón đi học hàng ngày.

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ:
Sự bảo bọc quá mức từ gia đình chính là nguyên nhân phổ biến gây ra thói quen ỷ lại ở giới trẻ.

Khó có thể phủ nhận được việc phần lớn các gia đình Việt Nam bảo bọc con cái quá mức. Họ luôn lo sợ việc con phải đối mặt với những tổn thương, vấp ngã bên ngoài xã hội, sợ con ăn không ngon, ngủ không yên giấc. Dù là những đứa trẻ đã trưởng thành nhưng vẫn sẽ được ba mẹ âu yếm, quan tâm, hỏi han về cuộc sống, về việc ăn uống hàng ngày hoặc kể cả việc dựng vợ gả chồng.

Nhiều bậc phụ huynh luôn có xu hướng thay con làm tất cả mọi việc hoặc can thiệp quá nhiều đến các quyết định hàng ngày khiến cho con dần hình thành nên tâm lý ỷ lại và phụ thuộc. Trẻ tiểu học đã có thể tự múc cơm ăn nhưng ba mẹ lại thấy con ăn uống không gọn gàng nên luôn muốn thay con làm việc đó. Trẻ cấp 3 đã có thể tự đi xe đạp đến trường nhưng do sợ con đi đường nguy hiểm nên ba mẹ luôn muốn đưa đón con mỗi ngày.

Những điều trẻ hoàn toàn có thể tự làm được nhưng do ba mẹ nghĩ rằng chúng không thể tự thực hiện nên luôn cố gắng làm thay con. Điều này khiến cho trẻ mất đi nhiều cơ hội được trải nghiệm và dần hình thành tâm lý ỷ lại, luôn muốn nhận được sự giúp đỡ từ gia đình và mọi người xung quanh.

3. Tâm lý ỷ lại do ảnh hưởng từ tính cách

Tâm lý ỷ lại thường xuất hiện ở các bạn trẻ có tính nhút nhát, tự ti vào năng lực của bản thân. Nhiều người luôn có tâm lý lo sợ về việc người khác sẽ cười chê, hạ thấp bản thân nên họ không dám đưa ra ý kiến hay bất kỳ quyết định nào trong đời sống.

Sự ỷ lại của những người này đôi khi không xuất phát từ ý muốn của họ nhưng do quá lo sợ về khả năng của mình, nghi ngờ về năng lực của bản thân nên họ lựa chọn cách im lặng, nghe theo sự chỉ đạo, lựa chọn của mọi người xung quanh. Họ luôn có suy nghĩ rằng bản thân là kẻ bất tài, không có năng lực và tự đánh giá thấp chính mình nên không có đủ dũng cảm và động lực để đối đầu với bất kỳ công việc, nhiệm vụ nào.

Sự nhút nhát và thiếu quyết đoán của nhiều bạn trẻ đôi khi cũng có thể do ảnh hưởng từ cách giáo dục của gia đình. Nếu ngay từ nhỏ, ba mẹ luôn là người thay con quyết định tất cả mọi thứ, kể cả những sinh hoạt, sở thích cá nhân thì khi lớn lên, con cũng sẽ hình thành tính ỷ lại, luôn muốn dựa dẫm vào những quyết định của mọi người xung quanh.

4. Do thiếu động lực, mục tiêu

Các bạn trẻ không có mục tiêu cụ thể sẽ dễ hình thành nên tâm lý ỷ lại, phó mặc cuộc sống cho những người xung quanh. Khi không biết rõ ước mơ, sở thích và hoạch định cụ thể cho những điều trong tương lai, trẻ sẽ thường thờ ơ với mọi thứ xung quanh và sống với tâm lý “sao cũng được”.

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ:
Những người không có động lực, mục tiêu thường rất hay dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Khi không có định hướng cụ thể cho bản thân, giới trẻ sẽ trở nên mơ hồ về cuộc sống, công việc của chính mình. Điều này khiến cho họ không còn nhiều sự quan tâm và có động lực để cố gắng cống hiến, theo đuổi ước mơ. Chính vì thế họ thường có xu hướng buông xuôi mọi thứ, làm theo các chỉ dẫn của mọi người xung quanh hoặc thậm chí để mặc cho người khác quyết định tương lai của chính mình.

5. Cuộc sống quá đầy đủ, ấm no

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ được sinh ra, lớn lên trong môi trường kinh tế đầy đủ và những trẻ có điều kiện khó khăn từ nhỏ. Phần lớn, những đứa trẻ không có môi trường sống tốt sẽ luôn có sự nỗ lực trong cuộc sống, trẻ luôn cố gắng học hỏi, chủ động trong mọi vấn đề để có thể “thoát nghèo”.

Tuy nhiên, đối với những trẻ nhỏ khi được bảo bọc, chăm sóc quá đầy đủ, điều kiện kinh tế vững chắc lại có nhiều khả năng hình thành tâm lý ỷ lại. Ngay từ nhỏ trẻ đã được gia đình lo lắng chu đáo về mọi thứ, việc ăn uống, nghỉ ngơi, nhà cửa đều có người giúp đỡ nên khi lớn lên trẻ cũng dễ phụ thuộc vào người khác.

Bên cạnh đó, những đứa trẻ sống quá đầy đủ thường hay ỷ lại vào gia thế của bản thân. Nhiều đứa trẻ cho rằng gia đình mình giàu có, điều kiện vững chắc nên bản thân không cần phải cố gắng quá nhiều, không cần phải siêng năng và cũng không cần phải tự làm khổ bản thân.

Hệ quả khôn lường từ tâm lý ỷ lại của giới trẻ

Như đã chia sẻ, tâm lý ỷ lại của giới trẻ hiện đang là một trong các rào cản lớn đối với sự phát triển cá nhân và toàn xã hội. Bill Gates cũng đã từng chia sẻ về vấn đề này: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”.

Chính sự ỷ lại của nhiều bạn sẽ đã khiến họ năng suất làm việc, học tập và sinh hoạt đời sống của họ bị giảm đi đáng kể. Cũng bởi xu hướng luôn muốn trì hoãn mọi thứ, muốn phó thác trách nhiệm cho mọi người xung quanh nên khiến cho tiến độ công việc không được đảm bảo, thời gian hoàn thành cũng từ đó kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất, khó đạt được thành tích như mong đợi.

Theo chia sẻ của những người thành công, đạt được những sự nghiệp lớn trong cuộc sống cũng luôn nhắc nhở về việc không được ỷ lại vào bất kỳ ai, bản thân bạn chính là người duy nhất có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu vĩ đại. Việc giao phó tương lai, vận mệnh của bản thân vào tay người khác chẳng khác gì tự đánh mất sự tự chủ của chính mình.

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ:
Tâm lý ỷ lại ở người trẻ chính là hòn đá cản trở lớn đối với sự thành công trong tương lai.

Nếu cứ mỗi lần gặp phải khó khăn, thử thách, bạn chỉ mãi tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ của người khác thì bạn hoàn toàn không thể mơ ước đến việc đạt được thành công. Thậm chí, thói quen này còn làm cho bạn dần mất đi năng lực đối phó với những tình huống cản trở, dễ vấp ngã khi không có sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh.

Hơn thế, trong nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, tâm lý ỷ lại của giới trẻ cũng là một trong các nguyên nhân lớn khiến họ dễ rơi vào trạng thái stress. Lý do là họ luôn muốn trì hoãn các công việc hàng ngày, luôn đợi đến phút chót mới bắt đầu thực hiện khiến cho áp lực thời gian càng gia tăng, từ đó gây nên sự căng thẳng, mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Khi các công việc càng trở nên chồng chất sẽ làm gia tăng sự lo lắng ở nhiều người. Họ có thể phải đối diện với sự bối rối trong việc sắp xếp thời gian, ưu tiên các công việc cần giải quyết sớm và dễ dẫn đến việc hoàn thành một cách cẩu thả, không đảm bảo được yêu cầu, quy trình.

Tâm lý ỷ lại khi xuất hiện ở các bạn trẻ – những người nắm giữ vận mệnh của đất nước sẽ trở thành một hiểm họa vô cùng to lớn. Khi ai cũng muốn sống dựa dẫm vào người khác, muốn nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh và trở nên biếng nhác, mất động lực thì xã hội sẽ càng bị thụt lùi, thậm chí gây ra những gánh nặng to lớn cho cộng đồng.

Cách khắc phục tâm lý ỷ lại của người trẻ

Để phòng tránh và khắc phục tâm lý ỷ lại của giới trẻ hiện nay, ba mẹ cần phải biết cách giáo dục, rèn luyện ngay từ nhỏ để có thể hình thành nên những thói quen tích cực cho trẻ ở những năm tháng đầu đời. Gia đình chính là yếu tố quan trọng và nắm vai trò cốt lõi đối với sự hình thành tâm lý ỷ lại của trẻ, do đó việc khắc phục cũng phải bắt nguồn từ đây để xây dựng lại lối sống tích cực cho thế hệ tương lai.

Cụ thể một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia như:

1. Ngừng việc bảo bọc, chiều chuộng quá mức

Như đã chia sẻ, sự nuông chiều của gia đình chính là nguyên nhân phổ biến có thể hình thành nên tâm lý ỷ lại của giới trẻ hiện nay. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng cần biết cách thể hiện sự yêu thương, quan tâm con cái ở mức độ phù hợp, tránh việc bảo bọc con quá mức.

Thay vì liên tục đáp ứng tất cả mọi yêu cầu và những thứ trẻ muốn, ba mẹ hãy luôn cân nhắc và lựa chọn những điều phù hợp nhất với trẻ, hãy cho trẻ những thứ trẻ cần thay vì những điều trẻ muốn. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà các bậc phụ huynh hãy biết cách đáp ứng nhu cầu của trẻ ở mức độ vừa phải, nghiêm túc trong việc xây dựng ý thức và trách nhiệm của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

2. Giúp trẻ bước ra khỏi vùng an toàn

Ba mẹ thương yêu con cái là điều vô cùng hiển nhiên và ai khi đã trở thành bậc sinh thành đều sẽ cố gắng mang đến cho con những gì tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, để trẻ có thể trưởng thành và phát triển tốt trong cuộc sống, bạn cần phải cho phép trẻ được bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình, cụ thể là sự che chở của ba mẹ.

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ
Giới trẻ cần được phép bước ra vùng an toàn của chính mình, trải nghiệm những điều thực tế.

Hãy để cho con được trải nghiệm những điều mới mẻ xung quanh, dù có thất bại hay vấp ngã thì đó cũng chính là kinh nghiệm và những bài học quý báu mà con cần học được. Bạn cần hiểu rằng, ba mẹ không thể bên cạnh con suốt cả cuộc đời, nên hãy cho con tự lập đúng theo lứa tuổi của mình để con có đủ mạnh mẽ và bản lĩnh chinh phục những điều to lớn, tuyệt vời hơn.

Bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản dựa vào khả năng của trẻ. Hãy trao cho trẻ quyền được tự đưa ra những lựa chọn, quyết định của riêng mình và dạy cho trẻ cách chịu trách nhiệm với những điều bản thân đã làm. Bằng cách này, trẻ sẽ dần giảm bớt sự phụ thuộc vào gia đình, người thân và có thể gia tăng động lực để làm những việc lớn lao hơn.

3. Dành lời khen, phần thưởng khi trẻ ngừng dựa dẫm

Để có thể tạo thêm sự hào hứng và động lực để trẻ có thể thoát khỏi sự ỷ lại, các bậc phụ huynh cũng nên dành cho trẻ những lời khen ngợi, tuyên dương khi trẻ có thể cố gắng để hoàn thành tốt một điều gì đó mà không nhờ đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Ví dụ như khi trẻ 6 tuổi có thể tự ăn cơm, tự xếp quần áo thì ba mẹ đừng quên dành cho con những lời khen để con càng thêm nỗ lực và cố gắng.

Đồng thời, để khắc phục tốt tâm lý ỷ lại cho giới trẻ, mọi người xung quanh cũng nên học cách từ chối lời nhờ vả từ trẻ. Đối với những việc trẻ có thể thực hiện hoặc nằm trong khả năng của trẻ, hãy để cho trẻ tự hoàn thành nó một mình và bạn có thể bên cạnh để hướng dẫn, giúp trẻ nhìn nhận được các sai lầm để thực hiện tốt hơn cho những lần tiếp theo.

4. Tìm kiếm nguồn động lực

Bên cạnh sự hỗ trợ của gia đình, xã hội thì bản thân giới trẻ cũng cần có ý thức cao hơn về việc loại bỏ tâm lý ỷ lại của bản thân vào người khác. Bạn cần biết rằng, không ai có thể thay thế bạn để hoàn thành ước mơ và cuộc sống của bạn, nên hãy luôn cố gắng, nỗ lực và chủ động trong tất cả mọi việc cá nhân đến tập thể để đạt được những thành công nhất định.

Để ngừng việc ỷ lại, dựa dẫm vào những người xung quanh, bạn cần phải tìm kiếm động lực và xác định rõ mục tiêu, kế hoạch cho công việc của mình. Khi có được một kế hoạch chi tiết, rõ ràng bạn cũng sẽ biết được bản thân nên bắt đầu từ đâu, nên thực hiện những công việc gì vào thời gian nào và tránh việc trì trệ chúng.

Khi có đủ động lực để hoàn thành một việc gì đó, bạn sẽ tập trung hơn vào nó và dành hết khả năng của mình để có thể đạt được những điều mà bản thân mong muốn. Thay vì cứ mãi chờ đợi sự hỗ trợ của người khác thì cách tốt nhất là tìm kiếm giải pháp cho chính mình. Nếu công việc quá khó khăn hoặc tồn đọng với khối lượng lớn thì bạn cũng có thể chia nhỏ chúng thành từng mục tiêu khác nhau để dễ dàng hoàn thành hơn.

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Nếu bạn cứ mãi loay hoay với sự ỷ lại của mình và không biết làm cách nào để khắc phục được nó thì có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ về vấn đề hiện tại của bản thân từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để điều chỉnh và thay đổi về nhận thức, suy nghĩ, hành vi, loại bỏ tốt tâm lý tiêu cực, sai lệch.

Tâm lý ỷ lại ở người trẻ
NHC Việt Nam – đơn vị uy tín hỗ trợ cải thiện tâm lý ỷ lại ở giới trẻ.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là một trong các cơ sở uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay có thể hỗ trợ cải thiện và loại bỏ tốt tâm lý ỷ lại ở nhiều giới trẻ. Với nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, các master coach của NHC sẽ giúp bạn khắc phục tốt tâm lý ỷ lại, xây dựng thói quen lành mạnh để phát triển, thành công hơn trong cuộc sống.

Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ hiện nay là một trong các vấn đề nan giải và cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Hy vọng qua các chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ có cách khắc phục, cải thiện tốt thói quen sai lệch này để có thể cân bằng lại cuộc sống, đủ động lực và tự tin đạt được những thành tựu to lớn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *