Bệnh vô cảm: Vấn nạn cần sớm giải quyết trong xã hội hiện đại
Hiện nay, bệnh vô cảm đang là một vấn nạn vô cùng nhức nhối trong xã hội, con người ngày càng xa cách nhau, sống ích kỷ, thờ ơ, vô ơn với người xung quanh. Tình trạng này có thể gây tổn thương tâm hồn cho những người mắc phải, do đó cần phải khắc phục vấn đề này càng sớm càng tốt.
Bệnh vô cảm là gì?
Vô cảm là một trạng thái tâm lý khi con người bị mất đi cảm xúc, không thể cảm nhận hay phản ứng với những sự vật, hiện tượng hoặc sự việc diễn ra xung quanh bản thân. Căn bệnh này để lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và các mối quan hệ xung quanh người bệnh.
Những người bị vô cảm thường không thể thể hiện cảm xúc như quan tâm, lo lắng, thương hại hoặc không cảm thấy hạnh phúc hay buồn bã trong những tình huống đặc biệt. Chính vì thế, người bị vô cảm thường có xu hướng trở nên lạnh lùng, không quan tâm tới những điều mà người khác cho là quan trọng hoặc không thể tương tác xã hội một cách tự nhiên.
1. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh vô cảm
Theo các nhà khoa học nguyên nhân dẫn đến vô cảm được chia ra làm 3 nhóm chính sau đây:
Do bản thân:
Nguyên nhân từ chính bản thân là một yếu tố có thể gây nên căn bệnh vô cảm.
- Tư duy ích kỷ: Lối sống thực dụng, chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân, không quan tâm tới cảm xúc và nhu cầu của mọi người, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
- Tổn thương từ quá khứ: Bị lừa dối, phản bội, bạo lực hoặc kỳ thị trong quá khứ khiến người ta thờ ơ, không cảm xúc với mọi thứ xung quanh.
- Tính cách: Tính cách nhút nhát, e dè, thu mình lại, thiếu dũng khí khiến cho con người ngại giao tiếp, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đây cũng là một yếu tố gây nên căn bệnh vô cảm.
- Học theo người khác: Bản thân chứng kiến thái độ lạnh lùng của người khác có thể tạo ra thái độ, cảm xúc tương tự.
- Mắc các bệnh tâm thần: Các bệnh rối loạn tâm thần cảm xúc, rối loạn giao tiếp xã hội, trầm cảm, lo âu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vô cảm.
Nguyên nhân từ gia đình
Gia đình không biết nuôi dạy con cái sẽ ảnh hưởng đến tính cách, quan điểm về cuộc sống của mỗi đứa trẻ.
- Ba mẹ không biết cách giáo dục con cái khiến cho con thu mình lại.
- Ba mẹ thờ ơ, xa lánh những người xung quanh khiến trẻ học theo.
- Nuông chiều, bao bọc và thoả mãn các đòi hỏi của con khiến trẻ ích kỷ.
- Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái, dồn ép, đặt áp lực lên con khiến trẻ sợ hãi xã hội, xa lánh mọi người.
- Ba mẹ quá coi trọng giáo dục thành tích nhưng không dạy con kỹ năng sống và giao tiếp.
- Ba mẹ áp đặt trẻ phải vượt lên “con nhà người ta”.
- Môi trường trong gia đình không hòa thuận, thường xuyên cãi vã.
- Do ba mẹ di truyền sang cho con cái.
Nguyên nhân từ xã hội
Ngoài các nguyên nhân từ bản thân và gia đình thì bệnh vô cảm có thể xuất phát từ các yếu tố tâm lý xã hội.
- Mạng xã hội phát triển góp phần lan toả những thái độ tiêu cực, hành vi xấu gây ảnh hưởng đến tư duy mọi người.
- Áp lực từ xã hội, công việc, môi trường sống khắc nghiệt là nguyên nhân gây nên căn bệnh vô cảm ở con người.
- Bị đồng nghiệp, người thân hãm hại, lừa dối gây ám ảnh tâm lý.
- Không nhận được sự giúp đỡ từ xã hội. Mọi người thờ ơ, ruồng bỏ, trỉ trích những khó khăn, đau khổ của bản thân đang trải qua. Đây là nguyên nhân gây ra các cảm xúc tiêu cực (tuyệt vọng, đau khổ,…) dẫn đến ám ảnh tâm lý và sinh ra cảm giác căm giận từ đó dẫn đến vô cảm.
2. Biểu hiện của thái độ thờ ơ, vô cảm
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh vô cảm có thể nhắc tới như:
- Không quan tâm tới cảm xúc, suy nghĩ, sức khoẻ của người xung quanh.
- Có hành vi ngược đãi, đánh đập thậm chí là sát hại động vật một cách tàn nhẫn chỉ để thỏa mãn thú tính bản thân.
- Thái độ hời hợt trong các mối quan hệ, cũng như trong việc giải quyết vấn đề xã hội.
- Có cái tôi cao, đề cao lợi ích bản thân, lối sống một mình.
- Sống với phương châm “sống cho có” không quan tâm đến sức khỏe của bản thân.
- Gặp vấn đề trong giao tiếp, duy trì mối quan hệ xung quanh, thiếu kiên nhẫn khi nói chuyện.
- Không có ý định lên tiếng những việc bất bình hoặc bảo vệ một ai đó.
- Sợ phiền hà, mang rắc rối tới cho bản thân, luôn trốn tránh trách nhiệm mặc cho người khác nhờ vả, cầu xin.
- Luôn sử dụng những lời nói hay cảm xúc tiêu cực làm tổn thương lòng tự trọng, xúc phạm người khác.
- Lạc lõng tại chỗ đông người, né tránh các cuộc gặp gỡ hay liên hoan.
- Thiếu tự tin vào bản thân.
- Không tin tưởng những người xung quanh, có tính đa nghi.
- Thích đâm chọt, khơi mào các cuộc cãi vã hay đánh nhau.
- Sống vô định, không ước mơ, hy vọng.
- Cổ vũ cho các hành vi tự tử, làm đau bản thân của người khác.
- Tự mãn, tự kiêu với mọi người xung quanh.
Biểu hiện của bệnh vô cảm ở mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố của từng người và các tình huống cụ thể.
Thực trạng của bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập và phát triển bản thân. Đồng thời, tư duy ”mặc kệ nó”, “mạnh ai nấy sống”,… ngày càng phổ biến rộng rãi và là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Hiện tại, khi lướt các trang mạng xã hội Facebook, Tiktok,… không khó để chúng ta bắt gặp các video bạo lực học đường, đánh ghen hoặc các trào lưu, bài viết mang tính chất “tiêu cực”. Điều đáng lên án ở đây là mọi người dửng dưng, bàng quang hay thậm chí còn cổ vũ cho những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức đó.
Ví dụ điển hình nhất trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều video bạo lực học đường, các vụ đánh nhau liên tục nổ ra vì những xích mích không đáng có. Thay vì can ngăn các bạn học sinh lại cầm điện thoại lên quay video, cười đùa, cổ vũ cho hành động thiếu giáo dục đó. Hành vi này không chỉ gây chia rẽ cộng đồng trong trường học mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ của nạn nhân.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây tội phạm “giết người” dưới 18 tuổi đang ngày càng phổ biến, thậm chí có những đứa trẻ còn chưa học hết cấp 2. Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này do ba mẹ cho trẻ tiếp xúc với điện thoại quá sớm khiến con bị đầu độc, hay bị “ảo tưởng” mọi người sẽ sống lại sau vài giây như các trò chơi trực tuyến.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tội phạm trẻ hoá không thể không nhắc tới những người xung quanh. Ba mẹ vô cảm, không quan tâm con cái, bạn bè kích thích, thách thức nhau hoặc ba mẹ quản lý quá chặt sẽ khiến con sinh ra cảm giác ức chế từ đó có suy nghĩ xấu.
Chẳng hạn, gần đây vài ba ngày lại xuất hiện thông tin tội phạm tuổi vị thành niên sát hạt người thân, bạn bè,… chỉ vì những mâu thuẫn cá nhân. Giới trẻ ngày nay càng ngày càng khó kiểm soát hành vi, tính tình của bản thân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Tác hại của bệnh vô cảm
Bệnh vô cảm gây ra những tác hại ghê gớm như suy giảm dân trí, đẩy đất nước đến bờ vực của suy thoái, ảnh hưởng đến đạo đức con người,… Ngoài ra còn một số tác hại có thể kể đến như:
- Tác động đến tâm lý: Người bệnh dễ có tình trạng cảm giác trống rỗng, thiếu hứng thú trong cuộc sống vì vậy có thể mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, stress, các rối loạn tâm thần khác..
- Ảnh hưởng đến mối quan hệ: Bệnh vô cảm có thể làm suy giảm sự gắn kết và tương tác xã hội. Điều này có thể gây ra tác động tiêu cực đến sự hiểu biết, tôn trọng và hỗ trợ của các cá nhân.
- Mất đi lòng nhân ái: Bệnh vô cảm làm mất đi khả năng đồng cảm và chia sẻ cảm xúc của người bệnh từ đó khiến cho họ vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn.
- Gây ra các vấn đề trong công việc và học tập: Vô cảm khiến người bệnh mất tập trung và thiếu trách nhiệm trong các hoạt động của bản thân. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và làm việc.
Cách vượt qua bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại
Bệnh vô cảm đang là một vấn nạn “lây lan” mạnh mẽ trong xã hội hiện nay. Đây là vấn đề không thể giải quyết triệt để trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục và ngăn ngừa tình trạng của chính bản thân thông qua một số phương pháp sau:
- Tập đọc cảm xúc của người xung quanh: Việc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tính cách cũng như thế giới nội tâm của những người xung quanh. Từ đó bạn có thể cải thiện được khả năng giao tiếp, biết đồng cảm, chia sẻ và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
- Học cách thể hiện sự quan tâm với người khác: Điều này giúp bạn gần gũi hơn với những người xung quanh. Việc bạn cần làm là lắng nghe chân thành, đồng cảm với cảm xúc của đối phương, đôi lúc bạn phải thể hiện sự chia sẻ và sẵn sàng hỗ trợ để họ cảm thấy được an ủi.
- Quan tâm đến cảm xúc cá nhân: Đây là quá trình bạn tự nhận biết, hiểu rõ và chăm sóc cho tâm lý của bản thân. Việc này bao gồm sự lắng nghe, thấu hiểu và tìm hiểu những cảm xúc mình đang trải qua, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
- Nhờ chuyên gia tâm lý can thiệp: Nếu bạn cảm thấy bản thân có những dấu hiệu nguy hiểm hoặc không thể thoát khỏi tình trạng vô cảm hãy đến gặp chuyên gia càng sớm càng tốt.
Bệnh vô cảm đang biến tướng ngày càng rộng rãi trong xã hội hiện nay. Việc nhận biết và phòng ngừa sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả không đáng có cho bản thân và những người xung quanh.
Bạn có thể quan tâm
- Cai nghiện cờ bạc online với 8 cách đơn giản, hiệu quả nhất
- Tích cực độc hại (Toxic Positivity): Hậu quả và cách cải thiện
- Giải phóng cảm xúc (Catharsis) là gì? Vai trò đối với cuộc sống
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!