Hành vi tự sát: Nguyên nhân và cách nhận biết, ngăn chặn

Hành vi tự sát là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên toàn thế giới và hiện đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải có cách phòng ngừa, sớm phát hiện các dấu hiệu nhằm ngăn chặn nguy cơ thực hiện hành vi tự sát, đặc biệt là người đang mắc các vấn đề về rối loạn tâm thần. 

Hành vi tự sát
Tự sát là hành vi mà một cá nhân tự thực hiện để xâm hại bản thân và gây ra cái chết.

Hành vi tự sát là gì?

Tự sát được xác định là hành vi tự xâm hại gây ra cái chết do chính cá nhân cố ý thực hiện hàng vi nhằm mục đích chống đối lại bản thân. Theo đó, các chuyên gia chia tự sát thành 2 dạng, đó là tự sát không thành và tự sát thành công.

  • Tự sát không thành: Đây là hành vi tự sát nhưng không gây chết người của một cá nhân cố ý thử hoặc thực hiện hành vi tự hủy hoại, gây hại cho chính mình hoặc họ có thể sử dụng một chất độc mạnh nào đó quá liều.
  • Tự sát thành công: Người tự sát cố ý gây hại cho chính mình và dẫn đến cái chết thực sự.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn đưa ra khái nhiệm hành vi tự sát mạn tính. Tình trạng này được hiểu đơn giản đó chính là các trường hợp cá nhân hiểu rõ về những hệ lụy và hậu quả mà họ gây ra, biết rằng những hành vi đó có thể đe dọa và nguy hiểm đến tính mạng nhưng họ vẫn cứ cố chấp và sa đà vào đó. Điển hình là việc những người bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp cứ mãi chìm đắm vào các chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy hoặc họ có thể chống đối, không tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Tuy nhiên, hành vi tự sát không được xác định là một bệnh lý tâm thần mà nó được xem là hậu quả nghiêm trọng của các vấn đề rối loạn tâm thần như trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, stress sau sang chấn, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn sử dụng chất kích thích,….Bên cạnh đó, tự sát còn có thể xuất phát từ những suy nghĩ nhất thời, mất kiểm soát trong phút chốc và để lại những hậu quả khó lường.

Có rất nhiều các phương tiện có thể được sử dụng cho hành vi tự sát, chẳng hạn như vũ khí, dùng thuốc sai mục đích, thắt cổ, treo cổ, nhảy từ trên cao, tự cắt mạch máu, lao vào đầu xe, tự thiêu,…Tự sát là hành vi cần phải được ngăn chặn kịp thời để tránh gây ra những thiệt hại lớn về con người.

Thực trạng tự sát trên thế giới hiện nay

Theo báo cao của 24 nước thuộc các châu lục thì hiện nay, các nước công nghiệp và cả những nước đang phát triển đang có tỉ lệ tự sát tăng cao, chiếm khoảng từ 5,8 đến 33,2% trong khoảng 100.000 người. Tự tử không chỉ gây ra cái chết cho cá nhân mà còn để lại những nỗi tổn thương, mất mát to lớn đối với gia đình và xã hội.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, trung bình mỗi ngày tại nước Mỹ có đến 112 người chất vì thực hiện hành vi tự sát. Đây là nguyên nhân phổ biến đứng thứ 2 gây ra cái chết ở lứa tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi. Bên cạnh đó, trong vòng 12 tháng qua, đã có hơn 9,4 trường hợp người trưởng thành sinh sống tại Hoa Kỳ có ý định thực hiện hành vi tự sát nghiêm trọng.

Hành vi tự sát
Tỉ lệ tự sát trên toàn thế giới đang ngày càng gia tăng và mất kiểm soát.

Về vấn đề này, Tổ chức Y tế thế giới – WHO cũng đã đưa ra con số thống kê được như sau:

  • Mỗi năm có gần 800.000 người chết vì tự sát.
  • Tự sát là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 đối với lứa tuổi từ 15 đến 19.
  • Có khoảng 79% số vụ tử sát trên toàn cầu xảy ra ở những nước có thu nhập trung bình và thấp.
  • Cứ mỗi lần tự sát lại có thêm nhiều trường hợp cố gắng tự sát mỗi năm. Theo đó các chuyên gia nhận thấy, nỗ lực tự sát trước đó chính là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến hành vi tự sát trong dân số nói chung.
  • Treo cổ, uống thuốc trừ sâu hoặc cầm súng được đánh giá là những phương pháp tự sát phổ biến nhất trên toàn cầu.

Nguyên nhân thúc đẩy hành vi tự sát

Như đã chia sẻ ở trên, tự sát không phải là một vấn đề bệnh lý mà nó thường là hậu quả nghiêm trọng và nặng nề của các chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm. Hành vi tự sát thường sẽ xuất hiện ở những đối tượng có một hoặc nhiều các vấn đề như sau:

  • Rối loạn nhân cách thể bất định
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn stress sau sang chấn
  • Người có thói quan lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá, rượu bia,…
  • Lo lắng, phiền muộn, quá mức.
  • Gặp phải các vấn đề căng thẳng kéo dài xảy ra trong cuộc sống, ví dụ như bị thiếu hụt về mặt tài chính, rắc rối trong các mối quan hệ,…
Hành vi tự sát
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hành vi tự sát đó chính là sự bất ổn về mặt tâm lý, tâm thần.

Bên cạnh đó, một số trường hợp vì muốn giành lấy cuộc sống của riêng mình, cố gắng thoát khỏi tình huống khó khăn nào đó mà bản thân không thể đối phó hoặc vượt qua. Chính vì thế mà có không ít người cố gắng thực hiện hành vi tự sát vì muốn được giải thoát khỏi những cảm giác như:

  • Tội lỗi, xấu hổ, cho rằng mình là gánh nặng, nỗi nhục nhã của gia đình, bạn bè, người thân và cả xã hội.
  • Cảm giác mất mát, bị từ chối và cô đơn.
  • Bản thân nhận thấy mình như một nạn nhân.

Ngoài ra, hành vi tự tử cũng có nhiều khả năng xảy ra đối với các sự kiện, tình huống mà con người cảm thấy vượt quá sức lực. Ví dụ như:

  • Lão hóa, người lớn tuổi là đối tượng có tỉ lệ tự sát cao nhất.
  • Sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy.
  • Cái chết đột ngột của người thân.
  • Biến cố hoặc gặp sang chấn về vấn đề tình cảm.
  • Khó khăn trong tài chính, nợ nần, thất nghiệp.
  • Mắc phải các bệnh nguy hiểm phải liên tục đối diện với những cơn đau thể chất nặng nề.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sát

Hành vi tự sát có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, tuy nhiên các yếu tố sau đây sẽ góp phần làm gia tăng khả năng tự sát ở nhiều thanh thiếu niên. Cụ thể như:

  • Tiền sử đã từng bị lạm dụng hoặc bỏ rơi.
  • Gia đình đã từng có thành viên tử vong do tự tử.
  • Đã có lịch sử cố gắng thực hiện các hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc tự sát.
  • Thất bại nhiều lần trong tình yêu.
  • Môi trường sống không lành mạnh, gần nơi ở thường xuyên xảy ra những vụ tự sát.
  • Người đã từng chứng kiến hoặc có bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã tự sát.
  • Bế tắc vì nợ nần, thất nghiệp.
  • Những trường hợp mắc bệnh tâm thần đã được điều trị và xuất viện.
  • Một số người làm việc trong ngành nghề đặc biệt như bác sĩ chuyên khoa bệnh nan y, sĩ quan cảnh sát,….

Dấu hiệu nhận biết sắp diễn ra hành vi tự sát

Để có thể ngăn chặn hành vi tự sát trước tiên bạn cần biết rõ các dấu hiệu cảnh báo sau đây:

Hành vi tự sát
Người muốn thực hiện hành vi tự sát có xu hướng thu mình, liên tục nhắc về cái chết.
  • Thường xuyên nói về các vấn đề chết chóc, tự sát. Chẳng hạn như họ có thể liên tục nói rằng “Tôi không còn muốn sống nữa”, “Tôi sẽ tự giải thoát cho bản thân”, “Tôi ước gì mình có thể biến mất trên cuộc đời này”,….
  • Có xu hướng rút lui và thu mình lại, không còn muốn tiếp xúc, gần gũi với xã hội, tự tạo cho mình một vỏ bọc để lẩn trốn khỏi thế giới bên ngoài.
  • Chuẩn bị sẵn các phương tiện hỗ trợ hành vi tự sát, ví dụ như thuốc tây, thuốc trừ sâu, dây thừng, dao,…
  • Luôn lo lắng về sự chết chóc, các hành vi bạo lực, đe dọa, nguy hiểm.
  • Tâm trạng thay đổi bất thường, có khi cảm thấy phấn khích, vui sướng dâng trào nhưng lại có thể nhanh chóng buồn chán, ủ rũ, mệt mỏi.
  • Gia tăng tần suất sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá, rượu bia,…
  • Cảm thấy mệt mỏi, bế tắc, suy nhược, tuyệt vọng về một tình huống, hoàn cảnh nào đó.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, có thể trở nên chán ăn, ăn uống không lành mạnh, mất ngủ, ngủ không đủ giấc,…
  • Thường xuyên thực hiện các hành vi tự hủy hoại, làm tổn thương bản thân.
  • Lên kế hoạch, sắp xếp các công việc hoặc cho đi những đồ đạc quan trọng của bản thân và không giải thích cụ thể lý do.
  • Dùng những lời nói ẩn ý để chào tạm biệt người thân hoặc dặn dò, con cháu, gia đình, bạn bè như thể họ không bao giờ gặp lại.
  • Tính cách thay đổi nhanh chóng, có thể kích động hoặc lo lắng quá mức.

Nếu nhận thấy một người có những biểu hiện bất thường nêu trên thì nhiều khả năng họ đã chuẩn bị để rời khỏi thế giới này. Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo không phải lúc nào cũng thể hiện một cách rõ ràng và mỗi người sẽ có những biểu hiện riêng biệt. Một số người có thể nói rõ ra về ý định của họ nhưng cũng có người cố gắng giữ bí mật và âm thần sắp xếp mọi chuyện trước khi thực hiện hành vi tự sát.

Một số hành vi tự sát phổ biến

Có rất nhiều các hành vi tự sát khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê nhận thấy thì các hành vi tự sát dưới đây là phổ biến nhất trên toàn thế giới. Cụ thể như:

  • Treo cổ.
  • Sử dụng súng cầm tay để tự bắn vào đầu mình.
  • Uống thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
  • Sử dụng thuốc ngủ, thuốc sốt rét, Paracetamol, Aspirin,….quá liều hoặc không đúng mục đích.
  • Nhịn ăn uống liên tiếp nhiều ngày.
  • Dùng dao, lưỡi lam hoặc các vật sắc nhọn để tự cắt mạch máu ở cổ tay.
  • Nhảy lầu, nhảy cầu.
  • Đâm đầu vào xe hơi, xe tải, xe lửa,…
  • Hỏa thiêu, tự đánh bom.
  • Dùng vật sắt nhọn để đâm vào cổ, bụng, tim,…
  • Sử dụng các chất độc hại như thạch tín, thủy ngân, Xyanua,….

Làm sao để nói chuyện với người đang có ý định tự sát?

Nếu bạn đang nghi ngờ bạn bè hoặc một người thân nào đó đang có ý định muốn thực hiện hành vi tự sát thì hãy cân nhắc đến việc tìm gặp và trò chuyện cùng với họ về những lo lắng của bạn. Bạn có thể bắt đầu một cuộc nói chuyện bằng cách đặt ra các câu hỏi, tuy nhiên không được phán xét hoặc đối đầu với đối phương.

Hành vi tự sát
Để giúp một người ngừng thực hiện hành vi tự sát, trước tiên bạn cần nói chuyện và tìm rõ nguyên nhân.

Bạn nên tìm gặp họ và trò chuyện một cách cởi mở, thoải mái. Bạn cũng có thể sử dụng những câu hỏi trực tiếp để giải đáp lo lắng của bản thân, chẳng hạn như “Bạn có đang suy nghĩ đến việc tự sát không?”. Để cuộc trao đổi, tâm sự có thể diễn ra một cách tốt nhất thì bạn cũng cần chú ý và đảm bảo các yếu tố sau:

  • Giữ thái độ bình tĩnh, thoải mái, cởi mở và sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn, trấn an đối phương.
  • Hãy thừa nhận và đồng cảm rằng cảm xúc của họ là chính đáng.
  • Cho họ biết rằng, họ sẽ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ những người xung quanh và tình trạng của họ sẽ được khắc phục tốt nếu họ tiến hành điều trị.
  • Cung cấp cho họ những sự giúp đỡ, động viên và khuyến khích.
  • Cảm thông, thấu hiểu và đồng cảm với họ.
  • Đảm bảo rằng bạn không làm ảnh hưởng đến các vấn đề của họ và không cố gắng dùng lời lẽ hay các biện pháp để bắt ép ngăn chặn ý định tự sát của họ. Lúc này thể hiện sự ủng hộ của bạn đối với họ là cách tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích và cùng họ tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ hiệu quả hơn.

Đánh giá những người có nguy cơ thực hiện hành vi tự sát

Dựa trên các triệu chứng, tiền sử cá nhân và gia đình mà các chuyên gia, bác sĩ sức khỏe tâm lý, tâm thần có thể xác định được việc ai đó có đang muốn thực hiện ý định tự sát hay không. Các chuyên gia sẽ hỏi bạn về thời gian bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường và tần suất mà bạn đã trải qua chúng như thế nào.

Bên cạnh đó, họ cũng sẽ khai thác và đặt câu hỏi về bất kì các vấn đề y tế nào có liên quan đến quá khứ và hiện tại. Tiến hành đưa ra những thăm dò về tình trạng cụ thể có khả năng xảy ra trong gia đình. Đây cũng là một trong các điều cần thiết để giúp chuyên gia xác định và giải thích được cho các triệu chứng.

Tiếp đến họ sẽ yêu cầu người nghi có hành vi tự sát thực hiện một số xét nghiệm cần thiết hoặc hỗ trợ các chuyên gia khác đưa ra chẩn đoán cụ thể. Các đánh giá về mặt con người có thể gồm những yếu tố sau:

1. Sức khỏe tinh thần

Theo số liệu thống kê nhận thấy, các vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hành vi tự sát ở nhiều người. Tự sát được xem là hậu quả nghiêm trọng nhất của các rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay. Chính vì thế, khi nhận thấy một người bắt đầu có ý định muốn tự sát thì nhiều khả năng họ đang tiềm ẩn một rối loạn tâm thần nào đó chưa được phát hiện và khắc phục tốt.

Ví dụ như các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm nặng, tâm thần phân liệt cũng có nhiều khả năng khiến người bệnh suy nghĩ nhiều đến cái chết và thôi thúc họ thực hiện hành vi tự sát. Nếu nhận thấy ai đó có dấu hiệu của các bệnh lý tâm thần thì chuyên gia sẽ chủ động giới thiệu họ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được hỗ trợ tốt hơn.

2. Lạm dụng chất

Lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, ma túy cũng là một trong các yếu tố góp phần lớn vào các ý nghĩ, dự định tự sát ở nhiều người. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện nay, rượu bia được xem như một vấn đề cơ bản và nó được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe, cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội nếu chúng ta không biết cách sử dụng và lạm dụng nó quá mức.

3. Thuốc men

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc dùng một số loại thuốc được kê toa, gồm cả những loại thuốc chống trầm cảm cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ tự sát ở nhiều người bệnh. Chính vì thế mà các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ xem xét bất kì các loại thuốc nào đó mà bạn đang sử dụng. Mục đích của việc này đó chính là đánh giá xem liệu chúng có thể góp phần gây nên các ý nghĩ tiêu cực, thúc đẩy hành vi tự sát không.

Cách phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tự sát

Trong thực tế, bạn không thể chắc chắn rằng có thể ngăn cản một ai đó thực hiện hành vi tự sát. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện và can thiệp kịp thời cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro của nó. Theo nghiên cứu thì cách tốt nhất để phòng tránh và ngăn ngừa tự sát đó chính là xác định được cụ thể các yếu tố nguy cơ.

Chúng ta cần phải cảnh giác cao độ với các dấu hiệu của những chứng rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo và kịp thời can thiệp trước khi người đó thực hiện hành vi tự sát.

Việc điều trị và giải quyết vấn đề này cần phải dựa trên nguyên nhân cơ bản khiến một người có ý định thực hiện hành vi tự sát. Trong hầu hết các trường hợp thì điều trị bằng liệu pháp tâm lý kết hợp với một số loại thuốc sẽ mang lại hiệu quả tốt.

1. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý được đánh giá là một trong các phương pháp khả thi và mang lại hiệu quả tốt với việc làm giảm nguy cơ thực hiện hành vi tự tử ở nhiều trường hợp. Cũng bởi đa phần những suy nghĩ tiêu cực này đều xuất phát từ các vấn đề rối loạn tâm thần hoặc phải liên tục chịu đả kích, đối mặt với những căng thẳng, áp lực khiến cho tinh thần không được đảm bảo.

Theo đó, các chuyên gia tâm lý, các nhà trị liệu sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi để can thiệp đối với những trường hợp đang có ý định muốn tự tử. Mục đích chính của liệu pháp này đó chính là hướng dẫn cho thân thủ làm sao để có thể đối mặt và vượt qua được các sự kiện, tình huống, cảm xúc tiêu cực đang xảy ra trong cuộc sống.

Khi những căng thẳng dần được loại bỏ và khắc phục tốt, bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Đồng thời, với liệu pháp này, bạn cũng phần nào củng cố được niềm tin của bản thân, dần thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những cái nhìn tích cực và lạc quan hơn. Đồng thời, bạn cũng lấy lại được cảm giác hài lòng và cảm thấy yêu đời hơn.

Bên cạnh đó, sau khi đã giúp thân thủ loại bỏ được các suy nghĩ tiêu cực và hành vi tự sát thì chuyên gia tâm lý còn hỗ trợ họ nâng cao một số kỹ năng cần thiết. Khách hàng sẽ được hướng dẫn về cách kiểm soát cảm xúc, cân bằng cuộc sống, đối mặt với những cản trở, khó khăn và thách thức để có được đời sống lành mạnh và vui vẻ hơn.

2. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng cho trường hợp này nhằm mục đích kiểm soát cảm xúc và hạn chế nguy cơ thực hiện hành vi tự sát. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà cân nhắc lựa chọn những loại thuốc phù hợp. Một số thuốc có thể được dùng như thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm.

Tuy nhiên, những người đang có ý định tự sát khi được chỉ định dùng thuốc cần phải có sự theo dõi cẩn thận của người thân. Cũng bởi họ có thể sử dụng thuốc quá liều và dùng nó cho mục đích tự sát của mình. Tốt nhất gia đình nên có người giữ thuốc và thực hiện việc cho họ uống thuốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp nêu trên thì những người đang có ý định thực hiện hành vi tự sát cũng cần phải nhanh chóng thay đổi lối sống. Cần phải thường xuyên tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, cân bằng trạng thái tâm lý. Đồng thời cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống điều độ, tránh sử dụng các chất kích thích. Ngoài ra, giấc ngủ cũng cần được đảm bảo, vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học và lành mạnh.

Hành vi tự sát để lại rất nhiều các thiệt hại và mất mát nghiêm trọng đối với đời sống con người. Hi vọng qua những thông tin của bài viết này, bạn đọc cũng sẽ thay đổi được cách suy nghĩ, lối sống của mình theo chiều hướng tích cực hơn, đồng thời quản lý tốt các bệnh lý tâm thần để hạn chế tối đa những trường hợp tử vong do tự sát.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *