Hội chứng sợ uống thuốc (Pharmacophobia) là gì? Cách khắc phục

Hội chứng sợ uống thuốc là một tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đang dần phổ biến, đặc biệt là sau những tin tức tiêu cực về thuốc, hay nghi ngại về sự an toàn của vacxin trị bệnh. Nỗi sợ uống thuốc là vấn đề nhiều người mắc phải, trong đó có những người phản ứng đặc biệt nghiêm trọng khi nghĩ hoặc nhìn đến thuốc.

Hội chứng sợ uống thuốc là gì?

Hội chứng sợ uống thuốc (Pharmacophobia) là một chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với thuốc, đặc biệt là thuốc viên. Hội chứng này khiến người bệnh rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu, đau đớn khi tiếp xúc, hoặc nghĩ đến thuốc y tế. Hội chứng sợ uống thuốc gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Pharmacophobia
Hội chứng sợ uống thuốc có thể xảy ra với mọi người và trong mọi độ tuổi, đặc biệt là sau những trải nghiệm không tốt với thuốc trong quá khứ.

Hội chứng này xuất hiện ở cả người già và trẻ em, nam giới và nữ giới, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Cảm giác sợ uống thuốc là cảm giác bình thường ở trẻ nhỏ, do trẻ sợ đắng hoặc sợ nghẹn khi uống. Tuy nhiên, khi nỗi sợ này ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và khiến người bệnh từ chối trị liệu bằng thuốc thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.

Hội chứng sợ uống thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng, vì nó khiến người bệnh không tiếp nhận điều trị trong những tình huống cần thiết. Với những căn bệnh nặng hay trường hợp khẩn cấp, từ chối uống thuốc và điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân của hội chứng sợ uống thuốc

Nguyên nhân kích phát hội chứng sợ uống thuốc bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Một người có thể bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều yếu tố, tùy thuộc vào bệnh sử gia đình hay những trải nghiệm không tốt trong quá khứ. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này chưa được xác nhận.

Các nhà khoa học cho rằng, hoạt động quá mức của hạch hạnh nhân có thể gây ra những cảm xúc ám ảnh, hoảng loạn, đau khổ không thể kiểm soát về một yếu tố nào đó. Hạch hạnh nhân là phần não chịu trách nhiệm thu nhận và xử lý cảm xúc. Hoạt động bất thường của hạch hạnh nhân và kích thích liên quan đến thuốc có thể kích phát chứng sợ uống thuốc.

Yếu tố di truyền cũng được xem là có ảnh hưởng đến việc kích phát hội chứng sợ uống thuốc. Nhiều trường hợp người bệnh có cha mẹ có tiền sử mắc rối loạn lo âu, hoặc những rối loạn tâm thần khác, hoặc từ nhỏ nhìn thấy sự kích động, đau khổ của người thân khi đối diện với thuốc nên chịu ảnh hưởng.

Những mắc hội chứng sợ hóa chất, hoặc các chứng rối loạn lo âu khác liên quan như hội chứng sợ máu, sợ kim tiêm, hay hội chứng sợ nuốt cũng có nguy cơ mắc chứng sợ uống thuốc. Khi nhìn đến thuốc, người bệnh sẽ kích hoạt tình trạng sợ hóa chất, hoặc khi nhìn đến thuốc sẽ nhớ đến kim tiêm, vacxin và sinh ra những phản ứng quá khích.

Xem thêm: Chứng sợ nuốt (Phagophobia): nỗi sợ hãi hiếm gặp ở người

chứng sợ uống thuốc
Chứng sợ uống thuốc gây ra cảm giác hoảng hốt, lo âu, đau khổ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thế chất và tinh thần của người bệnh.

Thuốc có thể là yếu tố kích phát những sợ hãi, ám ảnh trong quá khứ. Những người từng bị ngộ độc thuốc, dùng thuốc giả, hoặc bị tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, có thể phát triển chứng sợ uống thuốc khi trưởng thành. Họ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ việc dùng thuốc quá liều, nghẹt thở khi uống thuốc, hoặc thuốc không phù hợp với cơ thể.

Những người chịu sang chấn tâm lý nghiêm trọng trong thời thơ ấu, chứng kiến người thân không qua khỏi vì uống thuốc, hoặc chết do sốc thuốc, dùng thuốc sai liều,… đều tạo thành ám ảnh không thể xóa nhòa. Thuốc vì thể sẽ luôn gợi lại cảm giác lo lắng, sợ hãi, kinh hoàng trong quá khứ.

Ám ảnh về những tác dụng phụ không mong muốn khiến người bệnh sinh ra cảm xúc tiêu cực khi nghĩ đến thuốc, và có thể xuât hiện những phản ứng như nôn mửa, đồ mồ hôi lạnh, run rẩy tay chân khi nghĩ đến thuốc men. Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể ngất xỉu.

Những tin tức về các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng, hay vacxin dỏm khiến nhiều người nghi ngại độ an toàn của thuốc, từ đó sinh ra hội chứng sợ uống thuốc. Bên cạnh đó, những người phải trải qua giai đoạn cai nghiện thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần cũng có nguy cơ mắc hội chứng này.

Biểu hiện của hội chứng sợ uống thuốc

Những biểu hiện của hội chứng này có thể nặng hay nhẹ tùy vào tình trạng của người bệnh. Nhưng biểu hiện rõ nhất vẫn là cảm giác sợ hãi, kinh hoàng và đau khổ tột độ khi nghĩ đến việc uống thuốc. Hội chứng sợ uống thuốc có những biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn lo âu ám ảnh cụ thể bao gồm:

  • Có biểu hiện lo lắng, ám ảnh quá mức về thuốc và những thứ liên quan đến thuốc
  • Việc tiếp xúc, hay suy nghĩ đến thuốc gây ra những cơn hoảng loạn, đau khổ mất kiểm soát, và sợ hãi tột độ cho người bệnh, khiến họ không thể sinh hoạt bình thường
  • Không khám bệnh, không chấp nhận bản thân bị bệnh để không cần uống thuốc
hội chứng sợ uống thuốc
Người bệnh sẽ từ chối uống thuốc, không tiếp nhận bất cứ phương pháp trị liệu nào có sử dụng thuốc.
  • Có những triệu chứng thể chất như run rẩy, đồ mồ hôi lạnh, choáng váng, buồn nôn, hoảng loạn, tim đập nhanh, huyết áp tăng, thở gấp, khó thở, cảm thấy như bản thân sắp chết,… khi nhìn thấy thuốc.
  • Cảm xúc kinh hoàng mà thuốc mang đến ập đến nhanh chóng, bất ngờ, khó kiểm soát.
  • Từ chối uống thuốc dù trong tình huống bắt buộc, người bệnh có thể có hành vi quá khích nhằm chống lại việc uống thuốc, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chữa trị
  • Có thể ngất xỉu khi chịu kích thích quá lớn.

Việc né tránh uống thuốc trong thời gian dài cũng khiến sự ám ảnh về thuốc và bệnh tình ngày càng nặng nề hơn. Hội chứng sợ uống thuốc cần được chẩn đoán và cải thiện càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Việc chẩn đoán cần được thực hiện tại những cơ sở uy tín.

Chẩn đoán và điều trị chứng sợ uống thuốc

Tiêu chí chẩn đoán hội chứng sợ uống thuốc sẽ dựa trên tiêu chí chẩn đoán rối loạn lo âu ám ảnh. Nỗi sợ hãi phải ảnh hưởng đến người bệnh liên tục trong thời gian dài, ít nhất là 6 tháng. Nỗi sợ hãi là phi lý, ập đến một cách nhanh chóng khi suy nghĩ hoặc tiếp xúc với thuốc trong mọi tình huống.

Những biểu hiện của chứng sợ uống thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nỗi sợ gây ra không do ảnh hưởng của các chứng rối loạn tâm thần khác, không do ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hay chất kích thích.

Dựa trên những biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và và bệnh sử gia đình, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và có kế hoạch giúp người bệnh vượt qua ám ảnh. Việc điều trị cần diễn ra càng nhanh càng tốt để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng. Quá trình cải thiện cũng cần có liệu trình cụ thể và phù hợp với từng đối tượng.

điều trị chứng sợ uống thuốc
Hội chừng này cần được chấn đoán và cải thiện sớm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực về sau.

Hiện nay liệu pháp tốt nhất để điều trị hội chứng này là liệu pháp tâm lý và những phương pháp tự điều chỉnh tại nhà. Việc dùng thuốc trong tình huống này gặp nhiều khó khăn, và sẽ kích thích những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó liệu pháp tâm lý vẫn là cách điều trị chủ yếu.

Quá trình điều trị tâm lý giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân gây ám ảnh, sau đó hạn chế hoặc loại bỏ chúng một cách hiệu quả hơn. Liệu pháo tâm lý thường dùng nhất trong điều trị các chứng rối loạn lo âu ám ảnh ảnh sợ hãi là liệu pháp tiếp xúc, và liệu pháp nhận thức-hành vi, kết hợp với những liệu pháp bỗ trợ khác.

  • Liệu pháp tiếp xúc: Không có gì đánh bại cảm giác sợ hãi tốt hơn việc đối mặt với nó. Đây là cách mà liệu pháp tiếp xúc loại trừ ảnh hưởng của nỗi sợ thuốc với bệnh nhân. Người bệnh sẽ được tiếp xúc với thuốc theo nhiều cách, từ gián tiếp đến trực tiếp để quen dần với nỗi sợ. Liệu pháp này được thực hiện trong một môi trường an toàn giúp bác sĩ xử lý mọi tình huống bất ngờ phát sinh. Việc tiếp xúc hàng ngày giúp người bệnh hình thành cảm giác quen thuộc, và có chiến lược chống lại cảm giác sợ hãi tốt hơn. Liệu pháp tiếp xúc mang tính kích thích mạnh, và mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực.
  • Liệu pháp nhận thức-hành vi: Liệu pháp này sẽ giúp bệnh nhân nhận thức được nỗi sợ, học cách điều chỉnh nhận thức, sau đó điều chỉnh hành vi theo hướng phù hợp hơn thông qua những cuộc trò chuyện với bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Người bệnh sẽ nhận ra rằng thuốc không nguy hiểm, không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, từ đó loại bỏ nỗi sợ và chấp nhận uống thuốc. Liệu pháp nhận thức-hành vi mang đến hiệu quả trị liệu cao, tránh gây kích thích hơn so với liệu pháp tiếp xúc. Tuy nhiên hai phương pháp này vẫn được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị.

Trong quá trình sử dụng hai liệu pháp kể trên, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý còn kết hợp thôi miên và công nghệ thực tế ảo để quá trình điều trị thuận lợi hơn. Thực tế ảo sẽ mô phỏng lại thuốc như thật, nhằm giúp người bệnh quen dần với việc tiếp xúc và trực diện nỗi sợ.

Thôi miên là phương pháp đưa người bệnh vào trạng thái thả lỏng tinh thần, giúp bác sĩ đi sâu vào tiềm thức và tìm ra căn nguyên của nỗi sợ. Nhiều trường hợp bệnh nhân vì chấn thương tâm lý trong quá khứ, khiến cơ chế phòng vệ tâm lý ức chế đoạn ký ức tồi tệ đó, và đẩy chúng vào sâu trong tiềm thức. Vì thế bệnh nhân sẽ không biết lý do vì sao bản thân sợ thuốc, mà cần sự giúp đỡ của phương pháp thôi miên để khơi lại ký ức.

Pharmacophobia
Liệu pháp thôi miên có thể kích thích những sự kiện bị ức chế trong tiềm thức, giúp bác sĩ tìm ra nguồn cơn của nổi sợ ám ảnh người bệnh.

Hội chứng sợ uống thuốc có thể được cải thiện nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ và các chuyên gia tâm lý. Quan trọng là chính bệnh nhân hoặc gia đình phải tiếp nhận điều trị sớm để cải thiện tình trạng càng nhanh càng tốt. Sợ hãi không uống thuốc khiến quá trình điều trị những căn bệnh khác gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những căn bệnh cần thời gian chữa trị và dùng thuốc lâu dài.

Hội chứng sợ uống thuốc khiến những tình trạng bệnh khác nghiêm trọng hơn, và có thể gây tử vong nếu không được chữa trị trong tình huống cấp thiết.

Có lẽ bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *