Hội Chứng Sợ Hóa Chất (Chemophobia) Là Gì?

Hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) là hội chứng tâm lý hiếm gặp. Người mắc hội chứng này có nỗi sợ mãnh liệt, vô lý và dai dẳng về các loại hóa chất dẫn đến nhiều khó khăn, cản trở trong cuộc sống. Ngoài ra, nỗi sợ kéo dài cũng làm gia tăng các vấn đề tâm lý.

hội chứng sợ hóa chất
Hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) đề cập đến nỗi sợ vô lý, mãnh liệt và dai dẳng về các thành phần hóa học

Hội chứng sợ hóa chất – Chemophobia là gì?

Hóa chất là thuật ngữ đề cập đến những đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất có đặc tính hóa học. Nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực tế, hóa chất được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Sự phát triển của lĩnh vực hóa học mang đến rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống. Tuy nhiên, một ít người lại có nỗi sợ vô lý đến mức ám ảnh về hóa chất.

Hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) là tình trạng sợ hãi tột độ, quá mức và vô lý về các thành phần hóa học. Những người mắc hội chứng này thường có nhận thức sai lệch về mức độ nguy hiểm của hóa chất. Người bệnh thường có những suy nghĩ như hóa chất sẽ gây hư hại, bào mòn da và gây ra ung thư. Nỗi sợ hãi quá mức khiến bệnh nhân né tránh sử dụng hóa chất và ưu tiên dùng các sản phẩm được gắn nhãn “organic”.

Hóa chất không chỉ bao gồm những đơn chất, hợp chất nhân tạo mà còn có trong những thứ tự nhiên như DNA, protein, nước, oxy,… Chính vì vậy, hội chứng sợ hóa chất sẽ khiến cho bệnh nhân phải đối mặt với nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Hiện tại, Chemophobia chưa được công nhận trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Tuy nhiên, về bản chất hội chứng này là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nên có biểu hiện và cách điều trị tương đồng. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc chứng bệnh này, người bệnh có thể thăm khám và can thiệp điều trị y tế.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ hóa chất

Nỗi sợ được xem là phản ứng tự nhiên của con người. Ít người biết rằng, cảm xúc này thực chất là kết quả của quá trình tiến hóa. Hạch hạnh nhân bên trong não bộ sẽ tạo ra cảm giác sợ hãi trước những tình huống tiềm ẩn mối nguy hiểm nhằm giúp con người biết cách bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, do một số vấn đề bất thường, không ít người hình thành nỗi sợ quá mức và vô lý với những tình huống/ đối tượng không thực sự nguy hiểm.

Chemophobia
Những thông tin tiêu cực về hóa chất có thể tiêm nhiễm nỗi sợ quá mức đối với một số người

Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ hóa chất. Mặc dù vậy, một số yếu tố đã được xác định có liên quan bao gồm:

  • Từng gặp tai nạn liên quan đến hóa chất: Những người từng gặp tai nạn liên quan đến hóa chất như bỏng da, kích ứng, hỏa hoạn,… có thể hình thành nỗi sợ quá mức và vô lý về các loại hóa chất. Những trải nghiệm tiêu cực khiến cho hạch hạnh nhân ghi nhớ và “phát lại” cảm giác sợ hãi, bất an khi ở trong các tình huống có sự hiện diện của các thành phần hóa học.
  • Nhận thức sai lệch: Trong suy nghĩ của nhiều người, hóa chất là thứ gì đó nguy hiểm và không tốt cho sức khỏe. Nhận thức sai lệch này có thể là kết quả của quá trình giáo dục và ảnh hưởng của những thông tin tiêu cực trên báo đài. Vì không nhận thức đúng đắn mức độ nguy hiểm của hóa chất nên một số người trở nên sợ hãi, lo lắng, bất an và hoảng loạn khi nhìn thấy hóa chất.
  • Chứng kiến người khác bị ung thư do hóa chất: Thực tế, tiếp xúc với một số loại hóa chất có thể gia tăng tỷ lệ ung thư. Dù vậy nguy cơ tiềm ẩn thấp hơn rất nhiều so với những lợi ích mà hóa chất mang lại. Tuy nhiên, nếu chứng kiến ai đó bị ung thư có liên quan đến hóa chất, một số người có thể trở nên sợ hãi và né tránh hóa chất vì lo sợ bản thân sẽ bị ung thư hoặc mắc phải các bệnh nan y khác.

Những thành phần hóa học được sử dụng trong các sản phẩm đều được kiểm soát gắt gao với hàm lượng phù hợp. Do đó, các sản phẩm trên thị trường đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe và có thể sử dụng một cách an toàn. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) vẫn tỏ ra sợ hãi, lo lắng và né tránh sử dụng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể ý thức được nỗi sợ của bản thân là phi lý nhưng không thể nào khống chế. Đây là lý do tất cả những trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cần phải được thăm khám và điều trị.

Nhận biết hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia)

Thực tế, khi nghe đến từ “hóa chất” mọi người đều có cảm giác e ngại và đa phần đều ưu tiên chọn các sản phẩm lành tính, tự nhiên. Tuy nhiên, sự lo lắng của mọi người thường chỉ thoáng qua và không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong khi đó, hội chứng sợ hóa chất gây ra nỗi sợ quá mức, vô lý và dai dẳng khiến cho cuộc sống gặp nhiều cản trở, khó khăn.

Chemophobia
Người mắc chứng Chemophobia mất nhiều thời gian để kiểm tra bảng thành phần của các sản phẩm

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ hóa chất:

  • Luôn có suy nghĩ tiêu cực về hóa chất như hóa chất sẽ ăn mòn da, gây độc cho cơ thể và gia tăng nguy cơ ung thư.
  • Lo sợ, bất an khi nghe đến từ hóa chất và có thể trở nên hoảng loạn khi nhìn thấy các sản phẩm chứa hóa chất.
  • Né tránh sử dụng hóa chất và thường lựa chọn sản phẩm hữu cơ, lành tính để cảm thấy an tâm khi sử dụng.
  • Kiểm tra rất kỹ bảng thành phần và trao đổi thêm với nhân viên để chắc chắn sản phẩm mà bản thân lựa chọn không chứa thành phần hóa học.
  • Đa số những người mắc hội chứng sợ hóa chất đều lựa chọn phương tiện công cộng hoặc đi xe điện vì sợ rằng xăng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Không sử dụng một số sản phẩm vì tin rằng thành phần hóa học bên trong có thể gây hại cho sức khỏe. Các sản phẩm mà người bệnh thường né tránh là xà phòng, nước rửa chén, các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần hóa học, nước ngọt có gas, một số loại kem đánh răng, nước súc miệng,…

Nếu chẳng may tiếp xúc với hóa chất hoặc sử dụng sản phẩm chứa thành phần hóa học, bệnh nhân sẽ trở nên sợ hãi, hoảng loạn và lo lắng tột độ. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Ớn lạnh
  • Sợ hãi, lo lắng tột độ
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khó chịu ở vùng thượng vị
  • Khó thở, thở nông
  • Tăng nhịp tim
  • Đau thắt ngực
  • Run rẩy

Người bệnh có thể bùng phát các triệu chứng này ngay ở nơi công cộng mà không thể kiểm soát. Điều này khiến cho nhiều người hạn chế ra ngoài vì sợ rằng sẽ bị dò xét bởi ánh nhìn thiếu thiện chí từ những người xung quanh. Hơn nữa, vì ý thức được sự nỗi sợ kỳ lạ, vô lý của bản thân nên bệnh nhân dễ hình thành tâm lý thiếu tự tin và tự cô lập.

Hội chứng sợ hóa chất có nguy hiểm không?

Tất cả các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, người bị hội chứng sợ hóa chất sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng đầu tiên mà người bệnh phải đối mặt là mất khả năng thư giãn, cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng và bất an bởi hóa chất hiện diện xung quanh cuộc sống. Tâm lý này không chỉ khiến bệnh nhân dễ cáu bẳn, nóng nảy mà còn dẫn đến nhiều vấn đề khác như mất ngủ, đau vai gáy, hay quên khó tập trung,…

Ngoài ra, việc liên tục phải kiểm tra bảng thành phần cũng khiến người bệnh lãng phí thời gian. Bên cạnh đó, hành vi né tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất sẽ gây ra không ít phiền toái và cản trở trong cuộc sống. Lựa chọn sản phẩm hữu cơ thay thế cho những sản phẩm thông thường cũng khiến người bệnh hao tốn tài chính.

Nếu không được điều trị sớm, nỗi sợ, sự lo lắng và căng thẳng có thể khiến tinh thần trở nên bức bối và ngột ngạt. Bệnh nhân có thể tìm đến bia rượu, thuốc lá và chất gây nghiện để giảm căng thẳng, đau khổ. Tuy nhiên, các thói quen thiếu lành mạnh chỉ có thể giảm căng thẳng tạm thời nhưng lại tiềm ẩn nhiều hậu quả lâu dài.

Hội chứng sợ hóa chất cũng khiến cho người bệnh sợ hãi khi ra ngoài vì lo sợ bản thân sẽ hoảng loạn và mất kiểm soát giữa đám đông. Vì vậy, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin và nghiêm trọng hơn là tự cô lập.

Chẩn đoán hội chứng sợ hóa chất

Hội chứng sợ hóa chất sẽ được chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn của rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Hội chứng này thường được xác định khi đáp ứng được 4 tiêu chuẩn sau:

  • Nỗi sợ phi lý và không tương xứng với mức độ nguy hiểm của đối tượng/ tình huống
  • Nỗi sợ mãnh liệt kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Sợ hãi về hóa chất dẫn đến các hành vi né tránh như không sử dụng sản phẩm chứa hóa chất, từ chối các thủ thuật y tế dùng những loại hóa chất như botox, filler, sát trùng bằng cồn,…
  • Chất lượng cuộc sống bị tuột dốc rõ rệt do nỗi sợ hóa chất chi phối

Hội chứng Chemophobia sẽ được chẩn đoán thông qua biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ các triệu chứng là do một số vấn đề tâm lý khác gây ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ.

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ hóa chất

Hội chứng sợ hóa chất cần được điều trị trong thời gian sớm nhất để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống. Mục tiêu của điều trị là giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống, giảm sự sợ hãi vô lý và kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình.

Hội chứng sợ hóa chất có thể đi kèm với một số vấn đề tâm lý khác như rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm. Trong trường hợp mắc đồng thời nhiều vấn đề tâm lý, quá trình điều trị thường sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên nhìn chung, can thiệp điều trị đều mang lại kết quả khả quan đối với hầu hết các trường hợp bị hội chứng sợ hóa chất.

Các phương pháp được áp dụng trong điều trị hội chứng sợ hóa chất bao gồm:

1. Liệu pháp tiếp xúc

Liệu pháp tiếp xúc được xem là “chìa khóa vàng” đối với các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nói chung và chứng sợ hóa chất nói riêng. Liệu pháp này mang lại hiệu quả cao trong việc giảm sự sợ hãi vô lý và quá mức. Hầu hết người bị chứng sợ hóa chất đều sẽ được trị liệu bằng phương pháp này đầu tiên.

Liệu pháp tiếp xúc được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với nỗi sợ lặp đi lặp lại theo mức độ tăng dần. Điều này sẽ giúp cho hạch hạnh nhân thích nghi và giảm bớt sự sợ hãi khi nhìn thấy hoặc chạm vào hóa chất. Chuyên gia sẽ cho người bệnh tiếp xúc với các tình huống gây ra nỗi sợ từ nhẹ đến nghiêm trọng để tránh hoảng loạn và kích động.

Chemophobia
Liệu pháp tiếp xúc được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị hội chứng sợ hóa chất

Khi tiếp xúc với nỗi sợ, chuyên gia sẽ định hướng cho người bệnh cách đối phó với nỗi sợ và vượt qua tình huống này một cách dễ dàng. Việc tiếp xúc với nỗi sợ sẽ được lặp đi lặp lại đến khi người bệnh không còn phản ứng sợ hãi khi nhìn thấy hóa chất.

Mặc dù được đánh giá tốt về hiệu quả nhưng hạn chế của liệu pháp tiếp xúc là tỷ lệ bỏ dở điều trị tương đối cao. Bởi việc tiếp xúc với nỗi sợ gây ra sự căng thẳng và gia tăng mức độ lo âu. Chính vì vậy, liệu pháp này thường chỉ được thực hiện bởi những chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm.

2. Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) thường được áp dụng để điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau sang chấn,… Ngoài ra, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả đối với hội chứng sợ hóa chất.

Nếu như liệu pháp tiếp xúc loại bỏ sự sợ hãi bằng cách tiếp xúc với tình huống/ đối tượng gây ra nỗi sợ thì CBT giúp bệnh nhân điều chỉnh nhận thức sai lầm về hóa chất. Đa số những người mắc chứng sợ hóa chất đều cho rằng hóa chất sẽ gây bong tróc, bào mòn da và gây ung thư. Những suy nghĩ tiêu cực này khiến người bệnh sợ hãi khi nhìn thấy hoặc chạm vào các sản phẩm chứa hóa chất.

Trong liệu pháp nhận thức hành vi, chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh lại suy nghĩ và nhận thức đúng đắn hơn về lợi ích cũng như nguy cơ tiềm ẩn của các thành phần hóa học. Về bản chất, hóa chất mang lại vô số lợi ích đối với cuộc sống của con người và các sản phẩm trên thị trường đều được kiểm định gắt gao trước khi lưu hành. Bằng cách thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, người bệnh có thể giảm bớt sự sợ hãi vô lý và góp phần cải thiện các hành vi né tránh.

3. Liệu pháp thư giãn luyện tập

Liệu pháp thư giãn luyện tập là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng sợ hóa chất. Liệu pháp này được xem xét cho những bệnh nhân căng thẳng quá mức do nỗi sợ hóa chất chi phối. Liệu pháp thư giãn luyện tập bao gồm nhiều bài tập giúp thư giãn, giải tỏa cảm xúc, căng thẳng. Trong đó, thở khí công và một số tư thế yoga được áp dụng phổ biến nhất.

Chemophobia là gì
Liệu pháp thư giãn luyện tập có tác dụng giảm căng thẳng và loại bỏ các cảm xúc tiêu cực do chứng Chemophobia gây ra

Liệu pháp thư giãn luyện tập sẽ được thực hiện song song với trị liệu bằng hai phương pháp trên. Bởi liệu pháp tiếp xúc có thể khiến người bệnh bị căng thẳng và có ý định từ bỏ điều trị. Do đó, chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh kỹ thuật thở khí công, ngồi thiền và một số tư thế yoga để kiểm soát cảm xúc. Duy trì tinh thần ổn định sẽ giúp người bệnh kiên trì trị liệu và có đáp ứng tốt hơn.

4. Sử dụng thuốc

Đa số những trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đều không phải sử dụng thuốc. Can thiệp trị liệu có thể xóa bỏ nỗi sợ và giúp người bệnh giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, dùng thuốc sẽ được xem xét trong một số trường hợp như bệnh nhân bị căng thẳng cực độ, mất ngủ, tăng huyết áp, trầm cảm,…

Các loại thuốc hướng thần đều có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, bác sĩ chỉ yêu cầu dùng thuốc trong những trường hợp cần thiết. Các loại thuốc có thể được cân nhắc sử dụng bao gồm:

  • Thuốc an thần: Thuốc an thần nhóm benzodiazepine có thể gây nghiện nên hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể được dùng ngắn hạn với liều thấp để cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng và lo lắng quá mức.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm thường được dùng dài hạn do tác dụng chậm. Nhóm thuốc này được cân nhắc sử dụng khi có biểu hiện trầm cảm, chán nản, bi quan, chán ăn,… Có khá nhiều nhóm thuốc chống trầm cảm nhưng các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) thường được ưu tiên sử dụng vì độ an toàn cao và ít tác dụng phụ.
  • Các loại thuốc khác: Bác sĩ có thể xem xét dùng thêm thuốc chẹn beta, vitamin và khoáng chất tổng hợp. Nếu bệnh nhân có biểu hiện suy nhược, có thể phải dùng thêm các loại thuốc bổ não và tăng cường chức năng tế bào thần kinh.

5. Các biện pháp tự chăm sóc

Quá trình điều trị hội chứng sợ hóa chất thường mất nhiều thời gian. Để việc điều trị mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân nên có các biện pháp tự chăm sóc để hỗ trợ hiệu quả của thuốc và liệu pháp tâm lý.

hội chứng sợ hóa chất
Bệnh nhân mắc hội chứng sợ hóa chất cần có chế độ ăn hợp lý để nâng đỡ thể chất và tinh thần

Các biện pháp tự chăm sóc dành cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ hóa chất:

  • Nỗi sợ quá mức về hóa chất sẽ khiến cho tinh thần luôn bức bối và căng thẳng. Do đó, nên trang bị những kỹ thuật thư giãn như ngồi thiền, hít thở sâu, tắm nước ấm, massage, uống trà thảo mộc, nghe nhạc,… Thực hiện các biện pháp này hằng ngày giúp ích rất nhiều trong việc giảm căng thẳng và giữ tinh thần ổn định.
  • Chứng Chemophobia có thể gây ra các vấn đề thể chất như đau đầu, mất ngủ, suy nhược, đau mỏi vai gáy,… Để cải thiện các triệu chứng này, bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Thực tế, ăn uống cân bằng và khoa học sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, phiền muộn,… Vì vậy, người bệnh nên tăng cường các nhóm thực phẩm lành mạnh, kiêng gia vị, dầu mỡ, rượu bia và đồ uống chứa caffeine.
  • Bệnh nhân có thể giải tỏa cảm xúc bằng cách chia sẻ với người khác hoặc viết nhật ký. Tránh tìm đến bia rượu, thuốc lá và chất gây nghiện vì những thói quen này sẽ khiến cho mức độ sợ hãi hóa chất trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hội chứng sợ hóa chất sẽ làm gia tăng tỷ lệ sợ xã hội và tự cô lập bản thân. Vì vậy, bệnh nhân nên tham gia các hoạt động thiện nguyện, xã hội,… để duy trì tương tác với mọi người, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ.

Chứng sợ hóa chất là hội chứng tâm lý ít gặp có cơ chế tương đồng với các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác. Hội chứng này sẽ được xem xét điều trị nếu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp trị liệu kịp thời.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Thanh Vũ says: Trả lời

    đọc bài viết mà thấy mức độ nghiêm trọng hội chứng sợ hóa chất

  2. Thanh Vũ says: Trả lời

    đọc bài viết mà thấy mức độ nghiêm trọng hội chứng sợ hóa chất

    1. Chu Tuấn says: Trả lời

      không nghĩ rằng lại có hội chứng này mà hóa chất dùng ở khắp mọi nơi nhiều công việc khác nhau nếu mà sợ hóa chất thì chả làm được gì cả

  3. Mỹ Trương says: Trả lời

    nhiều người cứ ngửi thấy mùi hóa chất bắt đầu choáng váng và buồn nôn

    1. Tít Mít says: Trả lời

      đúng rồi, có người nhạy cảm mùi hóa chất quá là họ ngất luôn

  4. Nhật Tiến says: Trả lời

    mình đã thấy chị mình bị bỏng hóa chất nên bị ám ảnh tận trưởng thành. Khi nhìn thấy hóa chất mình run và hốt hoảng, hô hấp không ổn định lại nghĩ tới hình ảnh chị chữa trị thấy sợ hãi.

    1. Nguyễn Đức Mạnh says: Trả lời

      bây giờ tình trạng sức khỏe bạn như thế nào rồi

      1. Nhật Tiến says: Trả lời

        mình cứ nhìn đồ vật liên quan đến hóa chất là hình ảnh bị bỏng do hóa chất hiện lên, người minh run và hoảng lạn

        1. Nguyễn Đức Mạnh says: Trả lời

          bạn có nói cho bố mẹ biết chưa?

          1. Nhật Tiến says:

            mình nỏi rồi, bố mẹ đang tìm nơi điều trị cho mình nhưng không khả quan lắm

        2. Nguyễn Đức Mạnh says: Trả lời

          bạn thử bảo bố mẹ đến tham vấn tại các trung tâm tâm lý trị liệu thử xem

          1. Nhật Tiến says:

            có nơi giúp mình vượt qua hội chứng này á?

        3. Nguyễn Đức Mạnh says: Trả lời

          Thực ra, những nội chứng này cũng chỉ là một vấn đề tâm lý thôi. Do những trải nghiệm trong quá khứ mà có người sợ/ám ảnh cái này, có người sợ/ám ảnh cái khác. Với người bình thường thì nỗi sợ/ám ảnh của họ là vô lý. Nếu được trị liệu tâm lý thì họ sẽ có những suy nghĩ đúng đắn hơn, chữa lành được tổn thương nào đó trong quá khứ khiến họ có nỗi sợ này và họ sẽ bình thường trở lại thôi. Bạn có thể tham khảo bên NHC nhé, mình họ khá uy tín và giải quyết vấn đề cho khách hàng tận gốc rễ đó

          1. Nguyễn Đức Mạnh says:

            Bên này có chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến khá nổi tiếng này, chị ấy là giám đốc trung tâm NHC luôn đó, mình hãy xem chương trình livestream của chị ấy, chia sẻ rất dễ hiểu mà hay nữa https://tamlytrilieunhc.com/chuyen-gia/bui-thi-hai-yen

  5. Tô Kim Hồng says: Trả lời

    sử dụng thuốc thật sự có hiệu quả trong việc chữa hội chứng sợ vật chất không?

    1. Lý Nghiệp says: Trả lời

      tôi nghĩ tùy vào mức độ nặng nhẹ sức khỏe bạn nhưng phải có sự cho phép bác sĩ không được tùy tiện dùng thuốc nhé

      1. Tô Kim Hồng says: Trả lời

        ok, cảm ơn bạn nhé

  6. Sơn Nguyễn says: Trả lời

    sao lại tập luyện thể dục liên quan gì đến hội chứng sợ vật chất

    1. Vu Vinh says: Trả lời

      khi ai mắc hội chứng này họ thường dấu hiệu khó thở, tăng nhịp tim cho nên việc tập thể dục giúp họ biết kiểm soát nhịp thở và giúp họ bình tĩnh trước nỗi sợ

      1. Sơn Nguyễn says: Trả lời

        theo bạn nên tập bộ môn nào kiểm soát nhịp thở

        1. Vu Vinh says: Trả lời

          bạn tập môn nào cảm thấy tinh thần thoải mái và thư giãn, nhưng bạn có thể tham khảo yoga vì giúp tinh thần nhẹ nhàng hơn và hỗ trợ trình trị liệu

          1. Sơn Nguyễn says:

            cảm ơn bạn nhé

  7. Dương Nguyễn says: Trả lời

    đứa bạn em đã từng dùng kem trộn và mặt nó sưng tấy, nổi mụn, ngứa và khô rát. Nó đã trầm cảm vì khuôn mặt đấy, không dám ra ngoài, không dám soi gương, ngồi một mình trong phòng và khóc. Ban đầu em thấy lo lắng cho nó lắm, em bảo gọi cho bố mẹ để khám chữa trị nhưng nó không chịu, cứ ở trong nhà. Bây giờ em không biết phải làm như thế nào.

    1. Hoa Quỳnh says: Trả lời

      tình trạng bạn nghiêm trọng quá, bạn ấy bị lâu chưa

      1. Dương Nguyễn says: Trả lời

        bạn ấy được hơn gần 1 tháng ạ

        1. Hoa Quỳnh says: Trả lời

          bố me bạn đã biết chưa

          1. Dương Nguyễn says:

            bố mẹ bạn biết rồi ạ nhưng vẫn không thể khuyên bạn đi gặp bác sĩ da liễu chữa trị

        2. Hoa Quỳnh says: Trả lời

          do bạn quá tự ti khuôn mặt của bạn đấy và chả biết làm gì bằng cách ở nhà tránh ánh mắt mọi người

          1. Dương Nguyễn says:

            vâng, cứ để lâu như vậy em thấy không phải ý hay. Bây giờ bố mẹ bạn ấy không biết phải như thế nào

        3. Hoa Quỳnh says: Trả lời

          em có thể bảo bố mẹ bạn ấy đến trung tâm trị liệu tâm lý. chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn ấy vượt qua rào cản cảm xúc tự ti, thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực. Khi đã thoát khỏi những vấn đề đó rồi thì bạn ấy sẽ chủ động đi chữa da thôi

          1. Dương Nguyễn says:

            hiện tại gia đinh bạn ấy không biết tìm trung tâm nào ạ

        4. Hoa Quỳnh says: Trả lời

          em bảo gia đình tham khảo Trung tâm NHC Việt Nam. Đây là trung tâm chuyên trị liệu các hội chứng tâm lý khá uy tín

          1. Dương Nguyễn says:

            sao chị biết được trung tâm này vậy ạ?

        5. Hoa Quỳnh says: Trả lời

          à, do chị đọc báo có nhắc đến trung tâm này https://vtc.vn/lieu-phap-tam-ly-tri-lieu-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-co-that-su-uy-tin-ar572821.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *