Ứng dụng ngôn ngữ trị liệu trong điều trị tự kỷ ở trẻ

Ngôn ngữ là một trong các rối loạn đặc trưng và phổ biến ở hầu hết những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ. Ứng dụng ngôn ngữ trị liệu trong việc điều trị chứng tự kỷ ở trẻ đã và đang được đánh giá rất cao về tính hiệu quả. Nó có thể giúp cho các em gia tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt hơn. 

ngôn ngữ trị liệu điều trị tự kỷ
Ngôn ngữ trị liệu là một phương pháp có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị tự kỷ ở trẻ

Vai trò ngôn ngữ trị liệu trong điều trị tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, viết tắt là ASD là một hội chứng bao gồm rất nhiều các rối loạn, đây được xem như một tình trạng khuyết tật phát triển thường phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. Theo đó, tự kỷ được xem như một phần của các chứng rối loạn thần kinh có sự liên quan đến những suy giảm, yếu kém về kỹ năng giao tiếp và cách tương tác xã hội, cũng như nhận thức của mỗi đứa trẻ.

Theo thống kê và khảo sát thực tế thì tỉ lệ trẻ em bị ảnh hưởng với chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng. Nếu các khiếm khuyết của trẻ nhỏ không được sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây ra rất nhiều các ảnh hưởng đối với sức khỏe, đời sống và cả tương lai của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, tự kỷ không phải là bệnh nên hiện không có thuốc hoặc bất kì phương pháp nào cụ thể có thể điều trị triệt để.

Thông thường, đối với các trường hợp trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn này sẽ được khuyến khích áp dụng các biện pháp giáo dục, cải thiện kỹ năng để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ. Bên cạnh đó, đặc trưng nổi bật nhất của chứng tự kỷ là sự yếu kém về khả năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử còn bị hạn chế. Thời gian gần đây, ngành ngôn ngữ trị liệu tại nước ta cũng đang được đầu tư phát triển và chứng tỏ vai trò đặc biệt trong lĩnh vực khắc phục các khó khăn của trẻ nhỏ, trong đó có chứng tự kỷ, chậm nói, bại não, chậm phát triển, nói lắp, nói ngọng,….

Việc ứng dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ sẽ được thực hiện bởi các nhà bệnh lý ngôn ngữ. Họ là những nhà trị liệu chuyên về lĩnh vực điều trị ngôn ngữ và các chứng rối loạn ngôn ngữ, nắm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhóm điều trị rối loạn phổ tự kỷ. Bên cạnh việc sàng lọc và phát hiện sớm nguy cơ ở trẻ nhỏ thì các nhà trị liệu ngôn ngữ còn dẫn đầu trong hoạt động chẩn đoán chứng tự kỷ và giới thiệu, tư vấn cho người bệnh tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa khác.

Các nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp người bệnh tự kỷ đánh giá tốt nhất về tình trạng bệnh lý của mình để có thể đưa ra biện pháp cải thiện ngôn ngữ, giao tiếp và nâng cao được chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình thực hiện việc trị liệu thì các bác sĩ bệnh lý ngôn ngữ cũng sẽ phối hợp và trao đổi kỹ lưỡng với gia đình, nhà trường cùng các chuyên gia khác để có thể hỗ trợ người bệnh tốt nhất. Đối với các trường hợp mắc chứng tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong lời nói hoặc thậm chí là không nói được sẽ được nhà trị liệu ngôn ngữ giới thiệu và hỗ trợ một số lựa chọn thay thế khác cho giọng nói.

ngôn ngữ trị liệu điều trị tự kỷ
Ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp trẻ tự kỷ cải thiện tốt khả năng dùng ngôn ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp.

Theo đó, những người mắc phải chứng rối loạn phổ tự kỷ không chỉ gặp vấn đề lớn về khả năng giao tiếp bằng lời nói mà họ còn bị hạn chế về việc sử dụng hình thức phi ngôn ngữ. Do đó, họ cũng sẽ cảm thấy khó chịu, có xu hướng muốn né tránh các tương tác xã hội. Cũng chính vì những lý do này mà việc ứng dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ luôn được đánh giá cao và đặt ở vị trí trung tâm của quá trình cải thiện bệnh. Với liệu pháp này, người bệnh sẽ có nhiều khả năng và cơ hội để giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ và cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp xã hội của bản thân.

Vậy ứng dụng ngôn ngữ trị liệu mang đến lợi ích gì trong việc điều trị tự kỷ ở trẻ?

Nhờ vào việc ứng dụng ngôn ngữ trị liệu mà trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể mau chóng cải thiện và nâng cao khả năng giao tiếp tổng thể. Nhờ đó mà người bệnh có thể tạo dựng tốt các mối quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng đời sống và độc lập trong các hoạt động hàng ngày. Mục tiêu chủ yếu của liệu pháp ngôn ngữ đó chính là giúp cho người bị tự kỷ:

  • Diễn đạt ngôn từ một cách tốt hơn.
  • Biết cách giao tiếp bằng cả lời nói và cử chỉ.
  • Chủ động trong việc giao tiếp thay vì được người khác nhắc nhở.
  • Hiểu được cách giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hiểu được những gì người khác muốn truyền tải và diễn đạt.
  • Có thể phát triển tốt các kỹ năng trò chuyện.
  • Hiểu và biết được thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nào nên giao tiếp về chủ đề gì đó.
  • Giúp trẻ giao tiếp dựa trên những cách giúp phát triển và duy trì tốt các mối quan hệ.
  • Học cách kiểm soát và tự điều chỉnh bản thân.
  • Thích giao tiếp, tương tác với xã hội và bạn bè.

Tuy rằng trị liệu ngôn ngữ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình điều trị tự kỷ nhưng trong thực tế đã có một thời gian dài phương pháp này không được xem trọng và thường xuyên bị loại bỏ. Điều này dẫn đến việc đơn giản hóa lộ trình cải thiện tự kỷ và khiến cho kết quả mang đến không được như mong muốn ban đầu. Điều này đã bắt đầu được cải thiện và khắc phục tốt kể từ khi tổ chức Y tế của nước Úc đã trực tiếp kết hợp cùng với trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch tiến hành đào tạo chuyên viên Âm ngữ trị liệu và ứng dụng rộng rãi cho các trường hợp bị tự kỷ và đến ngày nay nó đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị và phục hội cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Ứng dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ

Trẻ nhỏ sẽ được đánh giá về mức độ và khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng,….) dựa theo nấc thang của tháp giao tiếp. Cũng chính từ đó mà các nhà trị liệu sẽ tìm cách xây dựng mục tiêu học tập, giáo dục phù hợp đối với từng trường hợp bị tự kỷ riêng biệt. Cụ thể với những nội dung như sau:

1. Liệu pháp PROMPT

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến gần 65% các trường hợp trẻ bị tự kỷ mắc Apraxia hay còn được gọi là mất dùng lời nói chủ ý ở trẻ nhỏ – đây là một trong các tình trạng rối loạn ngôn ngữ vận động. Trẻ em gặp phải tình trạng này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nói các âm, âm tiết và các từ. Điều này chủ yếu xuất phát từ trạng thái bị bại liệt hoặc yếu cơ. Bên cạnh đó, một số vấn đề về não trong việc lập kế hoạch cử động ở những bộ phận cơ thể để tạo nên lời nói, chẳng hạn như hàm lưỡi, môi cũng là nguyên nhân thường gặp.

Liệu pháp PROMPT hay còn được gọi là liệu pháp Tái cấu trúc cơ miệng được phát hiện và ứng dụng dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu về hình thức tạo ra âm thanh, lời nói, cấu tạo của những bộ máy tham gia vào quá trình tạo âm. Liệu pháp này sẽ được dùng những kỹ thuật chuyên môn nhằm giúp phát triển và kiểm soát các vận động cơ cùng với một số chuyển động của cơ miệng. Đồng thời nó còn giúp loại bỏ những chuyển động không phù hợp bằng hình thức gợi ý những dấu hiệu cảm ứng tại các bộ phận như hàm, lưỡi, môi của trẻ bị tự kỷ. Nhờ đó mà trẻ có thể dần nhận biết và xác định được các vị trí đặt môi, lưỡi, răng để có thể phát âm một cách chính xác hơn.

2. AAC – Giao tiếp tăng cường và thay thế

Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC là một trong các liệu pháp trị liệu ngôn ngữ thường được ứng dụng trong quá trình điều trị tự kỷ ở trẻ nhỏ nhằm mục đích cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp. Theo đánh giá của các chuyên gia thì phương pháp này mang lại hiệu quả tốt đối với các trường hợp trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong lời nói, giao tiếp hoặc thậm chí là không nói được. Đặc biệt hơn, với AAC không chỉ giúp trẻ cải thiện được khả năng ngôn ngữ mà còn có thể gợi ý cho trẻ nhiều hình thức giao tiếp khác nhau, sử dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp.

Nguyên tắc của AAC:

  • Mỗi trẻ nhỏ đều có khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Các chuyên gia cần phải chia sẻ và phối hợp cùng nhau để tiến hành trị liệu, hỗ trợ tốt trong hoàn cảnh tự nhiên của mỗi trẻ.
  • Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp bao gồm cả khả năng hiểu và diễn đạt chính xác.

Ứng dụng phương pháp AAC cho trẻ tự kỷ sẽ giúp trẻ tiếp nhận thông tin tốt hơn, tăng cường khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Hiện nay, liệu pháp này được ứng dụng theo 2 kiểu hệ thống như sau:

  • Hệ thống không cần hỗ trợ: Chú trọng đến việc thực hiện ngôn ngữ dựa vào ngôn ngữ cử chỉ cùng với các kí hiệu tay, các hành động của cơ thể nhằm hỗ trợ trẻ tăng cường giao tiếp và biết cách truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của bản thân.
  • Hệ thống cần hỗ trợ: Một số công cụ, thiết bị sẽ được sử dụng để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị tự kỷ ở trẻ, chẳng hạn như bảng, máy tính, sách, hình ảnh. Nó giúp trẻ nhỏ có thể dễ dàng hiểu được những điều người khác muốn nói và trả lời được những câu hỏi đơn giản. Trong kết quả của một vài cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, IQ và các công cụ hỗ trợ giao tiếp có mối liên hệ với nhau. Đây cũng chính là lý do giải thích cho việc trẻ tự kỷ dễ dàng tiếp nhận các thông tin được thể hiện qua hình ảnh.

Liệu pháp AAC luôn được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị tự kỷ ở trẻ bởi nó có thể giúp trẻ học được ngôn ngữ mới, gia tăng khả năng hiểu ngôn ngữ và ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý đến việc áp dụng AAC cho trẻ để tránh tình trạng trẻ bị nghiện và phụ thuộc vào các công nghệ hỗ trợ, nhất là điện thoại thông minh.

Thời điểm nào là thích hợp để ứng dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ bị tự kỷ?

Vậy đâu là thời điểm thích hợp nhất để ứng dụng ngôn ngữ trị liệu trong việc điều trị tự kỷ ở trẻ? Theo lời khuyên của các chuyên gia thì việc áp dụng nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Cũng bởi, các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ thường sẽ khởi phát từ rất sớm, chủ yếu là trước 3 tuổi và dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể nhận biết dễ dàng khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trong một vài trường hợp, nếu có thể quan sát kỹ lưỡng thì các bậc phụ huynh cũng có thể nhận biết các bất ổn của trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi.

ngôn ngữ trị liệu điều trị tự kỷ
Việc ứng dụng ngôn ngữ trị liệu điều trị tự kỷ cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Chính vì thế, cần phải bắt đầu liệu pháp ngôn ngữ trị liệu càng sớm càng tốt, việc này có thể tác động lớn đối với kết quả điều trị bệnh. Quá trình điều trị chuyên sâu đối với từng cá nhân sẽ hỗ trợ tốt trong việc giảm bớt sự cô lập do ảnh hưởng của các khuyết tật trong giao tiếp xã hội. Trong thực tế, việc có thể xác định và can thiệp sớm đối với các trường hợp trẻ nhỏ bị tự kỷ sẽ giúp trẻ cải thiện nhanh chóng kỹ năng giao tiếp và nắm bắt ngôn ngữ, lời nói tốt hơn. Theo kết quả của một số nghiên cứu thì các trường hợp cải thiện hiệu quả nhất thường sẽ là những trẻ được trị liệu ngôn ngữ bằng giọng nói nhiều nhất.

Một số điều cần nhớ khi điều trị tự kỷ cho trẻ bằng ngôn ngữ trị liệu

Tuy rằng việc ứng dụng ngôn ngữ trị liệu trong quá trình điều trị tự kỷ ở trẻ em đạt nhiều thành tựu tốt nhưng phác đồ trị liệu được đánh giá là khá phức tạp và thường sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nếu không tìm hiểu và nhận biết chuyên sâu. Do liệu pháp này mới được công nhận và áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây nên cũng có rất ít các chuyên gia, bác sĩ chuyên sâu về phương pháp điều trị này. Thông thường, đối với trẻ tự kỷ thì các chuyên gia chỉ áp dụng những biện pháp truyền thống. Điều này dẫn đến việc làm hạn chế khả năng phục hồi chức năng ở trẻ và khiến cho trẻ nhỏ khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng.

Chính vì thế, sau khi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thì trẻ cần được can thiệp và trị liệu sớm với nhiều liệu pháp khác nhau để có thể mang đến kết quả tốt trên mọi khía cạnh. Như đã chia sẻ ở trên, trẻ tự kỷ sẽ gặp phải rất nhiều các chứng rối loạn tâm thần, chính vì thế, nếu chỉ tập trung duy nhất vào việc ứng dụng và phát triển ngôn ngữ thì có nhiều khả năng làm cho trẻ trẻ nên thụ động, mất kiểm soát với chứng tăng động giảm chú ý hoặc một số hành vi kích thích khác.

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia thì tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển lan tỏa nên cần phải được tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuyệt đối không nên chỉ tập trung vào một vấn đề nào đó có thể suy yếu hơn các khía cạnh khác, thậm chí dù trẻ có những tài năng bẩm sinh cũng không đủ khả năng để bù đắp và hỗ trợ. Lời khuyên tốt nhất là các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám và tư vấn cùng với các chuyên gia để được hỗ trợ tốt hơn.

Để có thể mang đến kết quả điều trị tốt nhất thì gia đình, nhà trường và những người thân thiết cần có sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, chuyên gia trong suốt quá trình can thiệp bệnh. Đối với các trường hợp trẻ nhỏ bị tự kỷ cũng nên được cân nhắc theo học tại các cơ sở, trung tập chuyên biệt để nhận được sự trợ giúp và quan tâm đúng cách, giúp trẻ theo kịp quá trình học tập. Cũng bởi việc cho trẻ cùng học tại các môi trường bình thường có thể khiến sẽ bị thụt lùi lại phía sau so với các bạn cùng trang lứa, ảnh hưởng đến sự tiếp thu và dễ trở thành nạn nhân của các hình thức cô lập, bắt nạt ở trường học.

Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc phần nào hiểu được vai trò của việc ứng dụng ngôn ngữ trị liệu trong quá trình điều trị tự kỷ cho trẻ nhỏ. Việc trị liệu ngôn ngữ và tất cả các phương pháp khác đối với trẻ tự kỷ cần được thực hiện càng sớm càng tốt để có thể giúp trẻ mau chóng phục hồi các kỹ năng và hòa nhập tốt với cộng đồng.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *