Tự kỷ có chữa khỏi được không? Nguy hiểm thế nào?

Tự kỷ có chữa khỏi được không, mức độ nguy hiểm thế nào là điều mà bất cứ phụ huynh nào có con tự kỷ cũng vô cùng thắc mắc. Thực tế tự kỷ là hội chứng rất khó chữa khỏi, mọi biện pháp đều chỉ nhằm mục đích nâng cao nhận thức giúp những đối tượng này có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường. Nếu không sớm can thiệp đúng cách, trẻ phải sống phụ thuộc vào gia đình đến suốt đời.

Tự kỷ có chữa khỏi được không?

Tự kỷ có tên khoa học là  ASD – Autistic spectrum disorder hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ. Đây là một dạng rối loạn phát triển được biểu hiện qua ba khía cạnh chính gồm khiếm khuyết về ngôn ngữ; khiếm khuyết về giao tiếp xã hội và có các hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn. Hiện nay tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ vẫn không ngừng tăng, mặc dù được bộ y tế cảnh báo rất nhiều.

Hiện nay dù đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng vẫn chưa thể làm rõ cơ thể gây tự kỷ bẩm sinh. Tạm thời chỉ có thể chỉ ra nguyên nhân gây tự kỷ có thể do ảnh hưởng bởi môi trường sống ô nhiễm độc hại mà mẹ bầu tiếp xúc, ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị bệnh dài ngày, chẳng hạn như trầm cảm hay những bất thường xảy ra trong giai đoạn sinh nở.

Tự kỷ có chữa khỏi được không
Tự kỷ rất khó chữa khỏi hoàn toàn, các mục đích can thiệp chỉ nhằm mục đích nâng cao nhận thức, kỹ năng và chất lượng cuộc sống cho người bệnh

Tự kỷ có chữa khỏi được không là băn khoăn của tất cả những gia đình có người thân mắc căn bệnh này. Tuy nhiên một điều đáng tiếc là hiện nay chưa có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn chứng tự kỷ. Mặt khác ASD cũng không được coi là bệnh mà là hội chứng nên cần can thiệp hỗ trợ, giáo dục chứ không phải là điều trị.

Cụ thể, trẻ tự kỷ thường không phải dùng thuốc mà được yêu cầu tham gia các môi trường giáo dục đặc biệt để rèn luyện, hỗ trợ phát triển về trí tuệ, giao tiếp, tư duy logic, cải thiện được các hành vi và lời nói bất thường của bản thân. Điều này sẽ giúp con có thể hòa nhập được với cuộc sống bình thường, tăng khả năng tự lập để tự chăm sóc cho bản thân khi trưởng thành.

Tự kỷ có chữa khỏi được không thì rất tiếc không có bất cứ loại thuốc nào có thể loại bỏ các triệu chứng tự kỷ, hoặc nếu có sử dụng chỉ nhằm giúp người tự kỷ an thần, ngủ ngon, hạn chế các hành vi kích động. Các biểu hiện của tự kỷ hầu như sẽ theo mỗi người đến suốt đời, chỉ gia giảm mức độ nhờ sự giáo dục của gia đình, tuy nhiên đây cũng không phải là một điều dễ dàng.

Ngoài ra tâm lý trị liệu cũng đang là biện pháp được áp dụng cho những người bị tự kỷ để hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát cảm xúc, tránh các hành vi tiêu cực hay kích động có thể làm hại bản thân hay những người xung quanh. Châm cứu bấm huyệt cũng là phương pháp được ứng dụng cho người tự kỷ được y học cổ truyền để các đả thông kinh lạc bị tắc nghẽn.

Dù vậy theo các chuyên gia, ở những trẻ bị tự kỷ nhẹ, phát hiện sớm các triệu chứng và can thiệp đúng cách thì khả năng con có thể sống bình thường vẫn lên đến 30%. Tuy nhiên các biểu hiện tự kỷ vẫn có thể xuất hiện, chỉ là mức độ giảm, con có thể nói chuyện, giao tiếp, biểu hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Dù vậy đây vẫn là điều may mắn với các gia đình có con tự kỷ.

Nói chung để biết tự kỷ có chữa khỏi được không cần xem xét rất nhiều yếu tố. “Thời điểm vàng” để phát hiện và can thiệp tự kỷ là từ 9 tháng đến trước 2 tuổi. Ngoài ra cũng cần chú ý đến các yếu tố môi trường giảng dạy, can thiệp và sự hỗ trợ từ gia đình. Ở một số nước trẻ tự kỷ đã được phát hiện từ 9 tháng tuổi nên việc can thiệp dễ dàng hơn rất nhiều, trẻ hoàn toàn có thể có cuộc sống bình thường.

Dù vậy một thực tế hiện nay là công tác khám, phát hiện và can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh. Nhiều phụ huynh chủ quan không phát hiện các triệu chứng bất thường của con, các bác sĩ am hiểu về tự kỷ cũng không quá nhiều khiến có những người lên 10 tuổi mới được chẩn đoán tự kỷ, các can thiệp lúc này đã quá muộn. Đồng thời các trung tâm giảng dạy và hỗ trợ trẻ tự kỷ của Việt Nam cũng chưa quá nhiều, chi phí cao, chỉ có tại các thành phố lớn dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Chứng tự kỷ nguy hiểm thế nào?

Trẻ tự kỷ nếu không được can thiệp hỗ trợ sẽ khó khăn trong việc kết bạn, học tập hay cả các công việc chăm sóc cơ thể hằng ngày. Thống kê cũng cho thấy hầu hết người tự kỷ đều phụ thuộc vào gia đình, được cha mẹ chăm sóc về mọi mặt; khoảng 20% bệnh nhân có thể tự chăm sóc cho bản thân nhưng cũng vẫn khó khăn trong giao tiếp và chỉ có 2- 3% người có thể tự lập.

Tự kỷ có chữa khỏi được không
Can thiệp điều trị tự kỷ quá muộn khiến người bệnh phải sống phụ thuộc vào gia đình suốt cuộc đời

Những hệ lụy từ chứng tự kỷ liên quan trực tiếp đến cuộc sống, tinh thần và tương lai của con. Một số gia đình không có đủ tài chính để cho con theo học và can thiệp tại các trung tâm chuyên nghiệp nên để chỉ con ở nhà. Điều này khiến tình trạng của con ngày càng nghiêm trọng hơn bởi càng lớn càng khó can thiệp.

Tự kỷ có chữa khỏi được không, nguy hiểm thế nào thì bạn có thể xem xét qua các khía cạnh sau đây

  • Không thể tự lập: người tự kỷ nếu không được hỗ trợ đúng cách thường không biết chăm sóc cho bản thân, ngay cả những công việc cơ bản như tắm rửa, đánh răng hay ăn cơm. Thậm chí không phân biệt được hành vi nào đúng, hành vi nào sai, thường xuyên tự làm đau bản thân hay những người xung quanh. Do đó nếu không có người thân bên cạnh chăm sóc thì người tự kỷ rất dễ vào khủng hoảng, nguy hiểm. Mặt khác những người tự kỷ cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các công việc phù hợp, kể cả với nhóm tự kỷ thiên tài nên cũng không thể tự chăm lo cho mình đến khi trưởng thành.
  • Gia tăng nguy cơ các vấn đề tâm lý: do người tự kỷ gặp các khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội nên cũng rất khó kết bạn, thường chỉ ở một mình, khó thân thiết với ai, đồng thời việc bộc lộ các suy nghĩ, cảm xúc của mình cũng rất khó khăn. Ngoài ra khả năng thấu hiểu hay trao đổi qua ánh mắt của người tự kỷ cũng rất hạn chế hoặc hầu như không thể hiểu được. Chính điều này đã khiến người tự kỷ gia tăng nguy cơ mắc đồng thời các bệnh lý như rối loạn lo âu, sợ giao tiếp xã hội, trầm cảm.. nên thường sống thu mình, chỉ ở trong nhà.
  • Không thể kiểm soát được cảm xúc: người tự kỷ là đối tượng cực kỳ dễ kích động, không thể làm chủ được cảm xúc hay các hành vi của mình. Nếu bị kích động người tự kỷ hay có các xu hướng bứt tóc, đập đầu vào tường hay thậm chí là tấn công những người xung quanh. Đây là các hành vi nguy hiểm cho chính bản thân người bệnh và cả những người xung quanh.

Nói chung, mức độ nguy hiểm của tự kỷ bắt nguồn từ chính những suy nghĩ, hành vi mất kiểm soát của bản thân họ trong việc giao tiếp xã hội hằng ngày. Cuộc sống của người tự kỷ nếu không có sự chăm sóc và hỗ trợ của gia đình sẽ là một chuỗi khó khăn và lặp lại liên tiếp không ngừng nên gia đình cần nhanh chóng có biện pháp can thiệp giúp con tự lập hơn.

Làm thế nào để giúp người tự kỷ

Như đã nói, việc giúp đỡ can thiệp cho người tự kỷ cần can thiệp từ sớm thì mới có hiệu quả. Dù có chữa khỏi được hoàn toàn hay không thì can thiệp sớm cũng giúp người tự kỷ có những tiên lượng tốt hơn, ít nhất là có thể tự chăm sóc cho bản thân. Để làm được điều này không chỉ cần sự hỗ trợ của các trung tâm, cơ sở điều trị mà còn cần có sự kiên trì, quyết tâm lớn của các bậc cha mẹ.

Tự kỷ có chữa khỏi được không
Sự kết hợp giữa các trung tâm giáo dục cho người tự kỷ và sự kiên trì của cha mẹ sẽ giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội

Điều tiên quyết quan trọng đầu tiên chính là cần phát hiện các triệu chứng bất thường của con từ sớm. Mỗi phụ huynh cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về tự kỷ, nếu thấy con có những bất thường như không ê a nói chuyện, không tương tác với cha mẹ, lặp đi lặp lại các hành vi trong vô thức cần sớm đưa con đến các bệnh viện lớn để thực hiện chẩn đoán chính xác.

Giai đoạn vàng để bắt đầu can thiệp giúp người tự kỷ là trước giai đoạn 2 tuổi. Rất nhiều phụ huynh có con tự kỷ thường phó mặc tất cả việc chăm sóc, hỗ trợ con cho các cơ sở điều trị, thường chỉ đến chăm sóc và chơi với con vào cuối tuần. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tự kỷ có chữa khỏi được không cũng phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ. Người tự kỷ rất cần có sự kiên trì chân thành từ người thân để cảm nhận được thế nào là sự ấm áp, là tình cảm, từ đó mới dần thay đổi.

Tất nhiên sự can thiệp của cha mẹ là cần thiết nhưng nếu không có đủ chuyên môn, có sự kiên trì và hiểu biết thì cũng không thể giúp đỡ con tốt nhất. Do đó cần đưa con đến các trung tâm giáo dục hay trường học chuyên cho trẻ tự kỷ để có những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này hỗ trợ. Cha mẹ nếu có điều kiện nên đồng hành cùng con hoặc tham gia các lớp học về can thiệp cho trẻ tự kỷ để hiểu rõ hơn.

Bổ sung dinh dưỡng phù hợp, phát triển các thế mạnh của con, cùng con tham gia hoạt động thể dục thể thao và trò chuyện với người tự kỷ hằng ngày cũng là một trong những biện pháp cần thiết. Thực tế vẫn có rất nhiều trẻ tự kỷ có thể tham gia học tập vào các môi trường bình thường, có thể đi làm, tự lập, tự nuôi sống bản thân, thậm chí là lập gia đình như bình thường nhờ được can thiệp và điều trị từ sớm.

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn tự kỷ có chữa khỏi được không, có nguy hiểm không, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Dù các triệu chứng của tự kỷ vẫn có thể theo người bệnh đến suốt đời, tuy nhiên nếu biết cách can thiệp hỗ trợ đúng cách cũng sẽ không ảnh hưởng quá nặng nề. Các trung tâm giáo dục hỗ trợ và đặc biệt là sự kiên trì của gia đình chính là yếu tố quan trọng để làm thành công điều này.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *