Tác hại của rối loạn lo âu tới sức khoẻ, cuộc sống
Rối loạn lo âu có tác hại nào nguy hiểm không chính là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc căn bệnh này. Dù là một vấn đề tâm lý nhưng những tác động mà căn bệnh này gây ra lại xuất hiện trên cả mặt thể chất, tinh thần và cuộc sống hằng ngày. Người bệnh cần có biện pháp phát hiện và điều trị sớm để tránh các hệ lụy xấu này xuất hiện gây nguy hiểm cho chính bản thân.
Những tác hại của rối loạn lo âu trong cuộc sống
Biểu hiện đặc trưng của rối loạn lo âu chính là tình trạng lo âu thái quá ở những tình huống tưởng chừng vô cùng bình thường. Chẳng hạn một người có thể bị giật mình, sợ hãi đến tái xanh mặt khi nghe thấy tiếng lá rơi hay luôn có những ám ảnh cho rằng mình sắp chết, hoặc cho rằng nếu mình ra ngoài sẽ bị người khác tấn công.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu nếu không sớm được điều trị sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Dù chỉ là bệnh tâm lý nhưng các biến chứng mà căn bệnh này gây ra lại có thể xuất hiện trên mọi mặt từ thể chất, tinh thần đồng thời tác động xấu đến cả đời sống hằng ngày của người bệnh.
Vậy bệnh rối loạn lo âu có thể gây ra những tác hại nguy hiểm nào?
1. Các vấn đề về tinh thần
Tác hại nguy hiểm của rối loạn lo âu có thể gây ra chính là trên mặt tinh thần. Người mắc bệnh này luôn sống trong trạng thái lo âu, hoảng loạn, sợ hãi, làm gì cũng bồn chồn không yên. Tinh thần của người bệnh này cũng có xu hướng rất dễ kích động, nếu trở nên hoảng loạn sẽ rất khó kiểm soát và có thể xuất hiện các hành vi gây hại cho chính bản thân hay những người xung quanh.
Một số người không hiểu rõ về căn bệnh này có thể cho rằng người bệnh là người thích làm quá vấn đề, hoặc thậm chí cho rằng những người bị rối loạn lo âu là người “điên” bởi các hành vi vô cùng bất thường của họ. Chẳng hạn một số người có thể rửa tay đến hàng trăm lần, phải gội đầu ngay khi thấy có người khác chạm vào tóc hay luôn phải trùm đầu, đeo tay dù làm bất cứ việc gì.
Rối loạn lo âu có tác hại nguy hiểm không thì câu trả lời là có, thậm chí bệnh có thể gây ra rất nhiều tác hại về mặt tâm trí. Người mắc bệnh này thường có tinh thần rất tiêu cực do luôn phải sống trong căng thẳng, sợ hãi, không thể tập trung vào bất cứ việc gì khác. Mặt khác họ không thể chia sẻ vấn đề với ai vì chẳng có ai hiểu được cảm xúc của họ càng làm cho tinh thần người bệnh sa sút và tồi tệ hơn.
Chính bởi tinh thần sa sút, mệt mỏi trong suốt một thời gian dài mới khiến người bệnh rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng như rơi xuống một cái hố sâu thẳm. Người lo âu quá mức rất dễ mắc đồng thời với trầm cảm nếu họ không thể chia sẻ những nỗi lo của bản thân với ai khác. Rất nhiều bệnh nhân tự tử cũng chính vì lý do này, đặc biệt ở những người mắc chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, rối loạn lo âu toàn thể.
2. Tác hại về mặt thể chất của chứng rối loạn lo âu
Cần hiểu rằng tâm lý và thể chất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chẳng hạn khi bạn bị căng thẳng thường sẽ bị mất ngủ. Điều ngày khiến cả ngày hôm sau bạn cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi và uể oải, ăn uống cũng không ngon và chỉ muốn nằm một chỗ.
Các tác hại về thể chất do rối loạn lo âu gây ra thường do việc lo lắng quá mức khiến huyết áp tăng kéo theo nhịp tim tăng, các acid dạ dày tiết ra nhiều hơn, cơ thể cũng tích tụ nhiều độc tố hơn. Thậm chí một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ở những người sống trong trạng thái căng thẳng, lo âu kéo dài thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao.
Rối loạn lo âu có nhiều tác hại nguy hiểm liên quan trực tiếp đến sức khỏe thể chất hằng ngày mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Bao gồm
- Tăng huyết cao làm gia tăng các vấn đề về tim mạch, dễ bị đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Những người mắc chứng lo âu quá mức cũng thường dễ cảm thấy đau tức ngực, khó thở, thậm chí là ngất xỉu mỗi khi các tình huống gây căng thẳng xuất hiện
- Mất ngủ kéo dài hoặc thường bị khó ngủ, ngủ dễ bị giật mình tỉnh giấc do gặp ác mộng. Cơ thể không được nạp đủ năng lượng trong thời gian dài sẽ thấy vô cùng mệt mỏi, các cơ quan suy yếu nên dễ mắc rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác
- Tăng nguy cơ gặp các vấn đề về dạ dày. căng thẳng hay thức khuya đều làm tăng tiết các acid dịch vị và làm hình thành các vết loét trong dạ dày. Ngoài ra người bệnh cũng có thể mắc các vấn đề như viêm đường ruột hay hội chứng ruột kích thích cùng rất nhiều vấn đề có liên quan đến hệ thống tiêu hóa khác
- Làm nghiêm trọng hơn các bệnh lý mãn tính trước đó chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh cường giáp hay suy giáp.. Đặc biệt nếu những người đang phải điều trị các bệnh mãn tính như ung thư nếu bị rối loạn lo âu sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều trị.
Rất nhiều vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến các tác hại mà rối loạn lo âu có thể gây ra nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Có thể thấy rõ ràng nhất mỗi khi điều trị bệnh hay phẫu thuật bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân cần thư giãn, tích cực. Điều chỉ nhằm mục đích động viên mà còn để hỗ trợ việc điều trị và phục hồi bệnh đạt kết quả tốt nhất.
3. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Đây là một điều vô cùng hiển nhiên bởi một người luôn sống trong trạng thái lo âu, ăn không ngon, ngủ không đủ, luôn cảm thấy như đang có nguy hiểm xuất hiện xung quanh thì không thể nào có chất lượng cuộc sống ổn định. Tình trạng lo âu khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, trong công việc và cả trong các mối quan hệ.
Chẳng hạn một số người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội thường có xu hướng không muốn ra ngoài hoặc nếu có đi học cũng không bao giờ dám phát biểu, dám nói chuyện với ai. Hay ở người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD sợ nhiễm bẩn hầu như không dám ăn uống ở ngoài hay đứng gần với ai vì nhìn đâu đâu cũng thấy vi khuẩn. Một người không hiểu về căn bệnh này có thể hiểu nhầm rằng người bệnh đang kinh thường mình và trở nên giận dữ hay xa lánh với họ.
Do luôn cảm thấy có mỗi nguy hiểm tiềm ẩn nên người bệnh thường có xu hướng ở nhà, điều này khiến hầu hết những người mắc rối loạn lo âu thường khá kém trong các kỹ năng xã hội. Họ rất khó có bạn bè nên cũng không có ai để chia sẻ những khó khăn của bản thân. Người bệnh còn rất khó tìm được một công việc phù hợp với yêu cầu của bản thân mặc dù họ là những người thông minh, luôn cẩn trọng trong công việc.
Một số người mắc chứng này có thể có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích vì những chất này có thể làm họ có cảm giác thư giãn, thả lỏng trong một khoảnh khắc nào đó. Tuy nhiên thực tế việc dùng những thứ này chỉ làm tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều mà thôi.
Chất lượng cuộc sống suy giảm chính một trong những tác hại nguy hiểm mà rối loạn lo âu có thể gây ra. Một số người có thể mang nỗi lo âu này suốt cả đời, kể cả khi đã được điều trị tích cực khiến họ luôn phải cố gắp gấp đôi những người bình thường để có một cuộc sống ổn định hơn.
Làm thế nào để hạn chế các tác hại của rối loạn lo âu?
Rõ ráng, rối loạn lo âu nếu không được trị liệu kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là các tác hại có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không nhanh chóng được phát hiện sớm. Vậy làm thế nào để hạn chế các tác hại của căn bệnh này? Thăm khám và gặp bác sĩ sớm, tích cực điều trị và thực hiện theo những chỉ định từ bác sĩ chính là phương pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi nỗi lo âu, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe hằng ngày hơn.
Một số biện pháp có thể giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa các hệ lụy xấu khác có thể xuất hiện như
- Dùng thuốc loại điều trị rối loạn lo âu theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh nên đảm bảo uống thuốc đều đặn, không nên ngưng giữa chừng nhưng cũng không nên lạm dụng quá mức, tất cả đều cần có chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó các dạng thực phẩm chức năng bổ não, bổ sung GABA hay có tác dụng cải thiện giấc ngủ cũng là thứ người bệnh nên tham khảo sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng rối loạn lo âu có thể gây ra
- Tích cực gặp gỡ và điều trị cùng các chuyên gia tâm lý. Chỉ khi tinh thần bạn nghĩ thông, loại bỏ các vướng mắc, suy nghĩ lạc quan hơn thì các triệu chứng mới có thể dần được cải thiện. Nhà trị liệu tâm lý không chỉ giúp bạn có hướng suy nghĩ tích cực hơn mà còn hướng dẫn bạn cách đối diện với căng thẳng, đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân, cách kiểm soát cảm xúc khi đứng trước các sự kiện gây lo lắng. Thực hiện trị liệu cùng các chuyên gia tâm lý chính là những giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân rối loạn lo âu hiện nay
- Sử dụng các thảo dược chữa rối loạn lo âu, chẳng hạn như hoa cúc, bạc hà, cây nữ lang hay tía tô đất.. Bạn có thể dùng thảo dược này để làm trà uống hằng ngày hoặc sử dụng dưới dạng tinh dầu để tắm, xông hơi, dùng cho máy khuếch tán tinh dầu trong phòng để tinh thần luôn được thư giãn, thả lỏng, hỗ trợ ngủ ngon và kiểm soát được các trạng thái lo âu, bồn chồn
- Hướng bản thân đến sự bận rộn thông qua các hoạt động thể chất, chăm sóc nhà cửa hằng ngày, rèn luyện thể lực hay các trò chơi rèn luyện sự chú ý để phân tán bản thân, tránh nghĩ đến các tình huống gây lo lắng
- Yoga và thiền được đánh giá là những bộ môn cực kỳ tốt cho những người bị rối loạn lo âu để ngăn ngừa các tác hại nguy hiểm xuất hiện. Các bộ môn này sẽ giúp cơ thể thả lỏng, tinh thần thư giãn, ổn định khí huyết, tốt cho tim mạch, huyết áp, kiểm soát được hơi thở nên sẽ giúp bạn có thể giữ bình tĩnh tốt hơn khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
- Chia sẻ và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và những người thân thiết. Tất cả mọi người luôn sẵn sàng bên cạnh và chia sẻ với bạn nhưng nếu bạn không thể mở lòng thì sẽ không ai có thể hiểu và giúp đỡ bạn
- Đảm bảo ngủ đủ giấc hằng ngày đủ phục hồi sức khỏe và nâng cao tinh thần. Chỉ khi cơ thể nạp đủ năng lượng từ giấc ngủ thì tinh thần mới được nâng cao, các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác
Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn về tác hại của bệnh rối loạn lo âu, hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Các tác hại mà căn bệnh này gây ra được thể hiện trên rất nhiều mặt và tuyệt đối không được coi thường. Thay đổi cuộc sống lành mạnh, tích cực hơn chính là cách giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này.
Tham khảo ngay:
- Bị ám ảnh sợ quá khứ: Nguyên nhân và cách giúp bạn vượt qua
- Trẻ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những việc cha mẹ nên làm
- Hội chứng ám ảnh cân nặng (sợ tăng cân): Làm sao thoát khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!