6 Thuốc Loại Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Tốt Nhất Và Lưu Ý Khi Dùng
Dùng các nhóm thuốc loại điều trị rối loạn lo âu sẽ giúp kiểm soát phần nào trạng thái kích thích, lo lắng quá mức cũng như giúp thần kinh thả lỏng để có thể nghỉ ngơi tốt hơn. Tuy nhiên những loại thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ, có thể gây ảnh hưởng không tốt cho người dùng nên cần đảm bảo có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
TOP 6 nhóm thuốc loại điều trị rối loạn lo âu tốt nhất
Rối loạn lo âu được biểu hiện bằng sự lo âu thái quá trong các trường hợp bình thường, chẳng hạn một người cảm thấy khó chịu khi tay bị bẩn đến nỗi rửa tay hàng trăm lần. Mức độ lo âu nghiêm trọng thường kèm theo các hành vi như dễ kích động, khó thở, tim đập nhanh khi đứng trước các tình huống gây lo lắng. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của mỗi người.
Việc sử dụng các nhóm thuốc loại điều trị rối loạn lo âu nhằm mục đích giảm bớt sự lo âu, kiểm soát các hành vi kích động quá mức của người bệnh đồng thời ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nguy hiểm hơn. Mặc dù các loại thuốc này không thể đảm bảo loại bỏ bệnh hoàn toàn nhưng vẫn rất cần thiết trong suốt quá trình loại bỏ rối loạn lo âu hoàn toàn.
Tuy nhiên các thuốc loại điều trị rối loạn lo âu thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt nên người bệnh không được tự ý sử dụng. Việc dùng thuốc cần đảm bảo có sự chỉ định từ bác sĩ tâm thần hay các chuyên gia để đảm bảo an toàn, đúng người, đúng bệnh tuyệt đối. Cụ thể, tham khảo ngay những nhóm thuốc được chỉ định phổ biến sau đây
Nhóm thuốc an thần, giải lo âu
Người bị rối loạn lo âu thường khó có một giấc ngủ ổn định do thường xuyên gặp ác mộng, dễ bị giật mình giữa đêm và cảm giác lo âu bồn chồn cũng khiến họ khó có một giấc ngủ xuyên suốt. Thiếu ngủ chính là một trong những yếu tố làm trầm trọng hơn rối loạn lo âu. Do đó nhóm thuốc an thần thường được chỉ định nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ, giải lo âu cho người bệnh.
Phổ biến nhất là dùng các thuốc an thần nhóm Benzodiazepine như Diazepam, Oxazepam, Chlordiazepoxide. Ngoài ra các loại thuốc rối loạn lo âu giúp cải thiện giấc ngủ khác như Seduxen, Benzodiazepine, Atarax cũng được chỉ định tùy theo từng tình trạng. Bệnh nhân sau khi dùng các thuốc này thường có cảm giác ngủ sâu hơn, buồn ngủ hơn, giấc ngủ xuyên suốt và ít bị giật mình tỉnh giấc như trước.
Tuy nhiên các nhóm thuốc an thần hầu hết đều có tính chất gây nghiện, có thể khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc mới có thể ngủ nếu lạm dụng trong thời gian dài. Do đó hầu hết thuốc loại điều trị rối loạn lo âu này được chỉ định dùng ngắn hạn nếu người bệnh căng thẳng quá mức hoặc nếu dùng trong thời gian dài sẽ phải giảm liều dùng dần.
Trước đi thuốc an thần nhóm Benzodiazepine thường được sử dụng phổ biến cho các bệnh lo âu nhưng hiện nay ít hơn. Một số dạng lo âu thường được chỉ định dùng BZD thường là rối loạn hoảng sợ (PD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn lo âu xã hội (SAD), rối loạn lo âu sau sang chấn (PTSD). Ngoài ra những người mắc chứng sợ bay hay các ám ảnh quá mức cũng được chỉ định nhóm này trong các trường hợp cần thiết.
Các tác dụng phụ : trong thời gian sử dụng có thể xuất hiện tình trạng cảm thấy mệt mỏi cả vào vào ban ngày, choáng váng, đau đầu, mất tập trung, uể oải.
Chống chỉ định
- Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
- Người đang làm các công việc lái xe, vận hành máy móc hay các công việc cần sự tập trung và chính xác không nên dùng thuốc trong thời điểm làm việc
- Người bị suy gan, suy thận cần trao đổi thêm với bác sĩ
Thuốc loại điều trị rối loạn lo âu – Thuốc chống loạn thần
Thuốc chống loạn thần là loại thuốc khá phổ biến trong điều trị tâm thần phân liệt, tuy nhiên hiện nay nó cũng được chỉ định cho một số vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm. Thuốc hoạt động trên cơ chế ức chế dopamin trong não bộ để kiểm soát các triệu chứng lo âu, kích động, sợ hãi, run rẩy quá mức. Tuy nhiên thuốc thường cho hiệu quả khá muộn, khoảng từ 2- 4 tuần sau khi dùng mới bắt đầu phát huy công dụng.
Các nhóm thuốc loạn thần được chỉ định chủ yếu cho bệnh nhân rối loạn lo âu thường là Paliperidone, Aripiprazole, Amisulpride, Olanzapine. Tùy vào triệu chứng và các diễn biến bệnh trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều dùng thuốc sao cho phù hợp.
Một số dạng rối loạn lo âu thường được chỉ định dùng loại thuốc này bao gồm rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt (SPD), Rối loạn stress sang sang chấn (PTSD) hay rối loạn hoảng sợ. Kiểm soát được các triệu chứng lo lắng kích động thái quá sẽ đem đến rất nhiều tiến triển tốt cho quá trình điều trị.
Tác dụng phụ: một số tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng loại thuốc điều trị rối loạn lo âu này như tăng cân nhìn mờ, hội chứng giống cúm, tê cứng đầu chi, đau ngực, cảm giác đau vùng chậu, chậm chạm, rối loạn nội tiết tố…
Chống chỉ định
- Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ mang thai uống thuốc có thể làm tăng nguy cơ quái thai
- Người có tiền sử động kinh hay huyết áp cao nên trao đổi thêm cùng bác sĩ
Thuốc chống trầm cảm
Như đã nói, trước đây thuốc điều trị rối loạn lo âu nhóm Benzodiazepine thường được dùng khá phổ biến nhưng hiện nay đã được thay thế bằng các loại thuốc chống trầm cảm. Ngay đầu những năm 70 các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của việc dùng thuốc chống trầm cảm trong việc giải lo âu. Đặc biệt hiện nay việc phân biệt giữa thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm cảm thường khá hẹp do việc một người mắc cùng lúc hai bệnh này là rất phổ biến.
Các nhóm thuốc chống trầm cảm cũng thường cho tác dụng khá chậm, thường sau vài tuần sử dụng mới bắt đầu có tác dụng đồng thời cũng đi kèm nhiều tác dụng phụ. Cẩn trọng khi dùng thuốc với người dị ứng, phụ nữ có thai (trong một vài loại thuốc) hay những người gặp các vấn đề về gan, thận.
Có đến hơn 30 loại thuốc chống trầm cảm đang được sử dụng hiện nay. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) và thuốc ức chế Monoamine oxidase (IMAOs) là hai nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho các bệnh nhân rối loạn lo âu. Tuy nhiên nếu người bệnh không đáp ứng với hai nhóm thuốc này thì bác sĩ cũng sẽ xem xét sử dụng các nhóm thuốc mạnh hơn để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng. Cụ thể
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs):
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc để tăng nồng độ serotonin tại synap trước của tế bào thần kinh serotonergic, qua đó có thể cải thiện các triệu chứng lo âu, căng thẳng, phiền muộn quá mức. Thường sau 3- 5 tuần sử dụng thuốc mới bắt đầu phát huy tác dụng nhưng đây lại là loại thuốc có ít tác dụng phụ nhất trong các nhóm thuốc chống trầm cảm nên được dùng khá phổ biến.
Một số thuốc phổ biến thuộc nhóm này như Fluoxetine, Paroxetine, Escitalopram, Sertraline,… Ngoài ra phụ nữ có thai cũng có thể được chỉ định nhóm thuốc này vì không gây biến chứng nguy hiểm trên thai nhi. Một số tác dụng phụ thường xuất hiện bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn chức năng tình dục..
- Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs):
Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) cũng được chỉ định rất phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu, hoạt động trên cơ chế ức chế hoạt động của enzyme monoamin oxydase để ngăn chặn nguy cơ phá hủy các serotonin, dopamin, norepinephrine. Khi nồng độ các hóa chất trong não bộ được duy trì ở mức ổn định thì tinh thần người bệnh cũng dần bình ổn hơn, giảm được các triệu chứng lo âu, kích động, hoảng sợ quá mức.
Các loại thuốc ức chế monoamine oxidase hiện đang được dùng cho bệnh nhân rối loạn lo âu như Selegiline, Phenelzine, Isocarboxazid và Tranylcypromine. Trước khi dùng MAOIs bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng các loại thuốc ức chế thần kinh đang dùng ít nhất sau 14 ngày để hạn chế các tương tác không đáng có. Mặc dù cho nhiều kết quả tốt nhưng loại thuốc điều trị rối loạn lo âu này được đánh giá là có khá nhiều tác dụng phụ, dễ tương tác với các thực phẩm và đồ uống.
Một số tác dụng phụ người bệnh thường gặp phải là khô miệng, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn cương dương. Bên cạnh đó nếu sử dụng thực phẩm giàu tryptophan ( như trứng, sữa, lúa mạch) bệnh nhân có thể mắc hội chứng serotonin hoặc dùng thực phẩm ăn giàu tyramine (pho mát xanh, sữa chua, thịt cá xông khói) có thể gây tăng huyết áp. Do đó bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ định trong suốt thời gian sử dụng.
- Thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin và norepinephrine (SNRIs)
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với nhóm SSRIs thì có thể được chỉ định nhóm Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs). Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế tái hấp thụ serotonin và norepinephrine. Tuy nhiên khả năng ức chế serotonin của nhóm thuốc này sẽ kém hơn so với SSRIs. Bên cạnh đó một số nhóm SNRIs cũng có khả năng ức chế tái hấp thu dopamin yếu.
Loại thuốc điều trị rối loạn lo âu này cũng đem đến tác dụng giảm lo âu, căng thẳng, ổn định tinh thần cho người bệnh. Do có thể ức chế tái hấp thụ cả serotonin và norepinephrine nên khả năng cân bằng các hóa chất trong não bộ của SNRIs có phần mạnh hơn. Tuy nhiên hiệu quả trên lâm sàng của SSRIs và SNRIs không quá chênh lệch, do SSRIs ít tác dụng phụ hơn nên cũng thường được ưu tiên hơn.
Một số thuốc thuộc nhóm này được dùng phổ biến gồm Desvenlafaxine, Duloxetine, Venlafaxine,… Các tác dụng phụ có thể gặp phải mà người bệnh nên chú ý như rối loạn tình dục, buồn nôn, tăng tiết mồ hôi, bồn chồn, tăng huyết áp..
- Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRIs)
Đúng như tên gọi, cơ chế hoạt động của NDRIs chính là ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine – đây cũng là hai hóa chất quan trọng trong não bộ, đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến cảm xúc. Thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân rối loạn lo âu đi kèm theo triệu chứng bi quan, tiêu cực, chán nản quá mức. NDRIs cũng được đánh giá mang đến hiệu quả khá tốt nhưng chưa được dùng quá phổ biến.
Nhóm thuốc này có thể giúp duy trì sự tỉnh táo và tập trung hơn, điều này có thể làm giảm mức độ lo âu đáng kể. Một số thuốc thuộc nhóm này như Dexmethylphenidate, Methylphenidate, Bupropion… Một vài tác dụng phụ kèm theo thường gặp là khô miệng, giảm thị lực, giảm cân, có thể mất ngủ, giảm vị giác, nôn mửa.. Trong một vài trường hợp người bệnh còn có thể run, co giật.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) trước đây cũng được dùng khá phổ biến cho để điều trị rối loạn lo âu nhưng hiện nay thì ít hơn do thường đi kèm nhiều tác dụng phụ không mong muốn so với các loại thuốc khác. Thuốc có thể ức chế tái hấp thụ rất nhiều chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, acetylcholin, histamine, dopamin, muscarin nên có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cảm xúc của người bệnh.
Các loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là Clomipramine, Tianeptine, Amitriptyline.. trong đó Amitriptyline là thuốc phổ biến nhất, ít tác dụng phụ nhất. Thuốc thường được chỉ định khi dùng các nhóm SSRIs trước đó nhưng không mang đến tác dụng cải thiện đáng kể. Tuy nhiên do tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn nên phụ nữ có thai và người đang cho con bú thường ít được sử dụng nhóm thuốc này.
Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải như hạ huyết áp, buồn ngủ quá mức, mệt mỏi, khô miệng, tiểu khó..
- Các loại thuốc chống trầm cảm không điển hình
Các loại thuốc chống trầm cảm không điển hình như Trazodone và Mirtazapine cũng được chỉ định trong một vài trường hợp để cải thiện các triệu chứng lo âu hiệu quả nhất.
Buspirone – loại thuốc điều trị rối loạn lo âu hiệu quả
Buspirone được xếp vào nhóm thuốc giải lo âu được chỉ định cực kỳ phổ biến, dành cho cả những bệnh nhân rối loạn lo âu mãn tính. Thuốc hoạt động trên cơ chế kích thích receptor serotonin, nhờ đó có thể giảm được trạng thái lo âu, căng thẳng, cáu gắt hay nhịp tim đập nhanh ở những bệnh nhân rối loạn lo âu.
Thuốc điều trị rối loạn lo âu Buspirone được đánh giá là gây ra khá ít tác dụng phụ, hầu như không ra các ảnh hưởng làm rối loạn vận động hay thay đổi nhận thức. Tuy nhiên do thuốc cho tác dụng khá chậm, sau vài tuần sử dụng người bệnh mới cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nên không thể dùng cho các đợt điều trị ngắn hạn hay trên những bệnh nhân lo âu cấp tính.
Các tác dụng phụ: thường xuất hiện là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cảm thấy sốt sắng, ù tai, nghẹt mũi hoặc đau họng.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Người chuẩn bị thực hiện các phẫu thuật
- Hạn chế tiêu thụ bưởi trong suốt quá trình dùng thuốc do có thể làm tăng Buspirone trong máu
Thuốc chẹn beta
Thông thường nhóm thuốc chẹn beta thường dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim hay rối loạn nhịp tim.. Trong đó đây cũng là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn lo âu nên cũng được dùng cho những bệnh nhân này. Thuốc chẹn beta sẽ kiểm soát được các triệu chứng tăng nhịp tim, tăng huyết áp để người bệnh ổn định hơn, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Những đối tượng thường được chỉ định nhóm thuốc này thường là người bị rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội hay rối loạn stress sau sang chấn.. để kiểm soát các triệu chứng khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng. Một số loại thuốc điều trị rối loạn lo âu thuộc nhóm này như Acebutolol, Atenolol, Propranolol, Penbutolol sunfat…
Tương tự như các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu khác, thuốc chẹn beta cũng gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, tăng cân, chân tay lạnh, nhịp tim chậm, thở khò khè..
Chống chỉ định
- Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
- Người đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO)
- Người có tiền sử bị hen phế quản, Suy tim sung huyết mất bù, Block nhĩ thất độ II và độ III, Suy gan
- Hội chứng Raynaud
- Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú
- Nhịp tim chậm (dưới 50 lần/ phút)
Viên uống hỗ trợ giảm lo âu
Bên cạnh việc sử dụng các nhóm thuốc trên, bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại viên uống hỗ trợ, vitamin để bổ sung dưỡng chất cho não bộ của những bệnh nhân rối loạn lo âu. Thường bác sĩ sẽ chỉ định các viên uống có chiết xuất từ thiên nhiên giúp người bệnh thư giãn tinh thần, giải tỏa cảm xúc, hỗ trợ giấc ngủ ổn định, tái tạo các tế bào thần kinh hay kích thích máu huyết lưu thông ổn định. Điều này có thể giúp ích rất nhiều cho các bệnh nhân đang bị lo âu quá mức.
Thường bác sĩ sẽ kê thêm các viên uống bổ sung vitamin D, C, canxi và magie kèm keo các loại thuốc. Những vitamin này thường mang đến tác dụng tái tạo và phục hồi các tế bào quan trọng trong hệ thần kinh trung ương. Trong khi đó nguyên nhân gây rối loạn lo âu cũng liên quan đến việc thiếu hụt các chất này.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo bổ sung các thực phẩm chức năng bổ sung các chất dẫn truyền thần kinh cho não bộ như Now GABA 500mg, Jpanwell GABA, Viên uống Định Tâm An, TPCN Ashami, viên uống Blackmores Executive B Stress Formula .. Bên cạnh tác dụng ổn định, các viên uống này còn giúp cải thiện giấc ngủ, giảm stress nên có thể hỗ trợ cải thiện rối loạn lo âu hiệu quả.
Một ưu điểm khác của các sản phẩm này là hầu như không kén người dùng, không có tác dụng phụ nên cực kỳ an toàn. Ngay cả phụ nữ có thai hay người đang cho con bú vẫn có thể sử dụng sản phẩm này.
Một số lưu ý khi dùng các nhóm thuốc loại điều trị rối loạn lo âu
Cần hiểu rằng, việc dùng các nhóm thuốc loại điều trị rối loạn lo âu luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặc dù có thể cải thiện các triệu chứng bệnh nhưng lại không thể loại bỏ lo âu hoàn toàn, mặt khác nếu dùng sai cách còn gây hại ngược lại cho bệnh nhân khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Thường bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc theo liệu trình, tùy từng giai đoạn để sử dụng các loại thuốc khác nhau, tuy nhiên có thể kéo dài trong khoảng 6 tháng để đảm bảo loại bỏ rối loạn lo âu hoàn toàn. Một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc thường gặp tình trạng tăng cân quá mức hoặc mất cảm xúc, không còn hiểu được cảm xúc hiện tại của mình là gì.
Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu này, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau
- Đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/ giảm liều hay ngưng thuốc đột ngột khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng của bản thân kèm theo đơn thuốc dùng trong 14 ngày gần nhất để có thể điều chỉnh các loại thuốc phù hợp
- Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp phải và tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và sử dụng
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm các công việc cần có sự tập trung như lái xe, vận hành máy móc, đặc biệt với những người dùng thuốc an thần
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích trong suốt quá trình dùng thuốc điều trị
- Phụ nữ có thai, người đang cho con bú, người có tiền sử mắc các bệnh lý về gan, thận nên trao đổi thêm với bác sĩ trước khi dùng thuốc
- Nếu có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng hay bất cứ viên uống hỗ trợ nào ngoài đơn thuốc thì cũng nên trao đổi thêm với bác sĩ
- Duy trì uống thuốc đúng một thời điểm, đảm bảo uống thuốc hằng ngày, tránh tình trạng quên hay uống quá liều
- Theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi uống thuốc những liều đầu và thông báo cho bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường
Cần chú ý rằng, nếu chỉ dùng thuốc loại điều trị rối loạn lo âu sẽ rất khó để chữa khỏi bệnh. Do đó người bệnh nên kết hợp cùng trị liệu tâm lý, thay đổi lối sống lành mạnh hơn, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để rút ngắn thời gian điều trị. Nếu không kết hợp với các phương pháp này thì rất khó để người bệnh có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn và nhanh chóng nhất.
Trên đây là những nhóm thuốc loại điều trị rối loạn lo âu được đánh giá hiệu quả tốt nhất được sử dụng phổ biến hiện nay. Dù có nhiều tác dụng phụ kèm theo nhưng việc dùng thuốc vẫn cực kỳ cần thiết với người bệnh. Hãy trao đổi chi tiết với bác sĩ để có thể giảm tối đa các ảnh hưởng từ thuốc và nhanh chóng lấy lại cuộc sống ổn định, hạnh phúc nhất, tránh xa hoàn toàn lo âu.
Tham khảo thêm:
- Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Có tự khỏi không?
- Hướng dẫn chữa rối loạn lo âu tại nhà đơn giản không cần thuốc
- 7 Bài tập yoga giúp cải thiện chứng rối loạn lo âu cực hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!