Rối loạn nhân cách có chữa được không? Điều cần biết
Rối loạn nhân cách có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như rối loạn nhân cách dạng phân biệt, rối loạn nhân cách lo âu, rối loạn nhân cách kịch tính,…Dù là loại rối loạn nào thì nó cũng sẽ tác động lên hành vi, suy nghĩ, thái độ của người bệnh và làm cản trở đến cuộc sống, các mối quan hệ xã hội. Vậy làm sao để khắc phục, rối loạn nhân cách có chữa khỏi được không?
Sơ lược về rối loạn nhân cách
Nhân cách bao gồm toàn bộ các đặc điểm, thuộc tính tâm lý mang tính chất riêng biệt của cá nhân, biểu thị giá trị, bản sắc độc đáo xã hội, góp phần giúp phân biệt mọi người với nhau. Quá trình hình thành nhân cách sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền, bẩm sinh và môi trường sống.
Rối loạn nhân cách hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Personality Disorder là một nhóm rất nhiều các chứng rối loạn tâm thần có khả năng tác động lớn đối với suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, hành vi, cách cư xử, thế giới quan của con người. Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, hầu hết những trường hợp bị rối loạn nhân cách thường sẽ có mô hình tư duy, hành xử khá cứng nhắc, thiếu tính lành mạnh ở mọi tình huống xã hội.
Bệnh nhân thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng các hành vi bình thường và những hành vi bất thường, sai lệch. Cũng chính vì thế mà họ thường xuyên gặp rắc rối trong cuộc sống, cản trở rất nhiều trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội.
Dựa vào số liệu thống kê và ước tính thì tình trạng rối loạn nhân cách đang có sự ảnh hưởng tiêu cực đối với gần 2,3% dân số trên toàn thế giới. Các chuyên gia chia sẻ rằng, những triệu chứng của rối loạn nhân cách thường sẽ khởi phát sớm ở tuổi vị thành niên và có khả năng kéo dài đến cuối cuộc đời. Các biểu hiện này sẽ làm biến đổi những thuộc tính về tinh thần, ý chí, tâm lý của người bệnh.
Trong thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về chứng rối loạn này, các chuyên gia đã phân thành 3 dạng phổ biến như sau:
- Rối loạn nhân cách nhóm A bao gồm rối loạn nhân cách phân liệt, rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách thể phân lập. Nhóm rối loạn này được đặc trưng chủ yếu bởi sự cực đoan, hay ngờ vực, lãnh cảm và thiếu sự quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.
- Rối loạn nhân cách nhóm B bao gồm rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách kịch tính, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Nhóm rối loạn này sẽ tập hợp các dạng rối loạn nhân cách với xu hướng kịch tính hóa mọi hành đồng, suy nghĩ, họ thường có những sự bốc đồng, có nhiều khả năng dùng bạo lực.
- Rối loạn nhân cách nhóm C bao gồm rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Đặc trưng của nhóm rối loạn nhân cách này đó chính là cảm giác lo lắng, sợ hãi, e dè về một hoặc một vài tình huống xã hội.
Rối loạn nhân cách có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả của một số nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, di truyền và sự tác động của môi trường là 2 yếu tố có liên quan sâu sắc đến tình trạng này, là nhân tố có thể làm ảnh hưởng và biến đối nhân cách của con người.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng khả năng phát triển rối loạn nhân cách như:
- Sống trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, xung đột.
- Tuổi thơ từng là nạn nhân của tình trạng bạo hành thể xác lẫn tinh thần.
- Từng bị cô lập, khinh miệt, bắt nạt, chỉ trích.
- Đối với người quá nhiều áp lực, căng thẳng hoặc sự kỳ vọng quá lớn đến từ gia đình, nhà trường.
- Phải chứng kiến hoặc là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, bị thất lạc gia đình, bị bắt cóc,…
- Môi trường sống có quá nhiều tệ nạn, thiếu tính lành mạnh.
- Gia đình, người thân từng có tiền sử mắc phải các chứng rối loạn tâm thần có liên quan.
- Trong quá trình mang thai, mẹ bầu gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, hiện nay tỉ lệ mắc chứng rối loạn nhân cách càng gia tăng đáng kể. Theo đó, có từ 6 đến 11% tổng dân số trên toàn thế giới gặp phải chứng rối loạn nhân cách, trong đó 9,1% thuộc dân số Hoa Kỳ. Được biết các triệu chứng của rối loạn nhân cách có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, nguy cơ cao ở những trẻ tuổi dậy thì.
Rối loạn nhân cách có chữa được không?
Rối loạn nhân cách có chữa được không? Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì phương pháp cụ thể nào được công nhận về công dụng điều trị chứng rối loạn nhân cách. Cũng bởi vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên khoa nào có lời giải thích thỏa đáng và đáng tin cậy cho thông tin này. Hầu hết kết quả của các cuộc nghiên cứu chuyên khoa tính đến thời điểm hiện tại cho biết rằng, tình trạng rối loạn nhân cách có thể chữa khỏi hoặc một số trường hợp có thể quản lý tốt nếu có thể phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm.
Tuy vậy, các triệu chứng của rối loạn nhân cách không thể cải thiện triệt để nếu chỉ áp dụng riêng lẻ bất kì phương pháp hỗ trợ nào. Nếu bạn chỉ tiến hành can thiệp bằng một biện pháp nhất định thì dường như nó không mang lại bất kì hiệu quả nào. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì các dạng rối loạn nhân cách rất khó để điều trị, quá trình cải thiện sức khỏe người bệnh cần phải được kéo dài, đôi khi các triệu chứng rối loạn sẽ đeo bám bệnh nhân đến suốt đời.
Các triệu chứng của rối loạn nhân cách sẽ tác động sâu sắc đối với hành vi, suy nghĩ, thái độ của người bệnh và bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các vấn đề liên quan tâm lý khác. Theo đó, tình trạng bệnh nếu không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, công việc và cả các mối quan hệ xã hội.
Chính vì thế, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo bệnh và phát hiện những sự bất thường càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không thể nhận biết và kịp thời can thiệp rối loạn nhân cách sẽ khiến cho những ảnh hưởng càng gia tăng và quá trình điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Trong thực tế, thì việc điều trị rối loạn nhân cách không thành công là do người bệnh không đáp ứng tốt các yêu cầu của chương trình. Các chuyên gia cho biết, rất hiếm các trường hợp những dịch vụ điều trị không đáp ứng tốt các yêu cầu của cá nhân từng người bệnh.
Cách chẩn đoán rối loạn nhân cách
Nếu nghi ngờ một người đang mắc phải chứng rối loạn nhân cách thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu họ thực hiện một số bài kiểm tra tâm lý và một vài xét nghiệm cần thiết. Để có thể chẩn đoán một người mắc phải các dạng rối loạn nhân cách thì bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các hình thức sau:
- Tiến hành thăm khám vật lý, quá trình này sẽ bao gồm việc đo lường chiều cao, trọng lượng và khai thác, kiểm tra các dấu hiệu quan trọng, đặc trưng của người bệnh (nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, tim – phổi, bụng,…).
- Thực hiện một số xét nghiệm y khoa, bao gồm xét nghiệm máu toàn phần, xét nghiệm sàng lọc ma túy, rượu bia, kiểm tra chức năng của tuyến giáp,….
- Đánh giá và phân tích tâm lý dựa vào các thông tin cần thiết đã thu thập được. Bác sĩ sẽ xem xét về suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, sức khỏe tinh thần và thể chất, các mối quan hệ và kiểm mẫu hành vi, cách cư xử của người bệnh.
Hiện nay, trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các dạng rối loạn tâm thần (DSM) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ ban hành cũng đã ghi nhận một cách chi tiết về các triệu chứng lâm sàng của hầu hết các dạng rối loạn nhân cách. Chính vì thế, bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra chẩn đoán chính xác. Người bệnh sẽ được xác định mắc bệnh khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chẩn đoán riêng biệt được ghi nhận trong tài liệu này.
Tuy nhiên, để xác định cụ thể và chính xác về dạng rối loạn nhân cách của một người thì cũng gặp nhiều khó khăn bởi các triệu chứng bệnh thường sẽ tương tự nhau. Thông thường, công tác chẩn đoán bệnh sẽ chủ yếu dựa vào những lời mô tả của bệnh nhân và những người thân bên cạnh về những hành vi, cảm xúc.
Việc chẩn đoán rối loạn nhân cách thường sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám và hợp tác thật tốt với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra kết luận chuẩn nhất, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn nhân cách
Tùy thuộc vào từng dạng rối loạn nhân cách khác nhau cùng với mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp. Trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào thì bác sĩ cũng sẽ tư vấn và xem xét kỹ lưỡng về mức độ thỏa mãn, tính an toàn và mức độ hiệu quả đạt được.
Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa tâm thần mới có đủ chuyên môn và trình độ để có thể phân loại, đánh giá tình trạng rối loạn nhân cách và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp. Thông thường ở hầu hết các dạng rối loạn nhân cách nhau đều sẽ được áp dụng trị liệu tâm lý và điều trị nội khoa. Cụ thể như sau:
1. Trị liệu tâm lý
Tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp luôn được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách. Đây là liệu pháp trò chuyện trực tiếp giữa chuyên gia và người bệnh, bệnh nhân sẽ chia sẻ về những triệu chứng, cảm nhận và mọi vấn đề đang vướng mắc, trở ngại trong cuộc sống khiến họ cảm thấy căng thẳng, áp lực, lo lắng quá độ.
Đây là giải pháp được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất để giúp cho bệnh nhân thấu hiểu và nhìn nhận được những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, cử chỉ sai lệch của chính mình. Nhờ đó mà họ cũng biết cách kiểm soát và điều chỉnh chúng theo chiều hướng tích cực, lành mạnh hơn.
Một số phương pháp trị liệu tâm lý thường được áp dụng phổ biến cho trường hợp bị rối loạn nhân cách như:
- Liệu pháp nhận thức – hành vi: Đây là liệu pháp kết hợp và dung hòa tốt giữa liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi. Khi áp dụng cách này sẽ giúp người bệnh xác định được cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và niềm tin sai lệch, từ đó biết cách điều chỉnh và thay thế theo chiều hướng đúng đắn hơn.
- Liệu pháp biện chứng hành vi: Người bệnh sẽ được hướng dẫn và nâng cao hàng loạt các kỹ năng cần thiết để có thể đối phó và vượt qua căng thẳng thật tốt. Đồng thời, biết cách cân bằng và kiểm soát cảm xúc của bản thân, cải thiện tốt các mối quan hệ xã hội.
- Phương pháp psychoeducation: Chuyên gia tâm lý sẽ tập trung để truyền tải những thông tin khách quan, hữu ích về quá trình chữa bệnh đến người bệnh và những người thân bên cạnh họ.
- Phương pháp psychodynamic tâm lý: Với phương pháp này thì chuyên gia sẽ chú trọng nhiều vào việc nâng cao nhận thức của người bệnh, nhờ đó có thể cải thiện và phát triển sự hiểu biết đúng đắn về cuộc sống, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất cho chính bản thân mình.
Đối với các trường hợp mắc chứng rối loạn nhân cách được áp dụng trị liệu tâm lý thì thường sẽ được tiến hành bằng hình thức tham vấn trực tiếp 1:1 giữa chuyên gia tâm lý/ nhà trị liệu và người bệnh. Bên cạnh đó, trong quá trình trị liệu, bệnh nhân cũng sẽ được tham gia vào các chương trình trị liệu gia đình, theo nhóm những người bệnh, để gia tăng sự kết nối và rèn luyện tính thực hành bài tập hiệu quả.
2. Điều trị nội khoa
Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì loại thuốc nào nhận được chứng nhận điều trị rối loạn nhân cách bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tuy nhiên, trong quá trình cải thiện bệnh thì một vài loại thuốc rối loạn tâm thần có thể được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát tốt các triệu chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như nhóm thuốc chống trầm cảm, nhóm thuốc ổn định tâm trạng, nhóm thuốc chống lo âu hoặc nhóm thuốc chống loạn thần.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải được chỉ định và hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng ban đầu. Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất kì dấu hiệu khác lạ nào thì cũng cần thông báo ngay với chuyên gia để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Như vậy, rối loạn nhân cách có chữa được không còn phải tùy thuộc vào dạng bệnh, mức độ nghiêm trọng và nhiều yếu tố khác. Để quá trình hồi phục sức khỏe được diễn ra thuận lợi thì người bệnh cần phải hợp tác theo phác đồ điều trị của chuyên gia, kiên trì trong thời gian nhất định để mau chóng hòa nhập và ổn định tốt với cuộc sống hiện tại.
Có thể bạn quan tâm:
- Đặc Điểm Nhận Biết Người Bị Rối Loạn Nhân Cách Phụ Thuộc (DPD)
- Tìm hiểu về chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (OCPD)
- Rối loạn nhân cách tránh né (AVPD) là gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!