Siderodromophobia: Chứng sợ tàu hỏa gây cảm xúc tiêu cực
Luôn cảm thấy sợ hãi và liên tục né tránh tàu hỏa là triệu chứng đặc trưng của hội chứng sợ tàu hỏa – Siderodromophobia. Hội chứng này khiến người bệnh luôn phải sống trong sợ hãi và chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực.
Siderodromophobia là gì?
Siderodromophobia hay chứng sợ tàu hỏa/ đường ray là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi (hay còn gọi là hội chứng ám ảnh sợ). Hội chứng này đặc trưng bởi nỗi sợ tột độ, mãnh liệt và vô lý về tàu hỏa.
Tàu lửa là phương tiện giao thông phổ biến bên cạnh xe hơi, máy bay và xe máy. Về cơ bản, phương tiện này mang lại rất nhiều lợi ích đối với con người và tỷ lệ tai nạn cũng thấp hơn so với những phương tiện giao thông khác. Vì vậy, nỗi sợ về tàu hỏa được xem là nỗi sợ vô lý, bất thường và cần phải điều trị.
Chứng Siderodromophobia ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống – nhất là khi tàu hỏa là phương tiện giao thông phổ biến. Hội chứng này có thể xuất hiện độc lập hoặc cũng có thể xảy ra đồng thời với các hội chứng ám ảnh sợ khác như chứng sợ tốc độ, chứng sợ lái xe, chứng sợ xã hội và chứng sợ khoảng trống.
Hội chứng Siderodromophobia cùng với một số hội chứng ám ảnh sợ chưa được công nhận trong DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không cần điều trị khi mắc hội chứng sợ tàu hỏa. Dù chưa được công nhận nhưng hội chứng này vẫn sẽ được điều trị nếu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống.
Chứng sợ tàu hỏa có biểu hiện như thế nào?
Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi sẽ có triệu chứng tương tự nhau. Chứng sợ tàu hỏa cũng đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi tột độ, vô lý về tàu hỏa và nỗi sợ sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng. Ngoài ra, nỗi sợ cũng sẽ chi phối hành vi, cảm xúc khiến cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống sụt giảm rõ rệt.
Các triệu chứng thường gặp ở người mắc hội chứng sợ tàu hỏa:
- Sợ hãi quá mức khi nghe thấy âm thanh của tàu hỏa hoặc nhìn thấy tàu hỏa. Thậm chí, ý nghĩ về việc đi tàu hỏa hoặc nhìn thấy tàu hỏa trên sách báo, video clip,… cũng khiến người bệnh cảm thấy run sợ và bất an.
- Luôn cố gắng né tránh các tình huống hoặc cuộc trò chuyện có nhắc đến tàu hỏa. Người bệnh thường sẽ chọn đi phương tiện khác, đồng thời né tránh sinh sống và làm việc gần đường ray xe lửa.
- Thường xuyên né tránh những tuyến đường gần với đường sắt vì sợ gặp phải xe lửa hoặc nghe thấy âm thanh từ phương tiện này.
- Khi nhìn thấy xe lửa, bệnh nhân trở nên sợ hãi và hoảng loạn. Bên cạnh cảm xúc sợ hãi gia tăng, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng thể chất như khó thở, tim đập nhanh, đau thắt ngực, đổ mồ hôi, nóng bừng,…
- Trường hợp sợ hãi quá mức có thể ngất xỉu khi nhìn thấy tàu hỏa.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tàu hỏa
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia) vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy vai trò của di truyền và tác động của môi trường sống trong cơ chế bệnh sinh.
Các yếu tố được xác định có thể gây ra hội chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia) bao gồm:
- Di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc chứng Siderodromophobia, nguy cơ phát triển hội chứng sợ tàu lửa sẽ tăng lên đáng kể. Theo các chuyên gia, nỗi sợ là kết quả của quá trình tiến hóa và sẽ làm thay đổi gen theo thời gian. Do đó, con cái có thể di truyền gen từ bố mẹ và ông bà.
- Các sự kiện trong quá khứ: Từng bị tai nạn tàu hỏa hoặc chứng kiến người thân mất vì tai nạn đường ray có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tàu hỏa. Đây được xem là cơ chế tự nhiên của hạch hạnh nhân – cơ quan kiểm soát cảm xúc bên trong não bộ
- Thông tin từ báo đài: Liên tục tiếp nhận những thông tin về tai nạn đường ray sẽ khiến không ít người trở nên lo âu và bất an khi di chuyển bằng tàu hỏa. Nếu xảy ra trong thời điểm bị stress, một số người có thể phát triển hội chứng sợ đường ray.
- Mắc các vấn đề tâm lý, tâm thần: Người bị rối loạn lo âu và trầm cảm sẽ có nguy cơ bị chứng Siderodromophobia cao hơn so với bình thường. Lý do là vì các bệnh lý này đều khiến cho hạch hạnh nhân hoạt động quá mức. Kết quả là gây ra sự sợ hãi với một đối tượng/ tình huống không thực sự nguy hiểm – mà trong trường hợp này là tàu hỏa.
Chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia) có nguy hiểm không?
Tất cả các vấn đề tâm lý đều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong đó, chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia) cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự.
Né tránh di chuyển tàu hỏa sẽ gây ra một số phiền toái cho bệnh nhân. Tuy nhiên, về cơ bản, bệnh nhân vẫn có thể lựa chọn những phương tiện thay thế như máy bay, xe hơi và xe máy. Do đó, ảnh hưởng của hội chứng này được đánh giá không nghiêm trọng như chứng sợ tốc độ, sợ khoảng trống, sợ đám đông và sợ xã hội.
Tuy nhiên, người bệnh có thể trở nên hoảng loạn, sợ hãi và mất kiểm soát khi nghe âm thanh của tàu hỏa qua ti vi. Việc bùng phát cơn sợ hãi cấp tính ở nơi công cộng khiến bệnh nhân dễ hình thành tâm lý tự ti, mặc cảm, giảm lòng tự trọng và luôn cảm thấy đau khổ trước nỗi sợ hãi vô lý của chính mình.
Đa số bệnh nhân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nói chung và hội chứng sợ tàu hỏa nói riêng đều làm gia tăng tỷ lệ bị rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm. Ngoài ra, vì cảm xúc sợ hãi và căng thẳng bị dồn nén nên bệnh nhân có xu hướng tìm đến chất gây nghiện, rượu bia và thuốc lá.
Để ngăn chặn hậu quả của chứng sợ tàu hỏa, cách tốt nhất là thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu người bệnh không chủ động tìm gặp bác sĩ, những người xung quanh nên khuyến khích để bệnh nhân có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Can thiệp trị liệu càng sớm thì mức độ đáp ứng càng tốt và tiên lượng thuận lợi hơn so với những trường hợp thăm khám muộn.
Điều trị hội chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia)
Dù chưa được công nhận trong DSM-5 nhưng hội chứng sợ tàu hỏa đã có phương pháp điều trị. Ngoài các can thiệp y tế, các biện pháp tự cải thiện và chăm sóc cũng giúp ích rất nhiều trong việc đối phó với hội chứng này.
Các phương pháp điều trị hội chứng sợ tàu hỏa bao gồm:
1. Liệu pháp tâm lý trị liệu
Can thiệp y tế sẽ giúp bệnh nhân mắc chứng sợ tàu lửa có thể vượt qua nỗi sợ hãi vô lý và cải thiện được chất lượng cuộc sống lẫn sức khỏe thể chất, tinh thần. Đối với hội chứng này, phương pháp điều trị chính là liệu pháp tâm lý.
Các phương pháp điều trị được cân nhắc cho bệnh nhân mắc hội chứng Siderodromophobia:
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): CBT được thực hiện nhằm thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về tàu hỏa. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn giúp bệnh nhân nhận thức đúng đắn những lợi ích của tàu lửa. Từ đó có thể giảm nỗi sợ khi nhìn thấy hoặc nghe thấy âm thanh của phương tiện giao thông này.
- Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR): Mindfulness-Based Stress Reduction (MBSR) là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng sợ tàu lửa. Phương pháp này được thực hiện trong vòng 8 tuần với mục đích giúp bệnh nhân giảm lo lắng, sợ hãi, đau khổ và căng thẳng do chứng Siderodromophobia gây ra. MBSR bao gồm nhiều kỹ thuật thư giãn, trong đó ngồi thiền và liệu pháp luyện tập là 2 kỹ thuật chính.
- Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc là phương pháp phổ biến trong điều trị chứng sợ tàu hỏa. Chuyên gia sẽ cho bệnh nhân tiếp cận với nỗi sợ theo mức độ tăng dần. Khi bệnh nhân bùng phát cảm giác sợ hãi, chuyên gia sẽ hướng dẫn để bệnh nhân học cách giữ bình tĩnh, kiểm soát nỗi sợ và những cảm xúc tiêu cực đi kèm. Liệu pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng hạn chế là đòi hỏi chuyên gia phải có kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng.
- Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT): Trong liệu pháp này, chuyên gia sẽ tập trung hướng dẫn bệnh nhân kỹ năng để xử lý những tình huống khó khăn trong cuộc sống. DBT thường được áp dụng trong điều trị rối loạn nhân cách ranh giới và cũng có hiệu quả với chứng sợ tàu lửa. Thời gian trị liệu bằng phương pháp này khá lâu (khoảng 6 tháng) nhưng hiệu quả mang lại rất khả quan.
2. Thuốc
Thuốc hiếm khi được sử dụng khi điều trị chứng sợ tàu hỏa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thường xuyên hoảng sợ và lo lắng quá mức, bác sĩ có thể xem xét dùng một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…
Về bản chất, hội chứng sợ tàu hỏa có cùng cơ chế với các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác. Do đó, các phương pháp này cũng được áp dụng khi điều trị những vấn đề tâm lý thường gặp.
3. Các biện pháp tự cải thiện
Các biện pháp tự cải thiện là một phần trong kế hoạch điều trị chứng Siderodromophobia. Các biện pháp này sẽ giúp bệnh nhân ổn định tinh thần, nâng cao thể chất và giảm bớt những cảm xúc tiêu cực.
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng sợ tàu hỏa có thể xem xét một số biện pháp tự cải thiện như:
- Tập thể dục hằng ngày để giải tỏa căng thẳng và giảm các triệu chứng thể chất có liên quan đến sợ hãi, căng thẳng như căng cơ, đau đầu, buồn ngủ, rối loạn tiền đình,… Endorphin được tạo ra trong quá trình tập luyện cũng giúp bệnh nhân giảm bớt sự nhạy cảm khi nhìn thấy tàu hỏa và đường ray.
- Hạn chế các yếu tố gia tăng mức độ căng thẳng, lo âu như stress trong công việc, thức khuya, dùng rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện. Nếu thường xuyên dùng caffeine để chống lại cảm giác buồn ngủ do thuốc an thần, bệnh nhân nên dùng trà thay vì cà phê. Đồng thời chỉ nên uống vào buổi sáng và buổi trưa, tránh dùng vào buổi chiều và tối muộn.
- Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng giảm stress như rau xanh, cá béo, các loại hạt, đậu, sữa chua, trái cây, nấm và thịt trắng. Hội chứng sợ tàu hỏa có thể khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, nên cố gắng ăn đủ 3 bữa để nâng đỡ thể chất lẫn tinh thần, tránh để cơ thể suy nhược quá mức.
- Nên tự viết ra những suy nghĩ tiêu cực để có thể giải tỏa cảm xúc. Ngoài ra, nếu cảm thấy sẵn sàng, hãy chia sẻ với người thân và bạn bè.
- Cân nhắc tham gia các hoạt động ý nghĩa như chăm sóc người già neo đơn, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, thu gom rác thải, trồng cây xanh,… để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Các hoạt động này cũng giúp bệnh nhân cởi mở hơn và hạn chế tình trạng cách ly, tự cô lập bản thân.
Hội chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia) có cơ chế bệnh sinh, biểu hiện và điều trị tương tự như các rối loạn lo âu ám ảnh thường gặp. Do đó, nếu nghi ngờ mắc hội chứng này, đừng ngần ngại tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn trị liệu.
Tham khảo thêm:
- Sợ các con số (Arithmophobia): Căn bệnh gây trở ngại đáng kể
- Nomophobia: Hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người
- Nỗi sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách vượt qua
đọc bài viết thật bất ngờ có hội chứng sợ tàu hỏa
nghe vô lý thật đấy
chẳng có ai tin được có hội chứng này
đã có ai chữa hội chứng sợ tàu hỏa bằng thuốc chưa, mình đang có dấu hiệu giống như bài viết đề cập
uống thuốc nhiều quá không tốt đâu, có nhiều tác dụng phụ sức khỏe tệ hơn
nếu bạn còn trẻ thử tham khảo phương pháp trị liệu tâm lý, lạm dụng thuốc quá không tốt
tôi đã từng uống thuốc để chưa hội chứng này kết quả không khá lên nhiều á.
bạn tôi đã khuyên tôi đến thử các trung tâm trị liệu tâm lý và tôi lên mạng tìm kiếm các trung tâm nổi tiếng và có uy tín ở VN. Cuối cùng, tôi đã tìm Trung tâm NHC để các chuyên gia tâm lý tham vấn vượt qua nỗi sợ này.
trung tâm họ trị liệu bạn như thế nào thế
chuyên gia tâm lý ở NHC sẽ tìm ra nguyên nhân gốc rễ nỗi sợ của tôi, đưa ra liêu trình phù hợp với tinh trạng, chuyên gia đồng hành cùng tôi trong và sau thời gian trị liệu, cho tôi các bài tập thực hành tại nhà và giải đáp thắc mắc khi cần.
sau khi kết thúc thời gian trị liệu bạn cảm thấy thế nào?
khi kết thúc trị liệu tôi đã biết nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ tàu hỏa, tôi đã học được cách đối mặt và vượt qua nỗi sợ đó, tôi đã có thể đi tàu hỏa bình thường mà không còn sợ hãi như trước nữa. từ đợt trị liệu đến giờ tôi đã đi tàu hỏa 3-4 lần rồi, lần sau đi tôi thoải mái tâm lý hơn nhiều so với lần trước. Còn bây giờ tàu hỏa đối với tôi là một phương tiện bình thường, tôi ko có nhu cầu đi lại thường xuyên nhưng nó cũng ko phải nỗi sợ với tôi nữa. tôi cũng xây dựng sinh hoạt lành mạnh để giúp tinh thần thoải mái và lạc quan hơn. tôi có niềm tin vào bản thân mình nhiều hơn trước. nc tôi thấy phương pháp của trung tâm khá tốt. bạn nên tham khảo nhé
bạn cho mình cách liên lạc bên trung tâm đấy không, minh cũng muốn vượt qua nỗi sợ này. Nó ảnh hưởng cuộc sống mình rất nhiều
“bạn có thể liên hệ trung tâm qua số hotline 096 589 8008 hoặc box đặt lịch với chuyên gia: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen
“
ok, cảm ơn bạn nhiều nhaa
những người mắc hội chứng sợ tàu hỏa họ phải chăm sóc như thế nào nhỉ?
chắc họ có chế độ sinh hoạt khoa khọc kèm theo chế độ trị liệu
mắc hội chứng này dễ stress lắm
đúng rồi, họ phải tập luyện mấy bài yoga giúp tinh thần thoải mái
ủa, làm sao có thể vượt qua sợ tàu hỏa
khó lắm bạn ơi, không dễ dàng đâu
càng khó thì càng phải cố gắng đối mặt không thể trốn tránh mãi được.
những người như thế cần phải có người chuyên môn trong ngành tâm lý mới trị liệu họ được.
bạn nói đúng nhưng tôi nghĩ phần lớn vẫn là họ, các chuyên gia tâm lý chỉ là hỗ trợ một phần
con tôi đang mắc hội chứng sợ tàu hỏa, cháu bị từ lúc 7 tuổi do chứng kiến cảnh tai nạn tàu hỏa.
tinh trạng cháu bây giờ sao rồi hả bạn
tinh trạng cháu vẫn không mấy khả quan lắm, mặc dù đã chữa trị khắp nơi rồi nhưng cháu vẫn chưa thể đối mặt chuyện trong quá khứ.
Mình cần tìm một chuyên gia có uy tín để giúp cháu vượt qua hội chứng sợ tàu hỏa.
bạn có thể tham khảo chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến ở Trung tâm NHC. Mình có xem youtube kênh VTV2 chuyên gia đã chia sẻ nhiều kiến thức hay về một số bệnh tâm lý.https://www.youtube.com/watch?v=DnlZqnNFSC8&t=562s
cảm ơn bạn nhiều nha