Cảnh giác với suy nghĩ muốn chết khi mang thai
Suy nghĩ muốn chết khi mang thai có thể là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu hay stress nặng. Phụ nữ mang thai cực kỳ nhạy cảm cùng với sự thay đổi của hormone nên dễ nghĩ đến những điều tiêu cực. Gia đình nếu phát hiện bà bầu có các triệu chứng này cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị.
Vì sao bà bầu có suy nghĩ nghĩ muốn chết khi mang thai
Mang thai là một trọng trách thiêng liêng và cao cả của người phụ nữ kéo dài trong suốt 9 tháng 10 ngày. Trong giai đoạn này, không chỉ ngoại hình mà da dẻ, sức khỏe, tinh thần của người mẹ cũng đều có sự thay đổi lớn. Chẳng hạn như lên cân, cơ thể trông sồ sề hơn, da dẻ lên mụn nhiều, đau lưng, đau bụng, đi đứng khó khiến người mẹ lúc nào cũng thấy mệt mỏi.
Đặc biệt tâm lý của hầu hết phụ nữ mang thai đều cực kỳ nhạy cảm, dễ suy nghĩ nhiều. Chẳng hạn chỉ cần ai đó vô tình nói bà bầu mập, xấu họ có thể bật khóc nhanh chóng. Điều này có thể ảnh hưởng bởi sự thay đổi của một số hormone để hỗ trợ cho quá trình sinh nở nhưng có tác động lên tâm trạng của bà bầu. Tuy nhiên gia đình không nên vô tâm với tâm trạng của bà bầu, nhất là khi họ có những suy nghĩ muốn tự tử.
Thống kê cho thấy tỷ lệ những phụ nữ mang thai gặp các vấn đề tâm lý dẫn đến suy nghĩ muốn chết khi mang thai ngày càng tăng cao. Mặc dù đã được báo chí, truyền thông cảnh báo rất nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hết về mức độ, căn nguyên của các vấn đề này. Vậy bà bầu có suy nghĩ muốn chết là do đâu?
Chứng trầm cảm khi mang thai
Một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm và có suy nghĩ muốn chết khi mang thai lên đến 14% – 23%, tuy nhiên không phải ai cũng được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây ra tình trạng này không chỉ do sự thay đổi hormone mà còn liên quan phần lớn đến tác động từ môi trường ngoài, đặc biệt chính là người chồng hoặc cũng có thể tái phát nếu trước đó người phụ nữ đã từng mắc bệnh.
Chẳng hạn việc bà bầu dù cơ thể mệt mỏi những vẫn phải làm việc, vẫn phải lo về gánh nặng tiền bạc; bà bầu bị những người xung quanh đánh giá về ngoại hình thường xuyên; những xung đột với chồng hay với gia đình nhà chồng hoặc do việc chồng thiếu quan tâm. Tất cả đều tác động rất xấu đến tinh thần của những người vốn đã có tâm lý nhạy cảm như phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị trầm cảm tinh thần luôn ủ dột, uể oải, không muốn nói chuyện với ai, luôn khép mình lại, dễ cáu gắt, dễ tức giận và cũng rất dễ khóc. Họ có thể bỏ ăn, không muốn ăn uống gì nhưng đôi khi cũng có thể ăn nhiều quá mức. Toàn thân của người bị trầm cảm luôn có cảm giác cực kỳ u uất như không còn một chút năng lượng nào cho cuộc sống, không còn thiết tha làm gì.
Trầm cảm giống như một con sâu lớn gặm nhấm hết niềm vui và hạnh phúc của bà bầu, khiến họ dường như không còn cảm thấy vui vẻ. Bất cứ vấn đề cũng trở nên tiêu cực trong mắt người bị trầm cảm khi mang thai, ánh sáng hy vọng của họ sẽ bị dập tắt nếu chồng và gia đình không hiểu, chì chiết hay lạnh nhạt với họ. Khi đã quá sức chịu đựng những suy nghĩ muốn chết khi mang thai sẽ xuất hiện.
Thực tế không ít các trường hợp bà bầu bị trầm cảm và tự tử đã xảy ra hoặc một số ít khác có thể có các triệu chứng âm ỉ kéo dài đến cả sau thời điểm sinh nở, và cũng xuất hiện nhiều tình huống xấu. Gia đình thiếu sự quan tâm, tinh tế, đồng cảm không phát hiện được những cảm xúc bất thường của bà bầu đến khi hối tiếc cũng đã quá muộn màng.
Rối loạn lo âu khi mang thai
Rối loạn lo âu cũng là vấn đề tâm lý rất nhiều phụ nữ mang thai mắc phải, đặc biệt là những người mang thai lần đầu, mang thai khi còn quá trẻ, mang thai nhưng không có ai bên cạnh chăm sóc hoặc những người vốn đã có tính cách suy nghĩ, lo lắng nhiều. Khi những cảm xúc bồn chồn, lo lắng, sợ hãi cứ diễn ra không ngớt trong tâm trí khiến phụ nữ mang thai không biết nên làm gì và bắt đầu có những suy nghĩ như muốn chết.
Những vấn đề mà bà bầu thường lo lắng đến sinh bệnh như vấn đề tiền bạc, cách chăm sóc con như thế nào cho đúng, lo nghĩ về tương lai sau này… Tất cả cứ diễn ra trong tâm trí của phụ nữ có thai khiến họ không thể nghỉ ngơi. Người bị rối loạn lo âu thường hay kèm theo các vấn đề như mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ dễ gặp ác mộng khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
Rối loạn lo âu khi mang thai khiến người bệnh cảm thấy như đang bị ngạt thở, cảm thấy như bản thân sắp chết nên rơi vào trạng thái hoảng loạn cực độ. Ở những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế còn có những xu hướng như rửa tay quá nhiều, bỗng nhiên sợ hãi việc sinh con, chăm sóc con hay có những hành động cứ lặp đi lặp lại không ngớt, không thể nào kiểm soát được.
Suy nghĩ muốn chết khi mang thai sẽ xuất hiện nếu những lắng lo của bà bầu không cách nào có thể được giải đáp. Họ sẽ dần cảm thấy tuyệt vọng, đau khổ, buồn bã, tâm trí ngập tràn sự tiêu cực. Bất an kéo dài khiến họ dường như dễ bị kích động hơn, những cảm xúc tiêu cực nếu không sớm được kiểm soát có thể làm nảy sinh hành vi tự sát bất cứ lúc nào.
Một số vấn đề tâm lý khác
Như đã nói, do ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các hormone khi mang thai nên bà bầu thường rất dễ mắc các vấn đề về tâm lý. Bà bầu thường dễ giận giữ, dễ cáu kỉnh, dễ khóc hơn nhưng nếu không nhận được sự đồng cảm, quan tâm phù hợp thì mức độ các triệu chứng sẽ ngày càng tăng và dẫn đến những suy nghĩ muốn chết khi mang thai xuất hiện.
Cụ thể, một số vấn đề tâm lý khác bà bầu cũng dễ gặp phải như
- Rối loạn ăn uống
- Rối loạn lưỡng cực.
- Tâm thần phân liệt
- Stress nặng
Tỷ lệ mắc các bệnh này sẽ cao hơn nếu trước đó bà bầu đã từng gặp các vấn đề tâm lý hoặc có người thân mắc bệnh hay vốn là người có tâm lý yếu. Mặc dù các triệu chứng có liên quan đến các bệnh này khá rõ ràng nhưng lại rất ít người được phát hiện bệnh sớm, chỉ đến khi bà bầu có những hành vi bất thường quá mức mới được đưa thăm khám, lúc này việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Bà bầu có suy nghĩ muốn chết khi mang thai có nguy hiểm không?
Các vấn đề tâm lý vốn dĩ đã là những bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi diễn biến khá âm thầm nên rất khó đoán, khó phát hiện. Hơn hết tâm lý bà bầu vốn đã vô cùng nhạy cảm nếu mắc thêm các bệnh tâm lý hay chịu sự tác động từ môi trường ngoài sẽ rất dễ trở nên kích động và có những hành vi bất ngờ, không thể nào kiểm soát được.
Có những người xuất hiện suy nghĩ muốn chết khi mang thai nhưng nhận được sự quan tâm của gia đình và chưa đến mức nguy hiểm, họ vẫn có thể ý thức được vai trò của em bé trong cuộc sống của mình nên gắng gượng vượt qua. Tuy nhiên có những người phải sống trong sự tiêu cực suốt một thời gian dài, tâm trí lúc nào cũng vô cùng u uất, kích động thì các hành vi tự tử của họ có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Mặt khác, trầm cảm hay rối loạn lo âu cũng như các vấn đề tâm lý khác không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn liên quan đến cả sức khỏe thai nhi. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, áp lực, tiêu cực thường làm thiếu oxy khi mang thai, quá trình tuần hoàn máu hay đưa các dưỡng chất đến nuôi thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Việc mẹ mất ngủ hay ăn uống thất thường cũng khiến bé kém phát triển.
Nghiên cứu đã chỉ ra, bà bầu bị các vấn đề tâm lý dẫn đến suy nghĩ muốn chết khi mang thai thường có nguy cơ sảy thai, con sinh ra thấp còi hay dị tật, chậm lớn, tăng động đồng thời cũng dễ mắc các vấn đề tâm lý giống mẹ. Nếu mẹ phải dùng thuốc điều trị trong thời điểm này sẽ càng tăng cao nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh nên cần cực kỳ thận trọng.
Bà bầu có suy nghĩ muốn chết khi mang thai nên làm thế nào?
Gia đình khi thấy bà bầu cũng những biểu hiện tâm lý bất thường, có suy nghĩ muốn chết khi mang thai nên sớm đưa người bệnh đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần hay các trung tâm tâm lý để được thăm khám, điều trị sớm nhất. Sự hỗ trợ chăm sóc của gia đình, đặc biệt là người chồng chính là liều thuốc hiệu quả nhất để sớm đưa người bệnh trở lại với cuộc sống hạnh phúc ngày nào.
Trị liệu tâm lý
Với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, chăm sóc tâm lý mới là biện pháp chính được hướng tới bởi thuốc thường đi kèm nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trị liệu tâm lý vừa không gây tác dụng phụ, vừa thực sự đem đến nhiều hiệu quả tốt cho phụ nữ mang thai không chỉ trong mặt tinh thần mà còn trên sức khỏe toàn diện.
Theo đó, bà bầu sẽ cần trò chuyện với chuyên gia tâm lý về những cảm xúc, suy nghĩ hiện tại của bản thân về những điều mà mình cảm thấy bức bối, lo lắng hay khó chịu. Thông qua đó, chuyên gia tâm lý sẽ tìm được căn nguyên vấn đề và hướng dẫn người bệnh cách giải tỏa những vướng mắc trong tâm trí, thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những điều đúng đắn tích cực hơn.
Nhà trị liệu cũng sẽ ngăn chặn suy nghĩ muốn chết khi mang thai bằng cách hướng dẫn bà bầu các biện pháp chăm sóc tinh thần, giải tỏa căng thẳng, ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra cho người bệnh điều gì đúng và không đúng, đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất trong từng vấn đề để tâm trí bà bầu ngày càng vui vẻ và lạc quan hơn, yêu đời hơn, hướng đến tương lai tươi sáng.
Điều trị bằng thuốc
Như đã nói, các thuốc điều trị trầm cảm vốn đã kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người dùng. Vì vậy việc uống thuốc trầm cảm khi mang thai thường không được quá khuyến khích, chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bà bầu và chỉ định các loại thuốc phù hợp, ít tác dụng phụ nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Một số loại thuốc thường được chỉ định cho những bà bầu bị trầm cảm hay rối loạn lo âu có suy nghĩ muyoons chết khi mang thai thường là citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft)… Tuy nhiên việc dùng thuốc cần đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, loại thuốc cũng cách sử dụng. Tuyệt đối không được lạm dụng hay thêm bớt bất cứ loại thuốc nào đều để lại rất nhiều hệ lụy xấu.
Chế độ chăm sóc tại nhà
Theo các chuyên gia, những người trong gia đình, đặc biệt là người chồng nên luôn cùng người bệnh đến trị liệu tâm lý hay bệnh viện để hiểu rõ hơn cũng như biết cách chăm sóc phù hợp nhất. Sự động viên của người chồng và gia đình lúc này chính là liều thuốc hiệu nghiệm nhất, xoa dịu được trái tim, tâm trí đang tràn đầy những tổn thương, lo lắng của bà bầu, nhờ đó có thể nhanh chóng loại bỏ suy nghĩ muốn chết khi mang thai.
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ người bệnh lúc này như
- Có thể xem xét việc cho vợ về về nhà ngoại một thời gian để tinh thần thoải mái hơn ( trong trường hợp căn nguyên vấn đề có liên quan đến những xung đột, tác động khi ở bên nhà chồng)
- Khuyến khích người bệnh đi ngủ sớm trước 11h đêm, đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày, nên tranh thủ ngủ ngay khi thấy buồn ngủ
- Kiểm soát việc uống thuốc hằng ngày để đảm bảo đúng giờ, đúng liều lượng
- Chia sẻ, trò chuyện các vấn đề hằng ngày, vấn đề xung quanh cuộc sống để hiểu rõ hơn bà bầu cần gì, muốn gì, khó chịu điều gì, từ đó có cách giải quyết và hỗ trợ tốt nhất
- Cùng bà bầu học các lớp tiền thai sản hoặc tìm cách học chăm sóc em bé để giảm những nỗi lo âu thường trực
- Khuyến khích bà bầu học yoga hay thiền, vừa tốt cho sức khỏe, tinh thần, giúp dễ sinh đồng thời còn tốt trong việc duy trì một vóc dáng đẹp, tránh bị sồ sề ngay sau khi sinh. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra thiền và yoga rất tốt trong việc kiểm soát căng thẳng, loại bỏ được các suy nghĩ muốn chết khi mang thai
- Chăm sóc chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp cho bà bầu để vừa tốt cho con, lên cân đạt chuẩn. Đôi khi bà bầu lên cân quá nhiều lại không phải là tốt. Hãy tham khảo thêm với bác sĩ dinh dưỡng để hiểu lên cân thế nào là đủ, tránh tình trạng lên cân quá mức sẽ rất dễ bị stress đồng thời cũng không thực sự tốt cho sự phát triển của thai nhi
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại sữa hạt hay sữa bầu, tránh xa các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thức uống có cồn hay các chất kích thích khác
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, tốt cho tinh thần, đồng thời cũng giúp dễ sinh nở. Mẹ bầu có thể tham khảo các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội..
- Đọc sách, nghe nhạc, ngửi mùi hương cũng đều là những phương pháp hiệu quả trong việc thư giãn tinh thần, giải tỏa lo âu cho bà bầu
- Nếu liên quan đến các tác động, xung đột trong gia đình thì người chồng cần sớm tìm cách giải quyết, tránh để tình trạng này kéo dài
Bà bầu có suy nghĩ muốn chết khi mang thai trong trạng thái bị kích động, u uất quá mức có thể lên kế hoạch thực hiện hành vi này đột ngột mà không ai có thể ngăn cản nên cần điều trị sớm. Mỗi gia đình khi có phụ nữ có thai nên chú trọng lời nói, hành vi hơn, luôn tạo không khí vui vẻ để tinh thần được thoải mái, tránh tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm này.
Có thể bạn quan tâm:
- Trầm cảm vì áp lực gia đình: Thực trạng cần báo động
- 9 Biểu hiện nhận biết vợ / chồng ngoại tình tư tưởng
- 10 Cách phòng tránh trầm cảm sau sinh mẹ bầu nên quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!