Suy nghĩ lo lắng quá nhiều khi mang thai có thể ảnh hưởng đến bé

Suy nghĩ quá nhiều khi mang thai là tình trạng chung của các mẹ bầu – nhất là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Hiểu rõ ảnh hưởng của tình trạng này sẽ giúp thai phụ ý thức được việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và trải qua thai kỳ một cách thuận lợi nhất.

suy nghĩ nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không
Suy nghĩ quá nhiều khi mang thai bắt nguồn từ rối loạn nội tiết tố và áp lực trong công việc, cuộc sống

Vì sao mẹ bầu hay suy nghĩ nhiều khi mang thai?

Sau cảm xúc vui mừng khi biết mình mang thai, mẹ bầu sẽ khó tránh khỏi sự lo lắng và phiền muộn. Mang thai là sự kiện quan trọng đối với bất cứ người phụ nữ nào. Đứng trước trọng trách cao cả, mẹ luôn muốn chu toàn mọi thứ để con có thể chào đời thuận lợi và được nuôi dạy trong môi trường tốt nhất.

Với những người lần đầu tiên làm mẹ, tâm lý lo lắng và suy nghĩ nhiều là điều khó tránh khỏi. Vì chưa có kinh nghiệm nên những phản ứng bỡ ngỡ, lo lắng, căng thẳng là hoàn toàn bình thường. Tâm lý này sẽ thuyên giảm ở những lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, mẹ bầu nên có các biện pháp giải tỏa tâm lý để giữ cho mình tinh thần thoải mái và lạc quan. Có như vậy, mẹ mới duy trì được sức khỏe tốt và giúp thai nhi phát triển thuận lợi.

Tâm lý của mẹ bầu sẽ nhạy cảm và bất ổn hơn do sự thay đổi của hormone – nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hormone không ổn định khiến thai phụ khó kiểm soát sự lo lắng, phiền muộn và căng thẳng. Theo thống kê, hơn 80% mẹ bầu đều suy nghĩ quá nhiều khi mang thai và đây chính điều kiện cho các vấn đề tâm lý phát triển.

Ngoài nguyên nhân là rối loạn nội tiết tố và áp lực trước trọng trách làm mẹ, phụ nữ mang thai còn có thể rơi vào trạng thái căng thẳng do mâu thuẫn gia đình, các vấn đề tài chính, bạn đời không thấu hiểu, áp lực công việc,…

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm mẹ bầu cần được chăm sóc cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu như bình thường mẹ có thể vượt qua những áp lực trong cuộc sống thì trong giai đoạn này, tâm lý nhạy cảm sẽ khiến cho thai phụ dễ căng thẳng, lo lắng và bi quan. Đây cũng là lý do phụ nữ mang thai và cho con bú dễ phát triển các chứng bệnh tâm lý.

Suy nghĩ, lo lắng nhiều khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khi mang thai là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần có biện pháp để ổn định lại tâm lý và giữ cho bản thân tinh thần tốt nhất. Bởi tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dưới đây là một số ảnh hưởng từ việc suy nghĩ quá nhiều khi mang thai gây ra:

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của mẹ

Khi lo lắng và suy nghĩ quá nhiều, hormone cortisol và epinephrine sẽ tăng lên đáng kể. Các hormone này gây ra một loạt các vấn đề thể chất như tăng huyết áp, đau dạ dày, mất ngủ, đau đầu, tăng nhịp tim, đánh trống ngực, mệt mỏi và buồn ngủ.

Bà bầu hay suy nghĩ linh tinh
Lo lắng nhiều khiến sức khỏe mẹ bầu suy giảm và chậm tăng cân

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức khỏe của mẹ chưa ổn định do những thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Tình trạng này cộng với việc gia tăng các hormone trên sẽ khiến cho mẹ bầu bị suy nhược, chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân.

Sức khỏe tinh thần và thể chất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tinh thần mẹ không ổn định sẽ khiến cho sức khỏe thể chất suy giảm. Đối với những người có sẵn các bệnh mãn tính, tình trạng suy nghĩ lo lắng quá nhiều khi mang thai sẽ khiến cho bệnh tình chuyển biến theo chiều hướng xấu.

2. Khiến thai nhi chậm phát triển

Sức khỏe của mẹ suy giảm sẽ khiến cho thai nhi chậm phát triển. Nhiều người không hề biết rằng, thai nhi có thể cảm nhận tất cả những cảm xúc và suy nghĩ của mẹ. Nếu thường xuyên lo lắng và suy nghĩ quá nhiều, nồng độ các hormone gây stress sẽ tăng lên và truyền qua bánh nhau vào bên trong cơ thể thai nhi.

Đối với thai nhi, hormone gây stress cũng gây ra những tác động tương tự như mẹ bầu. Cảm xúc tiêu cực làm tăng trở kháng động mạch tử cung, hậu quả là giảm tuần hoàn máu đến bào thai. Chính vì vậy, mẹ bầu suy nghĩ quá nhiều khi mang thai sẽ khiến cho thai nhi chậm phát triển và sinh ra nhẹ cân.

suy nghĩ nhiều khi mang thai
Suy nghĩ nhiều khi mang thai khiến thai nhi chậm phát triển và có nguy cơ sinh non, nhẹ cân

Ngoài ra, hormone cortisol còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, stress và trầm cảm khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây cũng là lý do các bác sĩ sản khoa luôn khuyến khích mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thể chất.

3. Gia tăng mâu thuẫn, bất đồng

Suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến cho phụ nữ mang thai dễ buồn bã, khóc lóc vô cớ và đôi khi nổi nóng, tức giận. Sự bất ổn trong tâm lý khiến cho đời sống vợ chồng dễ phát sinh mâu thuẫn và xung đột. Ngoài ra, mẹ bầu có cảm xúc thất thường cũng khiến cho những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi.

Thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ những ảnh hưởng của quá trình mang thai đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, nhiều gia đình không có sự thấu hiểu và tinh tế trong cách ứng xử. Hậu quả là mẹ bầu phải đối mặt mọi thứ một mình, đồng thời không biết cách kiểm soát cảm xúc và những suy nghĩ tiêu cực.

4. Tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý

Sự sụt giảm của estrogen khi mang thai sẽ khiến cho nồng độ serotonin giảm đi đáng kể. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng thư giãn, tạo cảm giác ngon miệng, ngủ ngon giấc và mang đến tinh thần phấn chấn. Do đó, nồng độ serotonin giảm khi mang thai sẽ khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi và bi quan.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ giữa estrogen và trầm cảm ở phụ nữ. Nguy cơ phát triển chứng bệnh này sẽ tăng lên nếu thai phụ phải đối mặt với áp lực, căng thẳng. Vì vậy, phụ nữ mang thai rất dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu nếu không được gia đình quan tâm và động viên về mặt tinh thần.

suy nghĩ nhiều khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai có thể phát triển từ thói quen suy nghĩ và lo lắng quá nhiều

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trầm cảm mang thai và sau sinh tăng lên đáng kể mà nguyên nhân chủ yếu là do gia đình thiếu sự quan tâm về mặt tinh thần. Thực tế, phần lớn mọi người chỉ chú trọng đến thể chất của mẹ và cân nặng của thai nhi. Hậu quả là mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý và đôi khi những vấn đề này dẫn đến các tình huống đáng tiếc.

5. Khả năng cao gặp phải biến chứng thai kỳ

Nếu tình trạng suy nghĩ lo lắng quá nhiều kéo dài, nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ sẽ tăng lên đáng kể. Trong đó thường gặp nhất là sảy thai, thai nhi nhẹ cân, sinh non, động thai. Ngoài ra, xúc động quá mức trong thai kỳ cũng khiến cho trẻ sinh ra có nguy cơ mắc phải các rối loạn thần kinh.

Có nhiều giả thuyết cho rằng, tâm lý của mẹ khi mang thai sẽ góp phần định hình tính cách của trẻ. Chính vì vậy, việc mẹ suy nghĩ nhiều sẽ khiến trẻ dễ phát triển dạng tính cách hay lo âu, bi quan, phiền muộn. Tuy nhiên, giả thuyết này chỉ mới được nghiên cứu sơ bộ và chưa có kết luận chính thức.

Các biện pháp cải thiện tình trạng suy nghĩ nhiều khi mang thai

Suy nghĩ, lo lắng nhiều khi mang thai ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên có biện pháp cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt. Can thiệp kịp thời sẽ giúp mẹ lấy lại tinh thần thoải mái, vui vẻ, từ đó có sức khỏe và tinh thần ổn định để đón con chào đời.

Các biện pháp cải thiện tình trạng suy nghĩ nhiều khi mang thai:

1. Chia sẻ với bạn đời và người thân

Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, những áp lực trong công việc, lo lắng về tài chính, tương lai của con đều khiến mẹ buồn bã và lo lắng. Thay vì giữ những suy nghĩ này, thai phụ nên chia sẻ với bạn đời và người thân.

Sự thấu hiểu, đồng cảm của những người xung quanh chính là “liều thuốc” đối với sức khỏe tinh thần của mẹ bầu. Khi được mọi người quan tâm và chia sẻ nỗi lo, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Điều này cũng sẽ giúp mẹ gạt bỏ cảm xúc tiêu cực và chủ động phòng tránh những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, loạn thần sau sinh,…

Nếu không tìm được sự thấu hiểu ở bạn đời, mẹ bầu có thể chia sẻ với chị em ruột hoặc bạn bè – đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm sinh con. Vì đã trải qua tâm lý tương tự nên họ sẽ có những lời khuyên giúp mẹ vượt qua và ổn định tinh thần trong thời gian sớm nhất.

2. Chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết

Sức khỏe là vấn đề mẹ bầu quan tâm khi mang thai. Không ít người lo lắng thái quá về sức khỏe của bản thân, thai nhi và bi quan cho rằng bản thân không có đủ kinh nghiệm để chăm sóc bé. Tâm lý này thường gặp ở những người lần đầu tiên làm mẹ và những thai phụ từng bị sảy thai hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ.

suy nghĩ nhiều khi mang thai
Mẹ bầu nên trang bị kiến thức tốt để có thể giảm bớt sự lo lắng và tình trạng suy nghĩ nhiều khi mang thai

Sự lo lắng quá mức khiến mẹ suy nghĩ nhiều khi mang thai, tâm trạng bất an và căng thẳng. Để gạt bỏ nỗi lo này, mẹ nên tham gia các lớp học tiền sản và đọc sách cung cấp kiến thức về mang thai, sau sinh, chăm sóc bé. Trang bị tốt kiến thức sẽ giúp mẹ giảm đi sự lo lắng, phiền muộn và chủ động hơn trong quá trình sinh nở.

Ngoài ra, mẹ bầu có kiến thức sẽ biết cách chăm sóc bản thân, từ đó đảm bảo bản thân và thai nhi đều có sức khỏe ổn định. Những kiến thức được truyền đạt từ sách và các khóa học tiền sản cũng giúp mẹ ý thức được việc bảo vệ sức khỏe tinh thần.

3. Tránh tiếp xúc với thông tin tiêu cực

Các thông tin tiêu cực sẽ làm tăng mức độ lo lắng và buồn phiền cho mẹ bầu. Để giữ tinh thần ổn định, mẹ nên tránh tiếp xúc với các thông tin tiêu cực – đặc biệt là những thông tin có liên quan đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế đọc những bài báo có nội dung về xung đột, mâu thuẫn gia đình.

Thay vào đó, mẹ nên dành thời gian đọc sách, xem phim hoặc gặp gỡ bạn bè để giải tỏa tâm lý. Những hoạt động này giúp mẹ tìm thấy sự cân bằng về mặt tâm lý và đẩy lùi được những cảm xúc tiêu cực.

4. Duy trì lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Từ đó khắc phục được tình trạng suy nghĩ, lo lắng quá nhiều và giúp mẹ giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ.

suy nghĩ nhiều khi mang thai
Lối sống lành mạnh giúp mẹ cải thiện sức khỏe thể chất và vượt qua tình trạng suy nghĩ nhiều khi mang thai

Xây dựng lối sống giúp cải thiện tình trạng suy nghĩ, lo lắng quá nhiều khi mang thai:

  • Cần có chế độ ăn uống phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Điều này sẽ đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng và mẹ bầu không bị tăng cân quá mức. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giảm căng thẳng để xoa dịu tinh thần và những cảm xúc tiêu cực.
  • Mang thai khiến mẹ tốn nhiều năng lượng hơn bình thường. Vì vậy, mẹ cần ngủ sớm và ngủ ít nhất 7 giờ/ ngày. Ngoài giấc ngủ tối, mẹ nên dành 30 phút mỗi buổi trưa để nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc giúp mẹ lấy lại tinh thần sảng khoái và tránh sự lo lắng, quá mức.
  • Khi mang thai, mẹ không nên ôm đồm quá nhiều việc vì điều này sẽ gia tăng mức độ căng thẳng và lo lắng. Tốt nhất chỉ nên làm việc từ 7 – 8 giờ mỗi ngày, đồng thời cân đối công việc sao cho phù hợp. Ở tháng cuối thai kỳ, mẹ nên nghỉ làm hoàn toàn để tiện cho việc chăm sóc và chuẩn bị chu đáo cho quá trình sinh nở.
  • Bắt đầu từ tháng thứ 4 khi thai nhi đã ổn định, mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập tại nhà, yoga, đi bộ, bơi lội,… giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao sức khỏe và giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn giúp mẹ dễ dàng hơn khi sinh nở.
  • Bên cạnh việc cân đối thời gian biểu, mẹ nên thực hiện các biện pháp thư giãn như massage, gội đầu dưỡng sinh, ngồi thiền, tập hít thở sâu, sử dụng tinh dầu thư giãn đầu óc,… Các biện pháp này có thể cân bằng cảm xúc và giúp phụ nữ mang thai ổn định tinh thần.

Mẹ bầu nên duy trì lối sống khoa học cả sau khi sinh nở. Bởi mang thai và sau sinh là thời điểm nhạy cảm mẹ dễ bị rối loạn cảm xúc.

5. Gặp chuyên gia tâm lý

Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu nhận thấy bản thân suy nghĩ quá nhiều nhưng không thể nào kiểm soát. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên tìm gặp chuyên gia tâm lý trong thời gian sớm nhất.

Chuyên gia sẽ giúp mẹ điều chỉnh sự lo lắng, căng thẳng thái quá, đồng thời đánh giá khách quan về mọi khía cạnh và vấn đề trong cuộc sống. Như vậy, mẹ có thể giảm đi những lo lắng không cần thiết và hiểu được điều quan trọng nhất hiện tại là chăm sóc tốt cho bản thân.

Nếu tình trạng suy nghĩ quá nhiều khi mang thai có liên quan đến xung đột gia đình, chuyên gia cũng sẽ tư vấn các giải pháp để cải thiện tình hình. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được trang bị kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc hiệu quả.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Suy nghĩ quá nhiều khi mang thai có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mẹ bầu đã hiểu hơn về ảnh hưởng của tình trạng này. Từ đó chủ động giải tỏa tâm trạng và có biện pháp chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần hợp lý.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *