Thao túng tâm lý nơi công sở: Cần sớm nhận ra để ứng phó
Thao túng tâm lý nơi công sở là hành vi lạm dụng tâm lý, cảm xúc của một cá nhân nào đó để trục lợi cho bản thân. Vấn nạn này gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bị tác động và đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay.
Thao túng tâm lý nơi công sở là gì?
Thao túng tâm lý nơi công sở là hành vi của một cá nhân hoặc một nhóm người sử dụng quyền lực, tầm ảnh hưởng của bản thân để kiểm soát người khác một cách tiêu cực và không công bằng. Hành vi này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như lạm dụng quyền lực, cản trở công việc của người khác, đe doạ, phân biệt đối xử.
Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thao túng tâm lý nơi công sở đã khiến nhiều cá nhân mắc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm và các rối loạn lo âu khác. Điều này đã gây ra thiệt hại kinh tế toàn cầu ức tính lên đến 1.000 tỷ USD.
Khoảng 85% người lao động trên thế giới đã từng bị thao túng tâm lý tại nơi làm việc và có vấn đề về sức khỏe tinh thần là báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thống kê về tình trạng này.
Tại sao xuất hiện hành vi thao túng tại môi trường làm việc?
Hành vi thao túng tâm lý nơi công sở xuất hiện với mục đích kiểm soát và thu lợi ích từ những người yếu thế hơn. Tình trạng này thường xuất hiện trong các mối quan hệ không lành mạnh cụ thể hơn là quan hệ đồng nghiệp. Một số lý do khiến hiện tượng thao túng tâm lý nơi công sở trở nên phổ biến có thể nói đến như:
- Mong muốn kiểm soát: Thao túng tâm lý giúp kẻ lạm dụng kiểm soát cảm xúc, hành vi của nạn nhân thông qua việc đả kích tinh thần khiến người bị lợi dụng phụ thuộc vào kẻ thao túng.
- Đạt được mục tiêu cá nhân: Hành vi thao túng tâm lý giúp kẻ lạm dụng đạt được mục tiêu cá nhân bất chấp mọi rủi ro thông qua việc sử dụng lời nói, hành động để điều khiển, kiểm soát hành động của nạn nhân.
Thao túng tâm lý nơi công sở là một hình thức lạm dụng tinh thần gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, cuộc sống của nạn nhân. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhận biết, xử lý, loại bỏ hành vi này càng sớm càng tốt để đảm bảo hiệu suất làm việc, mức độ hài lòng của nhân viên.
6 dấu hiệu nhận biết hành vi thao túng tâm lý nơi công sở
Hành vi thao túng tâm lý nơi công sở là một vấn đề nghiêm trọng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến một cá nhân hoặc cả một tổ chức. Để đối phó và ngăn chặn hiện tượng này, việc nhận biết các dấu hiệu của hành vi thao túng tâm lý nơi công sở là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điều mà bạn nên chú ý:
- Không tôn trọng sự cố gắng của bạn: Nếu bạn thấy thành quả của mình không được đánh giá cao hoặc không được công nhận bởi một cá nhân nào đó mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức thì đây có thể là một dấu hiệu của hành vi thao túng tâm lý nơi công sở.
- Nói xấu sau lưng: Nếu bạn vô tình nghe được những lời nói xấu, phê phán vô căn cứ từ đồng nghiệp hoặc cấp trên thì đây chính là hành vi thao túng tâm lý nơi công sở. Việc nói xấu, bàn tán của kẻ thao túng nhằm giảm uy tín, sự tự tin và tinh thần của chính bạn với những người xung quanh.
- Bị bắt nạt hoặc đe dọa: Việc bị bắt nạt hoặc đe dọa trong môi trường làm việc có thể biểu hiện qua các hành động như áp đặt yêu cầu không công bằng, đặt ra các mục tiêu không thực tế hoặc quá cao hoặc thậm chí là đe dọa sẽ có hậu quả nếu không tuân thủ theo những yêu cầu đó. Việc này khiến tinh thần bạn bị áp lực, căng thẳng dẫn đến sợ hãi, mệt mỏi và phụ thuộc vào kẻ thao túng.
- Trốn tránh trách nhiệm: Những kẻ thao túng tâm lý thường sử dụng kỹ thuật này để bảo vệ bản thân thoát khỏi sự chỉ trích hay trốn tránh trách nhiệm trong công việc. Người như vậy thường có xu hướng thích đổ lỗi cho người khác, tự cho mình là nạn nhân để chối bỏ mọi lỗi lầm.
- Bóp méo sự thật: Phổ biến nhất trong các hành vi thao túng tâm lý nơi công sở đó là cố tình bóp méo sự thật và nói ngược lại với những gì đã xảy ra. Kẻ thao túng thường cố gắng phủ nhận sự thật, đẩy người bị lợi dụng vào tình huống tự trách bản thân. Điều này có thể làm cho thái độ tích cực của bạn trở nên tiêu cực trong mắt những người xung quanh.
- Quan tâm giả tạo: Một số người thường tận dụng sự quan tâm giả tạo để biện minh cho việc thao túng tâm lý người khác. Họ thường hay sử dụng câu “Tôi làm điều này vì tôi quan tâm đến bạn” nhằm tránh bị chỉ trích khi chính bạn nhận thấy điều không bình thường. Đây chính là một cách để kẻ thao túng che đậy ý định thực sự và tạo ra một vỏ bọc tự bảo vệ cho hành vi của mình.
Tác hại của thao túng tâm lý nơi công sở
Thao túng tâm lý tại nơi làm việc không chỉ gây ra hậu quả tiêu cực cho cá nhân bị lạm dụng mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp.
- Suy giảm năng suất làm việc: Người bị thao túng tâm lý thường phải đối mặt với việc mất tập trung, thiếu quyết đoán và luôn cảm thấy mệt mỏi trong lúc làm việc. Họ có thể tốn nhiều năng lượng, thời gian để đối phó với các cảm xúc tiêu cực điều này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc.
- Sức khỏe tinh thần: Thao túng tâm lý nơi công sở có thể gây ra stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,… Những tác động này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn gây hại cho sức khỏe tinh thần của người bị lợi dụng.
- Muốn nghỉ việc: Những người bị thao túng tâm lý nơi công sở thường cảm thấy bất lực và mất định hướng trong công việc, mất niềm tin vào bản thân. Những điều trên đã thôi thúc họ đưa ra quyết định nghỉ việc để tìm kiếm môi trường làm việc tích cực hơn.
- Môi trường làm việc tiêu cực: Thao túng tâm lý nơi công sở tạo ra một môi trường làm việc đầy áp lực, căng thẳng và độc hại. Các cảm xúc tiêu cực của người bị lợi dụng có thể lây truyền chéo qua đồng nghiệp gây ra bất ổn trong môi trường công sở.
4 Cách ứng phó với thao túng tâm lý tại nơi làm việc
Để tránh việc trở thành nạn nhân của thao túng tâm lý nơi công sở bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
Phớt lờ hành động của những người thao túng
Mục đích của kẻ thao túng tâm lý chính là hạ bệ, cô lập và khiến bạn nghi ngờ giá trị, năng lực của bản thân. Thay vì dành nhiều thời gian, năng lượng để tìm hiểu lý do vì sao họ ghét bạn thì hãy tập trung vào việc chăm sóc bản thân, công việc hoặc tìm tòi những nguồn tích cực mới. Việc ngừng quan tâm kẻ thao túng sẽ giúp bạn thoải mái hơn, giảm căng thẳng, stress, lấy lại sự tin vốn có.
Tin tưởng bản thân
Tin tưởng vào bản thân là chìa khóa quan trọng để vượt qua thao túng tâm lý nơi công sở. Việc tin vào khả năng, giá trị của chính mình sẽ giúp bạn tự tin hơn trong mọi quyết định và hành động.
Để tăng cường niềm tin vào bản thân bạn cần học cách ghi nhận những thành tựu nhỏ trong cuộc sống, đặt mục tiêu rõ ràng để phấn đấu. Hãy nhớ rằng bạn là người duy nhất biết được tiềm năng và giới hạn của bản thân, việc tin tưởng vào chính mình là bước đầu tiên để đạt được mọi ước mơ, mục tiêu trong cuộc sống.
Phục hồi sức khỏe tinh thần
Trong quá trình làm việc bạn có thể thư giãn tâm trí thông qua một số hoạt động như đọc sách, vươn vai, nghe nhạc hoặc viết nhật ký để tránh những tác động tiêu cực từ hành vi thao túng tâm lý nơi công sở. Ngoài ra, việc dành thời gian cho những người thân yêu hoặc kết nối với thiên nhiên cũng rất quan trọng để giảm căng thẳng, giải phóng cảm xúc và tạo ra sự cân bằng trong tâm hồn bạn.
Tìm môi trường mới
Sự hiện diện của thao túng tâm lý nơi công sở là một dấu hiệu cho thấy bạn đang làm việc trong môi trường độc hại. Nếu bạn cảm thấy môi trường làm việc hiện tại không còn phù hợp nữa thì hãy mạnh mẽ cách rời đi. Đừng ngần ngại để đặt mục tiêu, tìm kiếm một môi trường làm việc mới lành mạnh hơn, nơi bạn có thể thăng tiến và gắn bó lâu dài.
Thao túng tâm lý nơi công sở để lại vết sẹo lớn trong tâm hồn của những người bị lạm dụng. Để vượt qua nó bạn cần phải nhớ rằng sức khỏe tinh thần không thể đặt lên bàn cân so sánh với bất kỳ công việc nào. Hãy luôn đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
Bạn có thể quan tâm:
- Hội chứng sợ tắm rửa (Ablutophobia): Dấu hiệu và Cách khắc phục
- Cách Xử Lý Nhanh Khi Gặp Người Lên Cơn Động Kinh
- Huntington: Bệnh múa giật nguy hiểm cần can thiệp đúng cách
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!