Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ và cơ thể như thế nào?
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trầm cảm không chỉ có tác động đối với tinh thần mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và cơ thể. Chính vì thế nếu chứng rối loạn tâm thần này không sớm được phát hiện và can thiệp đúng cách sẽ có nguy cơ làm gia tăng khả năng phát triển những bệnh lý nguy hiểm khác.
Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Trầm cảm là một chứng bệnh tâm thần phổ biến hiện đang gây ảnh hưởng đến hầu hết các đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ cho đến người già cao tuổi. Bệnh lý này không phân biệt giới tính, độ tuổi, giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp xã hội. Hiện nay, theo thống kê từ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết, trầm cảm đang tác động đến hơn 16 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.
Các chuyên gia nhận thấy rằng, mỗi chúng ta đều có nguy cơ trải qua ít nhất một đợt trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau trong cuộc đời. Chứng bệnh này không chỉ khiến cho bệnh nhân cảm thấy chán nản, tuyệt vọng và mệt mỏi mà còn có thể tác động trực tiếp đến chức năng của bộ não.
Tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu kéo dài có thể phát triển chứng mất trí nhớ ở nhiều người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này đó chính là do não của những người bệnh trầm cảm sẽ dần bị lão hóa nhanh hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, chứng trầm cảm còn có thể làm gia tăng nguy cơ khởi phát hàng loạt các vấn đề liên quan đến não bộ nếu không được kiểm soát kịp thời. Cụ thể các ảnh hưởng của trầm cảm đối với bộ não như sau:
1. Thay đổi kích thước não
Đã có không ít các nghiên cứu, cuộc tranh luận nói về việc xác định cụ thể về khu vực bị ảnh hưởng của não bộ, mức độ ảnh hưởng ra sao đối với một người mắc bệnh trầm cảm. Cũng chính nhờ sự quan tâm của giới chuyên môn mà hiện nay cũng có rất nhiều các thông tin và bằng chứng nhận thấy một phần của bộ não con người có biểu hiện co lại khi họ rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài.
Để giải thích rõ hơn về tình trạng này, các nhà khoa học cho biết khu vực này bị mất đi một khối lượng chất xám (GMV), là mô có nhiều tế bào não. Những người bị trầm cảm dường như bị mất đi một lượng chất xám đáng kể, mức độ nghiêm trọng của bệnh càng cao thì khả năng bị hao hụt chất xám càng nhiều.
Theo đó, kết quả của các cuộc nghiên cứu đã chia sẻ về những vùng có thể bị giảm khối lượng chất xám khi bị trầm cảm như:
- Vỏ não trước trán: Đây là khu vực đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc suy nghĩ và lập ra kế hoạch. Bên cạnh đó, cũng có một số thông tin cho biết rằng, nhưng vùng như Nhân đuôi, Thùy đảo hay Đồi thị cũng sẽ bị thu nhỏ đối với người bệnh trầm cảm.
- Vùng dưới đồi (Hippocampus): Phần não này có vai trò quan trọng đối với việc ghi nhớ và học tập. Đồng thời, vùng dưới đồi có kết nối chặt chẽ với các phần não khác, nơi giúp kiểm soát cảm xúc và phản ứng lại với những hormone gây stress, căng thẳng.
Một số kết quả khác nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của trầm cảm đối với hạch nhân đuôi – trung tâm sợ hãi của con người. Họ nhận thấy rằng, sự căng thẳng, trầm cảm có thể làm gia tăng quá trình làm mất đi khối lượng chất xám ở não bộ. Đối với các trường hợp trầm cảm nặng thì khối lượng chất xám bị mất càng cao.
Khi những khu vực này không thể hoạt động đúng cách thì nhiều khả năng bạn sẽ đối diện với các vấn đề như khó suy nghĩ rõ ràng, tường tận, gặp vấn đề về bộ nhớ, không có động lực, cảm thấy vô vọng, tội lỗi, có cảm giác lo lắng, bất an, thèm ăn, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong việc di chuyển, giao tiếp, có những phản ứng, cảm xúc thái quá.
2. Viêm não
Trong thực tế, rất khó để có thể xác định một cách cụ thể về việc viêm não có trước hay trầm cảm có trước. Tuy nhiên, qua các xét nghiệm từ người bệnh trầm cảm nhận thấy hàm lượng protein chuyển vị của họ luôn cao hơn so với bình thường, đặc biệt là các trường hợp trầm cảm nặng. Đây cũng chính là các chất hóa học có liên quan đến tình trạng viêm não.
Trong hầu hết các nghiên cứu nhận thấy rằng, những loại protein này còn có hàm lượng cao hơn đáng kể đối với các trường hợp trầm cảm nặng không được điều trị trong thời gian dài, cụ thể là 10 năm hoặc lâu hơn. Nếu tình trạng viêm não không sớm được kiểm soát sẽ có nguy cơ gây ra rất nhiều các hệ lụy nguy hiểm như:
- Gia tăng tốc độ lão hóa của não bộ
- Gây ra các vấn đề có liên quan đến tư duy
- Ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào não.
- Gây tổn thương hoặc thậm chí là giết chết các tế bào não.
3. Khả năng ghi nhớ bị suy giảm
Trong một nghiên cứu được thực hiện và công bố trên tạp chí Psychological Medicine với sự tham gia của 71.000 người, trong dó có một số người mắc phải bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát và xem xét về những sự biến đổi của họ trong quá trình xử lý thông tin, lựa chọn, đưa ra quyết định và khả năng ghi nhớ. Kết quả nhận thấy rằng những trường hợp bị trầm cảm có xuất hiện các biểu hiện của việc suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức kém khi ở độ tuổi trưởng thành.
Nếu cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng, buồn bã, chán nản kéo dài, các suy nghĩ tiêu cực sẽ dần xâm chiếm lấy một phần của não bộ. Điều này sẽ làm cho máu trong não lưu thông kém, gây ra tình trạng mệt mỏi, dễ cáu gắt. Bên cạnh đó, những loại hormone mà não sản xuất nhằm để đối phó với stress không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng mà còn có thể thay đổi cả cấu trúc của não bộ.
Một loại hormone có tên là cortisol có khả năng làm teo não và hạn chế quá trình sản sinh các noron thần kinh mới. Cũng chính vì thế mà trầm cảm có thể ảnh hưởng trực tiếp đối với khả năng ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và học tập của con người.
Sự tác động của trầm cảm đến cơ thể
Bên cạnh việc gây tác động đến tinh thần và não bộ thì căn bệnh trầm cảm cũng có khả năng ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh. Nó có thể làm gia tăng biến chứng của các bệnh lý cơ thể, chẳng hạn như tim mạch, loãng xương, béo phì.
Cụ thể một số tác động mà trầm cảm gây ra cho cơ thể như:
1. Trầm cảm và sức khỏe
Trầm cảm được đặc trưng bởi trạng thái buồn chán, ủ rũ, bi quan, tuyệt vọng và không còn hứng thú với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh cuộc sống. Tình trạng này có thể xuất hiện liên tục trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng, vài năm. Cũng chính bởi những cảm xúc tiêu cực này sẽ làm cho cuộc sống của người bệnh dần bị đảo lộn và xáo trộn nghiêm trọng.
Tùy vào mức độ của trầm cảm mà bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc thèm ăn một cách mất kiểm soát. Việc ăn uống không điều độ và lành mạnh sẽ khiến cho thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa dưỡng chất, làm cơ thể dần bị suy nhược.
Đồng thời, có hơn 80% các trường hợp bệnh trầm cảm có kèm chứng rối loạn giấc ngủ, phổ biến nhất là mất ngủ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó ngủ, trằn trọc không ngủ được, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc có thể buồn ngủ liên tục, ngủ quá nhiều. Khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến cho tinh thần càng trở nên suy nhược, mệt mỏi, cơ thể lờ đờ, thiếu sức sống.
Nếu tình trạng này cứ liên tục kéo dài dai dẳng sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm trầm trọng. Người bệnh sẽ dần mất đi khả năng tự bảo vệ và chống lại các tác động tiêu cực bên ngoài, khả năng truyền nhiễm các bệnh lý cũng gia tăng, bệnh tình trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
2. Trầm cảm và béo phì
Như đã chia sẻ ở trên, người mắc bệnh trầm cảm sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái chán chường, buồn rầu, tuyệt vọng, kèm theo đó là triệu chứng rối loạn ăn uống. Một số trường hợp sẽ cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa. Tuy nhiên, cũng có không ít người bệnh vì muốn cải thiện cảm xúc của bản thân nên có xu hướng ăn uống nhiều ăn, ăn không kiểm soát.
Ngoài ra, do sự mệt mỏi và chán nản của bản thân nên đa phần người bệnh trầm cảm sẽ không muốn tự chuẩn bị cho mình một bữa ăn lành mạnh với đầy đủ dinh dưỡng. Thay vào đó họ sẽ có xu hướng sử dụng nhiều những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh hoặc bất kì loại đồ uống có gas, bánh ngọt có sẵn trong nhà hoặc các cửa hàng tiện lợi.
Mặc dù chúng có thể hỗ trợ gia tăng hàm lượng hormone serotonin – một loại hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa căng thẳng. Tuy nhiên, những loại thức ăn này lại chứa nhiều chất bảo quản, có những thành phần chất béo, nhiều đường. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ có nguy cơ khiến bạn gia tăng cân nặng một cách nhanh chóng. Đồng thời, người bệnh trầm cảm lại lười vận động, không thích tập thể dục này khả năng cao sẽ bị béo phì, thừa cân.
3. Trầm cảm và bệnh tiểu đường
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ khiến cho người bệnh gặp không ít các khó khăn trong việc kiểm soát bổ sung các loại thực phẩm, thức ăn chứa nhiều calo. Đặc biệt, những loại bánh, kẹo ngọt lại có khả năng kích thích tâm trạng này dễ gây nghiện cho bệnh nhân.
Theo đó, trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với sự căng thẳng và tình trạng viêm. Đây được xem là một trong các rào cản lớn đối với quá trình chuyển đổi glucose thành năng lượng, từ đó cũng là gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, đặc biệt là tình trạng tiểu đường loại 2.
Phó giáo sư y học và dịch tễ học tại Johns Hopkins – Sherita Golden từng chia sẻ: “Bị trầm cảm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 của một người và điều trị bệnh tiểu đường loại 2 làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm của một người”.
Đối với các trường hợp đã bị tiểu đường sau đó mắc thêm chứng trầm cảm thì nhiều khả năng sẽ bị gia tăng lượng đường huyết khiến cho quá trình kiểm soát lượng đường trong máu gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, trầm cảm cũng cản trở việc duy trì phác đồ điều trị, khiến cho căn bệnh tiểu đường có khả năng chuyển biến nghiêm trọng hơn.
4. Trầm cảm và chứng đau nửa đầu
Trầm cảm và chứng đau nửa đầu có sự liên quan với nhau, những người mắc bệnh trầm cảm đều có nhiều khả năng bị đau nửa đầu so với người có sức khỏe bình thường. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích cụ thể về tình trạng này. Tuy nhiên, họ nhận thấy một trong các nguyên nhân chủ yếu đó chính là tình trạng rối loạn giấc ngủ mà trầm cảm gây ra, khiến nhiều người bệnh xuất hiện các cơn đau nửa đầu.
Đồng thời, nếu bạn đã tồn tại chứng đau nửa đầu thì trầm cảm cũng chính là yếu tố làm cho chúng trở nên tồi tệ hơn. Bộ não sẽ sử dụng nhiều các loại chất hóa học, trong đó có serotonin và norepinephrine với mục đích điều chỉnh cơn đau. Tuy nhiên, khi rơi vào trạng thái trầm cảm thì mức độ của các chất này có khả năng bị thay đổi, chúng khiến cho khả năng chịu đau của bạn bị giảm đi đáng kể và bạn sẽ cảm thấy những cơn đau dữ dội hơn so với thông thường.
Tình trạng đau nửa đầu nếu cứ liên tục kéo dài sẽ làm cản trở đến những hoạt động đời sống hàng ngày của người bệnh. Đồng thời nó khiến cho bệnh nhân luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, cáu gắt, dễ gây ra xung đột trong các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình.
5. Trầm cảm và bệnh viêm khớp dạng thấp
Trong kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn so với thông thường. Đồng thời, căn bệnh trầm cảm cũng khiến cho tình trạng viêm và khả năng bùng phát bệnh trở nên nguy hiểm và nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, trầm cảm còn khiến cho cảm xúc của người bệnh dần trở nên tồi tệ hơn khi phải đối diện với những cơn đau dữ dội. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng khiến cho các hoạt động đời sống của người bệnh bị hạn chế, gia tăng các suy nghĩ tiêu cực. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp người bệnh trầm cảm mắc chứng viêm khớp dạng thấp mất niềm tin trong quá trình điều trị và dần từ bỏ các thói quen lành mạnh.
6. Trầm cảm và hệ tiêu hóa
Cảm xúc và hệ tiêu hóa có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu bạn liên tục cảm thấy buồn chán, lo lắng, bất an, rầu rĩ thì hoạt động của hệ tiêu hóa cũng sẽ không được đảm bảo. Chính vì thế mà hầu hết những người mắc chứng trầm cảm thường hay gặp phải các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn.
Những cảm xúc tiêu cực của trầm cảm kèm theo chứng rối loạn ăn uống, không đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ khiến sức khỏe dần bị suy giảm nhanh chóng. Vì thế, nhiều người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ gặp phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
7. Trầm cảm và hệ thần kinh trung ương
Những trường hợp bị trầm cảm kéo dài dai dẳng có nhiều khả năng khởi phát chứng rối loạn chức năng điều hành, suy giảm sự chú ý và gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát suy nghĩ của bản thân, khó điều hòa cảm xúc, tâm trạng. Khi bị trầm cảm hoặc căng thẳng quá mức thì hàm lượng hormone cortisol sẽ được giải phóng. Sau một thời gian thì nó có thể gây hại đến sức khỏe của não bộ và trực tiếp ảnh hưởng đến não, làm người bệnh bị giảm trí nhớ.
Thông thường thì các tình trạng bị trầm cảm ở người cao tuổi sẽ khó phát hiện bởi. Cũng bởi sự suy giảm trí nhớ ở người già còn có thể do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên yếu tố trầm cảm rất dễ bị bỏ qua.
Bên cạnh đó, một vài người bệnh trầm cảm do không thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, bi quan của bản thân nên có nhiều xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích để cải thiện tâm trạng tốt hơn. Tuy nhiên, hầu hết các chất này chỉ có tác dụng cải thiện tạm thời, sau đó chúng sẽ gây nên rất nhiều các tác hại nguy hiểm cho hệ thần kinh, khiến cho hoạt động và chức năng của cơ quan này bị suy yếu nặng nề.
8. Trầm cảm và bệnh tim mạch
Những người mắc bệnh trầm cảm có khả năng cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia giải thích rằng vì người bệnh thường xuyên lo lắng, buồn rầu, chán nản nên cơ thể dễ rơi vào trạng thái khẩn cấp, nhịp tim gia tăng, các mạch máu liên tục thắt chặt. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đánh trống ngực, đau tức ngực và nhiều khả năng bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh của người bệnh trầm cảm cũng có thể là lý do làm khởi phát các bệnh tim mạch. Người bệnh thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, ăn uống không điều độ, thức khuya khiến cho hoạt động của tim bị ảnh hưởng. Đồng thời, đối với những người bị bệnh tim trước đó thì trầm cảm có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh mạch vành, nhiều khả năng tử vong do đột quỵ.
9. Trầm cảm và loãng xương
Theo các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cơ và xương, nó góp phần vào việc làm giảm đi khối lượng xương do sự suy giảm của canxi và những khoáng chất khác có trong xương khi cơ thể lão hóa. Những cơn đau nhức dữ dội nhưng không thể xác định được cụ thể nguyên nhân sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu khi vận động.
Ngoài ra, tình trạng chán ăn do trầm cảm còn khiến cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi và vitamin D khiến xương không được bảo vệ một cách tốt nhất.
10. Trầm cảm và tình dục
Tình dục cũng là một trong các yếu tố bị ảnh hưởng bởi trầm cảm. Bộ não là cơ quan kiểm soát ham muốn tình dục dựa vào quá trình giải phóng các chất kích thích tố và xung thần kinh. Do đó, khi mắc phải chứng bệnh trầm cảm, các chất trong não bộ sẽ dần bị mất sự cân bằng và làm cho người bệnh giảm đi sự ham muốn, hứng thú trong chuyện “yêu”.
Bên cạnh đó, quá trình điều trị trầm cảm bằng một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh bị rối loạn chức năng tình dục. Không ít các trường hợp bị ức chế khoái cảm tình dục, rối loạn cương dương.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu thêm sự ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe não bộ và cơ thể. Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và áp dụng đúng các phương pháp can thiệp.
Tham khảo thêm:
- [Giải Đáp] Bệnh Trầm Cảm Di Truyền Không?
- Chứng rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?
- Thuốc Chống Trầm Cảm 3 Vòng Là Gì? Uống Thế Nào Cho Đúng?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!