Trầm Cảm Nơi Công Sở: Thực Trạng Đáng Báo Động Và Phòng Tránh

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm nơi công sở tăng lên đến mức đáng báo động. Trước thực trạng này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi cá nhân và tổ chức/ công ty phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trầm cảm nơi công sở
Trầm cảm nơi công sở đang trở thành vấn đề lớn của xã hội với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng

Trầm cảm nơi công sở – Thực trạng đáng báo động

Trầm cảm là một trong những chứng bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Trước đây, trầm cảm chủ yếu xảy ra do sang chấn tâm lý hoặc tổn thương thực thể nghiêm trọng. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, stress trường diễn cũng được xác định là yếu tố gia tăng nguy cơ gây bệnh. Chính vì thế, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và trong tất cả các hoàn cảnh.

Trầm cảm nơi công sở đang trở thành vấn đề lớn của xã hội. Trong môi trường công sở, bản thân mỗi người phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, lương thưởng đến bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Nhiều người nhầm tưởng chỉ có nhân viên mới gặp phải tình trạng này nhưng trên thực tế, những người lãnh đạo cũng có khả năng phải đối mặt với chứng trầm cảm.

Vào tháng 5/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp chứng trầm cảm nơi công sở vào danh sách các vấn đề y tế cần can thiệp. Tương tự như bệnh trầm cảm thông thường, chứng bệnh này được định nghĩa là một dạng rối loạn tâm lý mãn tính gây ra tâm trạng buồn bã, chán nản, bi quan, mệt mỏi, cơ thể kiệt sức, giảm hiệu quả chuyên môn và có suy nghĩ tiêu cực, hoài nghi về công việc.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Hiện tại, chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ người gặp phải chứng trầm cảm nơi công sở. Tuy nhiên, theo ước tính con số này đang tăng lên và sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có biện pháp khắc phục. Đa phần những trường hợp trầm cảm nơi công sở đều là trầm cảm nhẹ. Vì vậy, cần can thiệp sớm để cải thiện sức khỏe và ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng tiêu cực.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm nơi công sở

Trầm cảm khởi phát triệu chứng từ từ và dần sâu sắc hơn theo thời gian. Đa phần những người bị trầm cảm nơi công sở đều bị stress trong một thời gian dài. Trạng thái căng thẳng dai dẳng chính là yếu tố thúc đẩy phát triển chứng trầm cảm.

Trầm cảm ở môi trường công sở có biểu hiện khá đa dạng, phụ thuộc vào mức độ bệnh và đặc điểm tính cách của từng người. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn phái mạnh và gặp nhiều ở người có tính cách nhút nhát, hay lo lắng, thiếu kỹ năng quản lý,… Ngoài ra, người quá cầu toàn cũng có khả năng bị stress và trầm cảm cao do tự đặt ra nhiều áp lực cho bản thân.

Trầm cảm nơi công sở
Trầm cảm nơi công sở khiến người bệnh mất đi hứng thú trong công việc, buồn bã, bi quan và giảm khả năng tập trung

Các dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm nơi công sở:

  • Tâm trạng buồn bã, chán nản và bi quan
  • Mất đi hứng thú trong công việc và chỉ hoàn thành nhiệm vụ vì trách nhiệm
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đến công ty và phải mất nhiều thời gian để có thể bắt đầu vào công việc
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, khuôn mặt thể hiện rõ sự ủ rũ và buồn chán
  • Giảm khả năng tập trung nên hiệu suất công việc giảm và thường xuyên gặp phải sai sót
  • Không cảm nhận được bất cứ niềm vui nào trong công việc, ít giao tiếp với những người đồng nghiệp.
  • Một số người có cảm giác tội lỗi vì cho rằng bản thân đã làm việc không tốt dẫn đến những thiệt hại và hậu quả cho công ty.
  • Nhạy cảm với những lời phê bình, trách móc và đôi khi khóc lóc không rõ nguyên do.
  • Thiếu kiên nhẫn trong công việc, một số người có thể trở nên kích động và cáu kỉnh khi công việc diễn ra không thuận lợi.
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, lạm dụng caffeine,…
  • Trầm cảm nơi công sở cũng gây ra những vấn đề thể chất tương tự như bệnh trầm cảm thông thường. Trong đó thường gặp nhất là tình trạng đau đầu, mất ngủ, đau dạ dày, đau mỏi vai gáy,…
  • Chán ăn hoặc ăn uống quá mức
  • Bị quấy rối bởi các đồng nghiệp trong công ty

Các triệu chứng của trầm cảm có thể bị nhầm lẫn với stress. Tuy nhiên, căng thẳng thần kinh gây ra những triệu chứng nhẹ hơn. Trong khi đó, trầm cảm khiến bệnh nhân buồn bã sâu sắc, mất hoàn toàn hứng thú, cơ thể mệt mỏi và giảm năng lượng rõ rệt.

Nguyên nhân gây trầm cảm nơi công sở

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm vẫn chưa được biết rõ. Các chuyên gia cho rằng, bệnh có liên quan đến gen di truyền, sang chấn thực thể – tâm lý, lối sống và căng thẳng tích tụ. Trầm cảm ở nơi công sở được xác định có liên quan đến những yếu tố sau:

Trầm cảm nơi công sở
Khối lượng công việc quá lớn là nguyên nhân chủ yếu gây trầm cảm, stress và rối loạn lo âu ở môi trường công sở
  • Khối lượng công việc quá nhiều là nguyên nhân phổ biến nhất gây trầm cảm nơi công sở.
  • Môi trường làm việc độc hại, thiếu thiện chí, gò bó,…
  • Đang làm những công việc mà bản thân không yêu thích
  • Công việc không thuận lợi, thường xuyên mắc phải sai sót dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng.
  • Môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao vô tình tạo ra áp lực và gia tăng nguy cơ stress, trầm cảm.
  • Bất hòa, xung đột với đồng nghiệp.
  • Công việc cho thu nhập không ổn định, công ty không có chế độ và quyền lợi thích đáng cho nhân viên.
  • Tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với những điều tiêu cực (nhân viên tài chính, nhân viên chăm sóc khách hàng,…)

Những yếu tố trên góp phần gia tăng nguy cơ trầm cảm nơi công sở. Tuy nhiên, không phải ai đối mặt với những yếu tố nguy cơ cũng có khả năng phát triển chứng bệnh này. Trên thực tế, trầm cảm chỉ xảy ra ở những người có sẵn các yếu tố gây bệnh như:

  • Gen di truyền (tiền sử gia đình bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu,…)
  • Sống cùng với những người bị trầm cảm hoặc những người có suy nghĩ, lối sống tiêu cực
  • Tính cách yếu đuối, thiếu kỹ năng quản lý tài chính, thời gian và năng lực chuyên môn kém
  • Quá cầu toàn trong cuộc sống cũng như công việc
  • Sức khỏe thể chất không ổn định (rối loạn nội tiết, suy nhược thần kinh, mắc các chứng bệnh mãn tính,…)
  • Sử dụng rượu bia, thuốc lá và có lối sống không lành mạnh
  • Cuộc sống có quá nhiều áp lực như mâu thuẫn với gia đình, bị lừa dối trong tình yêu, tài chính không ổn định,…

Trầm cảm nơi công sở đang trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng các chuyên gia cho biết, áp lực công việc và tài chính là những yếu tố quan trọng nhất gây ra chứng bệnh này. Đặc biệt, trầm cảm ở môi trường công sở thường xảy ra ở những người mới ra đường, thay đổi lĩnh vực hoặc phụ nữ đi làm lại sau một thời gian dài nghỉ thai sản.

Hệ lụy của trầm cảm nơi công sở

Trầm cảm nơi công sở đang trở thành vấn đề lớn của cá nhân và cả các tổ chức, công ty. Trầm cảm làm giảm hiệu suất lao động và khiến bệnh nhân mất đi sự hứng thú trong công việc. Với những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, bệnh nhân gần như không thể có các ý tưởng đột phá và gặp rất nhiều khó khăn để đưa ra các quyết định.

Nếu không can thiệp điều trị, bệnh nhân có thể phải nghỉ việc và đối mặt với nguy cơ thất nghiệp do không thể hoàn thành công việc một cách chỉn chu. Nhiều người tìm đến rượu bia và chất kích thích để quên đi áp lực và sự dằn vặt. Tuy nhiên, các thói quen thiếu lành mạnh này lại vô tình làm nghiêm trọng chứng trầm cảm và khiến cho hiệu suất lao động giảm dần theo thời gian.

Người bị trầm cảm không chỉ có tâm trạng buồn bã, chán nản và bi quan mà còn giảm khả năng suy nghĩ, mất đi sự linh hoạt, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, phán đoán và quản lý giảm đi đáng kể. Những tác động này khiến người bệnh khó lòng duy trì được công việc như trước.

Hơn nữa, trầm cảm ở nơi công sở cũng ảnh hưởng đến những người xung quanh. Năng lượng tiêu cực, sự ủ rũ và chán chường của bệnh nhân sẽ khiến cho những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung và giảm hiệu suất lao động. Vì những lý do này, các công ty/ tổ chức cần quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên để mọi người có cơ hội làm việc trong môi trường lành mạnh và cống hiến hết mình.

Cách vượt qua và phòng tránh trầm cảm nơi công sở

Trầm cảm nơi công sở thường có mức độ nhẹ hơn so với trầm cảm sau sang chấn. Tuy nhiên nếu không vượt qua, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và đôi khi để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Bên cạnh những kỹ năng phục vụ cho công việc, bản thân mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để vượt qua và phòng tránh chứng trầm cảm nơi công sở.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ cải thiện và phòng tránh trầm cảm ở môi trường công sở:

1. Tạo không gian làm việc thoải mái

Không gian làm việc là môi trường mà bạn tiếp xúc mỗi ngày. Vì vậy, hãy tạo cảm hứng và năng lượng tích cực bằng cách trang trí bàn làm việc. Bạn có thể đặt ảnh của bản thân, người thân trong gia đình hoặc những hình ảnh khơi gợi động lực. Ngoài ra, nên bố trí thêm cây xanh ở bàn làm việc để tạo không gian mát mẻ và thoải mái.

Trầm cảm nơi công sở
Tạo không gian làm việc thoải mái là một trong những cách vượt qua trầm cảm nơi công sở

Cây xanh không chỉ lọc không khí mà còn giúp giảm tác hại của ánh sáng xanh. Bố trí cây xanh trong văn phòng phần nào giúp giải tỏa stress (căng thẳng) và tạo được cảm hứng khi làm việc. Thay vì bắt đầu một ngày mới uể oải, bạn có thể nhâm nhi một tách cà phê và tưới nước cho cây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây xanh thực sự có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng cảm hứng, sự sáng tạo.

2. Học cách từ chối với những lời đề nghị

Trong môi trường công sở, mỗi người sẽ có một nhiệm vụ nhất định, đồng thời phải có trách nhiệm hỗ trợ những người xung quanh để tạo ra hiệu suất công việc tốt nhất. Thế nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm giúp đỡ tất cả mọi người. Vì vậy, hãy học cách từ chối với những lời đề nghị khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc những nhiệm vụ nằm ngoài khả năng của bạn.

Thực tế, việc giúp đỡ mọi người cũng là cách để chúng ta trau dồi kỹ năng và chuyên môn. Nhưng phải đảm bảo bạn thực sự cảm thấy thoải mái và không ôm đồm mọi thứ. Bởi việc giải quyết một lượng công việc quá nhiều sẽ rút cạn năng lượng khiến cơ thể suy kiệt, mệt mỏi và hậu quả lâu dài là stress, trầm cảm, rối loạn lo âu.

3. Lên kế hoạch làm việc khoa học

Rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc do làm việc theo cảm hứng và thiếu sự tính toán. Để giải quyết công việc hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ một cách chỉn chu, bạn nên học cách lên kế hoạch khoa học. Kế hoạch cần phải được sắp xếp hợp lý và phù hợp với thời gian trong ngày.

Thực tế, đồng hồ sinh học của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Nhiều người tập trung tốt vào buổi sáng nhưng cũng có những người chỉ cảm thấy tỉnh táo vào buổi chiều và ban đêm. Tùy vào đồng hồ sinh học, bạn nên sắp xếp công việc sao cho phù hợp nhất để hoàn thiện chúng một cách nhanh chóng và chính xác.

Trầm cảm nơi công sở
Lên kế hoạch làm việc khoa học giúp bạn phòng tránh tình trạng sai sót và hoàn thành công việc tốt hơn

Trong mỗi nhiệm vụ, nên note lại những lưu ý và lời dặn dò của cấp trên để tránh sai sót. Nếu công việc quá nhiều, bạn nên đánh dấu khi hoàn thành để đảm bảo không bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nào được giao. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn, ít sai sót trong công việc, đồng thời thể hiện được sự chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp.

Đối với những tài liệu quan trọng, bạn nên sao chép và lưu trữ trong máy, USB,… để tránh bị mất cấp. Sự kỹ lưỡng trong công việc sẽ giúp bạn hạn chế được những tình huống không mong muốn và có thể tránh được những trò chơi xấu của đồng nghiệp.

4. Hòa giải mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ

Trầm cảm nơi công sở đôi khi xuất phát từ xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên. Nếu xác định sẽ làm việc lâu dài, bạn nên hòa giải mâu thuẫn để có thể làm việc một cách thoải mái.

Sau khi giải quyết mâu thuẫn, nên học cách kiềm chế cảm xúc và thận trọng trong lời nói để tránh mâu thuẫn xảy ra. Việc giữ cho môi trường làm việc không khí thoải mái sẽ giúp giảm phần nào áp lực và hạn chế nguy cơ bị stress, trầm cảm.

5. Nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian làm việc

Trong suốt 8 tiếng làm việc, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng và phục hồi lại năng lượng. Thói quen làm việc liên tục sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và dễ mắc phải sai sót. Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi vào buổi trưa để cơ thể phục hồi lại năng lượng.

Sau khi ăn uống, nên chợp mắt khoảng 15 – 20 phút để thư giãn não bộ. Vào buổi chiều, bạn có thể dùng một tách ca cao nóng, cà phê hoặc trà để tăng sự tỉnh táo.

Trầm cảm nơi công sở
Nên thư giãn, nghỉ ngơi giữa giờ để giảm căng thẳng và khơi gợi sự hứng thú khi làm việc

Nếu thường xuyên mệt mỏi, bạn nên chuẩn bị thêm một số món ăn nhẹ như các loại hạt sấy khô và trái cây tươi để nhâm nhi giữa giờ. Tuy nhiên, cần đảm bảo không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh và nên chú ý giới hạn thời gian nghỉ ngơi giữa giờ để không gây ảnh hưởng đến công việc.

6. Trao đổi với cấp trên tình trạng sức khỏe của bản thân

Trầm cảm nơi công sở ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khiến bạn gặp khó khăn khi hoàn thành công việc. Do đó, nếu cảm thấy không ổn, nên trao đổi với cấp trên về tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn có thể đề nghị giảm khối lượng công việc hoặc xin nghỉ một thời gian để tập trung vào việc cải thiện sức khỏe tinh thần.

Trầm cảm khiến cho tư duy bị ức chế, mất khả năng phán đoán, khó đưa ra quyết định và giảm các kỹ năng cần thiết. Nếu không trao đổi trước với cấp trên, bạn có thể gây ra những sai sót trong công việc và đôi khi để lại những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, việc chủ động trao đổi về tình trạng sức khỏe của bản thân là điều nên làm nếu bạn đang phải đối mặt với trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.

7. Thay đổi công việc

Trong nhiều trường hợp, trầm cảm xảy ra do môi trường cạnh tranh khốc liệt, có quá nhiều áp lực hoặc do bạn đang làm công việc mà mình không yêu thích. Trong trường hợp này, bạn nên xem xét thay đổi công việc nếu cảm thấy “quá tải”.

Thực tế, nhiều người phải lựa chọn một số công việc vì lý do tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn thu nhập mà công việc này mang lại, thứ bạn nhận được chỉ là căng thẳng, mệt mỏi và trống rỗng. Vì vậy, nếu cần thiết bạn nên xem xét thay đổi công việc để ổn định lại tinh thần. Hơn bất cứ điều gì, sức khỏe là điều quan trọng nhất đối với mỗi người.

8. Duy trì lối sống lành mạnh

Lối sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chứng trầm cảm. Để vượt qua trầm cảm nơi công sở, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và tránh xa những thói quen xấu. Ngoài ra, phong cách sống khoa học cũng giúp bạn duy trì sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề thể chất, tinh thần.

Trầm cảm nơi công sở
Duy trì lối sống lành mạnh có thể cải thiện và phòng ngừa chứng trầm cảm nơi công sở

Hãy bắt đầu bằng việc tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất 3 – 4 buổi mỗi tuần. Bên cạnh đó, cần đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ 7 giờ/ đêm. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện sức khỏe, tăng cường hoạt động của não bộ và phòng ngừa suy nhược thần kinh. Những thói quen lành mạnh này sẽ giúp đẩy lùi trầm cảm và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Tránh tuyệt đối những thói quen khiến cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn như hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, dùng chất kích thích và lạm dụng caffeine. Đồng thời nên hạn chế các loại ngũ cốc đã qua tinh chế, đường và các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa.

9. Trị liệu tâm lý

Trầm cảm nơi công sở thường có mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần trị liệu tâm lý để bình ổn lại tinh thần và học cách chế ngự cảm xúc. Trị liệu tâm lý được thực hiện bằng hình thức giao tiếp giữa chuyên gia và khách hàng. Phương pháp này hiện đang là xu hướng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần cho những người bị trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể và người mắc các bệnh lý tâm căn.

Khi tham gia trị liệu tâm lý, bạn sẽ được chuyên gia hướng dẫn cách quản lý cảm xúc, học cách giải tỏa stress và xử lý tình huống. Ngoài ra, chuyên gia cũng sẽ khơi gợi sự hứng thú và cảm hứng khi làm việc, đồng thời giúp bạn gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực và bi quan về công việc cũng như bản thân. Ngày nay, vai trò của tâm lý trị liệu ngày càng được khẳng định. Vì vậy, nếu cần thiết, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trầm cảm nơi công sở đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tình trạng này. Nếu không thể tự cải thiện, nên tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *