Nghiện công việc (Workaholism): Hậu quả đến tâm lý và giải pháp

Nghiện công việc đang là vấn nạn phổ biến hiện nay. Nó có thể gây ra căng thẳng, mệt mỏi cho người mắc phải hội chứng này, việc hiểu rõ tác hại và biện pháp khắc phục giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

nghiện công việc là gì
Chứng nghiện công việc là vấn nạn phổ biến ở Việt Nam

Thực trạng nghiện công việc trong xã hội hiện nay

Nghiện công việc (Workaholism) là tình trạng con người đề cao công việc quá mức, đặt chúng lên hàng đầu với tần suất cao khiến sức khỏe và cuộc sống mất cân bằng. Hội chứng này được các chuyên gia phân loại là một dạng của rối loạn tâm thầnám ảnh cưỡng chế.

Nguyên nhân của chứng Workaholism ở một số người thường bắt nguồn từ áp lực công việc hoặc tham vọng “đổi đời” của bản thân trong tương lai. Đôi khi, họ làm việc quá mức chỉ để chứng tỏ bản thân hay khao khát đạt được sự công nhận từ những người xung quanh.

Ngoài ra, môi trường làm việc căng thẳng, bản thân không quản lý được thời gian hiệu quả, gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp có thể là một yếu tố góp phần vào sự hình thành của chứng nghiện công việc.

Biểu hiện của người mắc chứng nghiện công việc thường bao gồm các triệu chứng như: Làm quá giờ và không dừng lại dù đã kiệt sức, không ngừng suy nghĩ về công việc ngay cả khi đang trong thời gian nghỉ ngơi.

Dấu hiệu của chứng nghiện công việc
Làm việc không ngừng nghỉ là dấu hiệu của

Những người mắc chứng Workaholism khi tham gia các hoạt động không liên quan đến việc làm thường có biểu hiện lo lắng, căng thẳng, bồn chồn và mất tập trung, đôi khi có thể xuất hiện hành vi cáu gắt với những người xung quanh.

Họ thường có xu hướng bỏ qua các hoạt động thư giãn, giải trí để tập trung hoàn toàn vào công việc của bản thân. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng trong cuộc sống cá nhân và khiến tâm trí bị căng thẳng, stress.

Sau đại dịch COVID-19, tình trạng công nhân, nhân viên, cán bộ bị mắc hội chứng nghiện công việc ngày càng tăng. Nó đang dần trở thành vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam và toàn thế giới.

Theo Cơ quan Lao động Quốc tế (ILO), khoảng 8-10% người lao động trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi chứng nghiện công việc. Ở Mỹ, Thư viện Quốc gia Y học thống kê được tỷ lệ người mắc hội chứng này đã tăng lên gần 30 % trong thập kỷ qua.

Tình hình tương tự cũng được phát hiện ở các nước tại Châu Âu, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ người lao động cao như Đức, Pháp và Anh. Tình hình này ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, sự tăng trưởng của các nước.

Thực trạng của chứng nghiện công việc
Chứng nghiện công việc có dấu hiệu gia tăng qua mỗi năm

Ở Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ dân số mắc chứng nghiện công việc, nhưng các dấu hiệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy tình trạng này ở nước ta hiện đang gia tăng qua từng năm.

Theo một khảo sát của Công ty tư vấn tài chính Robert Walters, 56% người lao động Việt Nam làm việc quá giờ và không giữ được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Điều này phản ánh rõ ràng tình trạng căng thẳng, áp lực và stress trong công việc ở nước ta.

Chứng nghiện công việc đã và đang để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế, sự tăng trưởng của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Để giải quyết vấn đề này, các biện pháp, chính sách đã được đề xuất nhằm giảm bớt tình trạng nghiện công việc trong cộng đồng người lao động.

Hệ lụy khi bị nghiện công việc

Khi mắc chứng nghiện công việc, người lao động  phải chịu những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bao gồm:

Tác động đến sức khỏe tinh thần

Người nghiện công việc phải đối mặt với áp lực công việc mỗi ngày với tần suất dày đặc. Điều này khiến cho họ bị stress và căng thẳng tinh thần cao độ. Đôi khi, họ có thể cảm thấy bản thân bị mất phương hướng trong công việc và cuộc sống. Sự căng thẳng này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tâm lý như:

  • Cảm giác lo lắng: Áp lực công việc khiến người lao động cảm thấy lo lắng việc bản thân có thể giữ vững vị thế trong công ty hay không. Điều này khiến họ liên tục suy nghĩ về khả năng hoàn thành, tiến trình công việc và kết quả mà bản thân có thể đạt được.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Khi phải làm việc quá giờ, công việc quá tải và không có thời gian nghỉ ngơi cụ thể có thể gây ra cảm giác mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Khó chịu và căng thẳng tinh thần: Những người mắc hội chứng Workaholism thường trở nên khó chịu, cáu kỉnh và căng thẳng tinh thần do áp lực công việc.
  • Không hài lòng với mọi thứ xung quanh: Áp lực công việc và căng thẳng tinh thần có thể làm giảm sự hài lòng của người lao động với việc làm của mình.
  • Nuối tiếc những gì đã qua: Trong một số trường hợp, người lao động cảm thấy nuối tiếc với quá khứ đã qua. Họ có thể tự trách bản thân vì không thể đáp ứng được mong đợi của công ty hoặc gia đình. Điều này khiến người mắc chứng nghiện công việc chìm trong những cảm xúc tiêu cực từ đó sinh ra stress,…

Những người mắc hội chứng Workaholism có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh tâm thần như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn âu lo, vô cảm, suy giảm hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp nặng hơn, họ có thể có suy nghĩ tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.

Mối quan hệ xã hội và gia đình

Ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần người bệnh thì chứng nghiện công việc còn tác động đến các mối quan hệ xung quanh.

Tác hại của chứng nghện công việc
Nghiện công việc khiến bản thân rời xa các mối quan hệ xung quanh

Cô lập và xa lánh: Người mắc hội chứng Workaholism dành nhiều thời gian và năng lượng cho công việc, họ không muốn gặp gỡ bạn bè hay tham gia các hoạt động xã hội. Điều này khiến cho họ mất dần các mối quan hệ từ đó cảm thấy cô đơn, cô lập và xa lánh cộng đồng, xã hội.

Giảm khả năng tương tác: Tập trung quá mức vào công việc khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp hay bộc lộ cảm xúc của bản thân, điều này khiến cho họ bị giảm khả năng tương tác xã hội.

Gây căng thẳng và xung đột trong gia đình: Người nghiện công việc thường có những phản ứng cáu gắt, khó chịu với những người trong nhà. Điều này, dẫn đến các cuộc cãi vã hay mâu thuẫn giữa các thành viên gia đình. Đôi khi, căng thẳng, xung đột có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của những người xung quanh.

Ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc.

Chứng nghiện công việc có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến hiệu suất làm việc và học tập của người mắc phải. Sự căng thẳng và áp lực từ công việc có thể làm giảm khả năng tập trung của người lao động.

Ngoài ra, hành động dành nhiều thời gian để làm việc của người bệnh  cũng có thể tạo áp lực cho não bộ. Tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề như thiếu máu lên não, vỡ mạch máu não, đột quỵ và các vấn đề sức khoẻ khác.

3 phương pháp giúp bạn thoát khỏi tình trạng nghiện công việc

Làm cách nào để khắc phục tình trạng nghiện công việc đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, giới tâm lý học vẫn chưa tìm ra phác đồ điều trị căn bệnh này, nhưng chúng ta có thể hạn chế triệu chứng thông qua một số phương pháp sau:

Tham gia các hoạt động ngoại khoá

Đôi khi, bạn có thể rủ người thân hoặc bạn bè đăng ký tham gia một tour du lịch hay các hoạt động xã hội như leo núi, nhảy dù,… Điều này sẽ tạo điều kiện cho bạn hàn gắn các mối quan hệ và phục hồi tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng.

Khắc phục chứng nghiện công việc
Leo núi có thể giúp bạn vượt qua chứng nghiện công việc

Việc tham gia các hoạt động ngoại khoá không chỉ giúp bạn vượt qua căng thẳng, áp lực công việc mà còn giúp bạn mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đây là cơ hội cho bạn xây dựng các mối quan hệ tích cực giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều chỉnh lối sống và quản lý thời gian hiệu quả

Bạn hãy phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lý, nên ưu tiên cuộc sống cá nhân, tránh làm việc quá giờ và hãy dành thời gian để gặp gỡ bạn bè, gia đình nhiều hơn. Việc phân bổ thời gian trong ngày sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực, căng thẳng từ công việc.

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh là một yếu tố giúp bạn hạn chế tối đa những tác hại của chứng nghiện công việc. Việc bạn cần làm là ăn uống đúng giờ, đủ bữa, tránh xa các tác nhân kích thích như cà phê, rượu bia,…

Bạn nên ngủ đủ giấc vào mỗi buổi tối để tránh tình trạng uể oải mệt mỏi vào ngày hôm sau, không nên sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn. Hãy tập thói quen tập thể dục vào mỗi buổi sáng để nâng cao sức khỏe, đề kháng cho bản thân.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia là một cách hiệu quả để vượt qua tình trạng nghiện công việc. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra liệu pháp can thiệp kịp thời giúp bạn khắc phục chứng Workaholism một cách nhanh chóng.

Chữa nghiện công việc bằng trị liệu tâm lý
Khắc phục tình trạng nghiện công việc thông qua các bác sĩ, chuyên gia tâm lý

Quá trình điều trị chứng nghiện công việc cần có sự kiên trì và phối hợp từ những người xung quanh. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chứng nghiện công việc (Workaholism) từ đó có thể phòng tránh và khắc phục căn bệnh này.

Bạn có thể quan tâm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *