Rối loạn ác mộng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ác mộng có thể gây ra nhiều vấn đề đáng quan ngại cho cả giấc ngủ, sức khỏe thể chất cũng như tinh thần và hoạt động thường ngày. Do đó cần xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp để giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng.

rối loạn ác mộng là gì
Rối loạn ác mộng là tình trạng đáng lo ngại, tuyệt đối không được chủ quan

Rối loạn ác mộng là gì?

Ác mộng là một giấc mơ đáng quan ngại liên quan đến cảm giác tiêu cực, chẳng hạn như lo lắng quá mức hoặc sợ hãi khiến bạn bị đánh thức. Ác mộng thường gặp ở trẻ em nhưng nó cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những cơn ác mộng thỉnh thoảng mới xuất hiện thường không có gì đáng lo ngại.

Ác mộng có thể bắt đầu ở trẻ em từ khoảng 3 đến 6 tuổi và có xu hướng giảm dần kể từ sau 10 tuổi. Trong độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, trẻ em gái thường dễ gặp phải ác mộng hơn so với trẻ em trai. Một số người còn bị gặp ác mộng khi trưởng thành hoặc trong suốt cuộc đời của họ.

Tình trạng ác mộng là phổ biến nhưng chứng rối loạn ác mộng lại tương đối hiếm gặp. Rối loạn ác mộng đề cập đến tình trạng những cơn ác mộng xảy ra một cách thường xuyên. Nó gây ra lo lắng, làm gián đoạn giấc ngủ, tạo cảm giác sợ hãi khi đi ngủ và khiến cho các hoạt động ban ngày trở nên khó khăn.

Rối loạn ác mộng được định nghĩa trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5) là những lần thức giấc lặp đi lặp lại kèm theo sự nhớ lại những giấc mơ đáng sợ. Thường có liên quan đến các mối đe dọa đối với sự an toàn, sự sống còn hay sự toàn vẹn về thể chất.

Tiêu chí DSM-5 cụ thể cho chứng rối loạn ác mộng như sau:

  • Các giai đoạn lặp đi lặp lại của những giấc mơ kéo dài, cực kỳ khó chịu và được ghi nhớ rõ ràng. Thường liên quan đến nỗ lực tránh khỏi các mối đe dọa đối với sự sống còn, an ninh hoặc tính toàn vẹn về thể chất. Những cơn ác mộng thường xảy ra vào nửa sau của giai đoạn ngủ lớn.
  • Khi thức dậy khỏi cơn ác mộng, cá nhân nhanh chóng trở nên tỉnh táo.
  • Gây ra các đợt đau khổ hoặc sự suy giảm nghiêm trọng trong xã hội, nghề nghiệp hay các lĩnh vực hoạt động khác.
  • Các triệu chứng không thể giải thích được do tác dụng của việc dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc.
  • Những cơn ác mộng không thể được cho là do rối loạn tâm thần khác (chẳng hạn như mê sảng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương) hoặc tình trạng bệnh lý.

Ngoài ra, rối loạn ác mộng được xác định theo thời gian: cấp tính (dưới 1 tháng), bán cấp tính (1 – 6 tháng), mãn tính (hơn 6 tháng). Đồng thời nó còn được xác định theo mức độ nghiêm trọng dựa trên tần suất: nhẹ (ít hơn một lần một tuần), trung bình (nhiều lần một tuần), nặng (hàng đêm).

Nguyên nhân gây chứng rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng được cho là có liên quan mật thiết với chứng mất ngủ, thường xảy ra ở trong giai đoạn giấc ngủ REM. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh lý này vẫn chưa được xác định cụ thể.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, một số yếu tố dưới đây có thể liên quan đến sự kích hoạt cơn ác mộng:

1. Căng thẳng và lo lắng kéo dài

Tình trạng stress kéo dài được cho là yếu tố có thể gây ra những giấc mơ đáng sợ. Đó có thể là áp lực từ nhiều vấn đề trong cuộc sống hay những trải nghiệm đau buồn. Khả năng chịu đựng căng thẳng của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên cái chết của người thân thường để lại sự mất mát rất lớn và gây ra những cơn ác mộng kinh hoàng.

nguyên nhân gây rối loạn ác mộng
Căng thẳng kéo dài có thể khiến cho nhiều người gặp phải ác mộng thường xuyên khi ngủ

2. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Tai nạn, tra tấn, lạm dụng tình dục là những nguyên nhân phổ biến gây ra ác mộng. Nói cách khác, những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có xu hướng mơ thấy ác mộng một cách thường xuyên hơn.

3. Thiếu ngủ, mất ngủ gây rối loạn ác mộng

Những thay đổi trong lịch trình làm việc hoặc cuộc sống thường ngày có thể khiến cho thời gian ngủ và thức trở nên bất ổn. Điều này có khả năng gây gián đoạn và làm giảm số giờ ngủ. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Mặt khác, mất ngủ còn là yếu tố có liên quan đến nhiều vấn đề về thần kinh khác bên cạnh chứng rối loạn ác mộng.

4. Vấn đề sức khỏe tâm thần khác

Bệnh trầm cảm cùng với một số rối loạn tâm thần khác đã được chứng minh là có liên quan tới những cơn ác mộng tái diễn. Bên cạnh đó, ác mộng cũng có xu hướng xảy ra song song với một số điều kiện y tế khác, chẳng hạn như bệnh tim và ung thư. Phần lớn các bệnh lý hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khác làm giảm chất lượng giấc ngủ đều có thể dẫn đến ác mộng.

5. Lạm dụng thuốc gây rối loạn ác mộng

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc dùng điều trị bệnh Parkinson, thuốc huyết áp và thuốc chống trầm cảm có khả năng gây ra và kéo dài các cơn ác mộng nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, các chất gây nghiện, chất kích thích cũng là những yếu tố thường gặp khiến cho bạn bị chìm vào những cơn ác mộng không có hồi kết.

nguyên nhân gây rối loạn ác mộng
Lạm dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến cho các cơn ác mộng xuất hiện thường xuyên hơn

6. Yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân thường gặp kể trên thì một số yếu tố khác cũng có thể liên quan đến chứng rối loạn ác mộng. Chẳng hạn như:

  • Khoảng 7% những người thường xuyên gặp ác mộng có tiền sử gia đình từng gặp phải tình trạng này hoặc mắc chứng mộng du.
  • Ác mộng có liên quan đến rối loạn lo âu, nhất là ở đối tượng thanh thiếu niên.
  • Xung đột cảm xúc ban ngày thường ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm và khiến trẻ gặp ác mộng.
  • Những cơn ác mộng có thể xảy ra thường xuyên hơn khi mang thai.
  • Đối với một số người, đọc sách hoặc xem những bộ phim đáng sợ, nhất là trước khi ngủ cũng có thể liên quan đến những cơn ác mộng.

Biểu hiện của chứng rối loạn ác mộng

Trên thực tế, bạn có nhiều khả năng gặp phải ác mộng vào nửa sau của giấc ngủ lớn ban đêm. Những cơn ác mộng có thể hiếm khi mới xảy ra hoặc xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí là xuất hiện vài lần trong đêm. Mặc dù ác mộng có thể ngắn gọn nhưng chúng khiến bạn thức giấc và rất khó để ngủ trở lại.

Một cơn ác mộng có thể sẽ liên quan đến một số biểu hiện sau:

  • Giấc mơ của bạn thường sống động, thực tế nhưng rất khó chịu. Nó có xu hướng trở nên đáng lo ngại hơn khi giấc mơ mở ra một điều gì đó.
  • Cốt truyện trong mơ thường có liên quan tới các mối đe dọa đối với sự sống còn hoặc sự an toàn. Tuy nhiên nó cũng có thể có các chủ đề đáng quan ngại khác.
  • Giấc mơ khiến cho bạn bị đánh thức.
  • Bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, tức giận, ghê tởm hoặc buồn bã do kết quả của giấc mơ.
  • Bạn cảm thấy đổ mồ hôi, tim đập thình thịch khi ở trên giường.
  • Bạn có thể suy nghĩ rõ ràng khi thức dậy, đồng thời có thể nhớ lại chính xác các chi tiết của giấc mơ vừa trải qua.
  • Giấc mơ gây ra sự đau khổ, khiến cho bạn không thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ trở lại.

Ác mộng chỉ được xác định là một chứng rối loạn nếu:

dấu hiệu rối loạn ác mộng
Rối loạn ác mộng có thể gây ra đau khổ và làm suy giảm tâm trạng nghiêm trọng
  • Nó có xu hướng xuất hiện thường xuyên
  • Gây ra đau khổ hoặc làm suy giảm tâm trạng nghiêm trọng trong ngày. Chẳng hạn như lo lắng, sợ hãi dai dẳng hoặc lo lắng trước khi đi ngủ do sợ việc gặp phải một cơn ác mộng khác.
  • Các vấn đề về trí nhớ hoặc khả năng tập trung. Bạn không thể ngừng suy nghĩ về những hình ảnh xuất hiện trong giấc mơ.
  • Ban ngày buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi và năng lượng thấp.
  • Các vấn đề với hoạt động ở trường học, nơi làm việc hoặc trong các tình huống xã hội.
  • Các vấn đề về hành vi có liên quan tới giờ đi ngủ hoặc sợ bóng tối.

Một đứa trẻ mắc chứng rối loạn ác mộng có thể sẽ gây ra rối loạn giấc ngủ đáng kể và gây lo lắng cho cha mẹ cũng như người chăm sóc. Tốt nhất nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời, đúng cách.

Rối loạn ác mộng và các vấn đề ảnh hưởng

Rối loạn ác mộng được đánh giá là tình trạng đáng quan ngại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống. Các ảnh hưởng chính bao gồm:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể dẫn tới khó khăn ở trường học hoặc nơi làm việc. Thậm chí gây ra vấn đề với các công việc hằng ngày, chẳng hạn như sự tập trung và lái xe.
  • Các vấn đề tâm trạng, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm do những giấc mơ tiêu cực tiếp tục khiến bạn bị làm phiền.
  • Chống lại việc đi ngủ vì sợ bạn sẽ có một giấc mơ tồi tệ khác. Điều này dẫn đến thiếu ngủ nghiêm trọng khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe có sẵn.
  • Suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự sát.

Chẩn đoán rối loạn ác mộng

Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm quy chuẩn nào được thực hiện thường xuyên để chẩn đoán chứng rối loạn ác mộng. Ác mộng chỉ được xác định là một chứng rối loạn khi những giấc mơ làm phiền khiến cho bạn lo lắng hoặc không ngủ đủ giấc. Để chẩn đoán rối loạn ác mộng, bác sĩ thường phải xem xét tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng mà bạn gặp phải.

chẩn đoán rối loạn ác mộng
Nếu thường xuyên gặp phải những cơn ác mộng thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ
  • Bài kiểm tra: Bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn khám sức khỏe để xác định bất cứ tình trạng nào có thể góp phần gây ra ác mộng. Nếu những cơn ác mộng tái diễn cho thấy sự lo lắng tiềm ẩn thì bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến với một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Thảo luận về các triệu chứng: Rối loạn ác mộng thường được chẩn đoán dựa theo mô tả về những trải nghiệm của bạn. Bác sĩ có thể hỏi về tiền sử gia đình về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể hỏi bạn hoặc đối tác của bạn về những hành vi mà bạn gặp phải khi ngủ. Đồng thời thảo luận về khả năng mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác.
  • Nghiên cứu giấc ngủ về đêm: Nếu giấc ngủ của bạn bị rối loạn nghiêm trọng thì bác sĩ có thể đề nghị một nghiên cứu về giấc ngủ qua đêm nhằm xác định xem những cơn ác mộng có liên quan tới chứng rối loạn giấc ngủ khác hay không. Các cảm biến được đặt trên cơ thể bạn sẽ ghi lại và theo dõi nhịp tim, nhịp thở, sóng não và mức oxy trong máu. Cùng với đó là theo dõi chuyển động của mắt cũng như của chân khi bạn ngủ. Bạn có thể được quay video để ghi lại những hành vi của mình trong chu kỳ ngủ.

Cách khắc phục chứng rối loạn ác mộng

Nếu thỉnh thoảng bạn mới gặp phải một vài cơn ác mộng thì việc điều trị thường không cần thiết. Tuy nhiên có thể cần điều trị nếu như các cơn ác mộng khiến bạn đau khổ, gây rối loạn giấc ngủ hoặc cản trở hoạt động ban ngày của bạn.

Các phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:

1. Chăm sóc y tế

Cần xác định rõ nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đối với từng đối tượng bệnh nhân. Các lựa chọn điều trị có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Điều trị y tế: Trường hợp những cơn ác mộng có liên quan tới một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn thì việc điều trị chính là nhằm vào vấn đề cơ bản. Khi bệnh lý tiềm ẩn được giải quyết thì giấc ngủ của bạn cũng ít bị ảnh hưởng hơn, tránh gặp phải ác mộng.
  • Điều trị căng thẳng hoặc lo lắng: Trường hợp tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng hoặc căng thẳng góp phần gây ra ác mộng thì bác sĩ có thể đề xuất các kỹ thuật làm giảm căng thẳng, tư vấn hoặc trị liệu với chuyên gia tâm lý.
  • Phương pháp tưởng tượng diễn tập: Thường được sử dụng cho những người gặp ác mộng do hậu quả của PTSD. Liệu pháp này cho phép người bệnh làm sống lại những cơn ác mộng mà họ gặp phải khi thức tỉnh. Tuy nhiên sẽ viết lại kịch bản cho nó theo cách mà họ muốn để nó không còn đe dọa nữa. Sau đó diễn tập đoạn kết mới này trong tâm trí để giúp làm giảm tần suất gặp phải ác mộng.
  • Thuốc: Thuốc hiếm khi được dùng để điều trị ác mộng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh dùng thuốc với những cơn ác mộng nghiêm trọng có liên quan tới PTSD. Thuốc chống loạn thần không điển hình và thuốc chống trầm cảm 3 vòng là được sử dụng phổ biến hơn cả.
chữa rối loạn ác mộng
Một số liệu pháp tâm lý trị liệu mang đến nhiều lợi ích cho những người bị rối loạn ác mộng

Ngoài ra, một số liệu pháp khác cũng có thể mang lại nhiều lợi ích. Bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi
  • Liệu pháp tiếp xúc
  • Thôi miên
  • Liệu pháp giải mộng sáng suốt
  • Thư giãn cơ sâu
  • Giải mẫn cảm chuyển động mắt và tái xử lý
  • Giải mẫn cảm có hệ thống
  • Liệu pháp tự phơi nhiễm

2. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh việc chăm sóc y tế thì một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị chứng rối loạn ác mộng. Bao gồm:

– Hình thành thói quen tốt cho giấc ngủ:

Những thói quen trước khi ngủ được đánh giá là rất quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ của bạn sẽ trở nên êm ả hơn khi cơ thể của bạn nhận được tín hiệu đã sẵn sàng để ngủ.

Có nhiều cách giúp bạn thư giãn trước khi ngủ. Chẳng hạn như tắt các thiết bị điện tử và thực hiện các hoạt động xoa dịu tâm trí như ngâm mình trong bồn nước ấm, khuếch tán mùi hương, đọc sách.

Ngoài ra, thiền và yoga cũng là những liệu pháp đơn giản có tác động rất tích cực tới giấc ngủ. Phòng ngủ của bạn cũng cần được sạch sẽ, thông thoáng và đảm bảo yên tĩnh. Nên sử dụng đèn ngủ có ánh sáng vàng hoặc để phòng tối khi ngủ.

– Tự trấn an bản thân sau khi gặp ác mộng:

Không dễ dàng để bạn có thể ngay lập tức bình tĩnh sau khi mơ thấy ác mộng. Lúc này tốt nhất nên kiên nhẫn và học cách hít thở sâu. Sau đó hãy tự trấn an mình bằng những lý lẽ phủ nhận sức ảnh hưởng của ác mộng.

Bạn hãy nói với bản thân rằng những cơn ác mộng này là hoàn toàn không có thật nên nó không thể nào khiến bạn tổn thương. Hành động này sẽ giúp bạn ngăn chặn được những cơn ác mộng tương tự sau này.

– Chủ động viết lại kết thúc của giấc mơ:

Bạn hoàn toàn có thể viết lại cốt truyện hoặc đoạn kết cho những cơn ác mộng mà mình gặp phải. Điều bạn cần lúc này chính là sức mạnh của nhận thức. Hãy từ từ xác định các chi tiết trong giấc mơ, sau đó sử dụng trí tưởng tượng để thay đổi nó theo ý muốn của mình.

– Chia sẻ giấc mơ với người khác:

Chia sẻ giấc mơ với người khác có thể làm giảm bớt đi sự kinh hoàng ở bạn. Cũng giống như cách bạn đối diện với sợ hãi, hãy mạnh mẽ nói về nó và bạn sẽ không còn bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng mơ hồ nữa.

cách khắc phục rối loạn ác mộng
Chia sẻ giấc mơ với người khác có thể giúp bạn giảm bớt sợ hãi, lo lắng và ám ảnh

Để làm được điều này, bạn cần phải tìm một người đủ thân thiết với mình và kể cho họ nghe về tất cả những gì bạn trải qua trong giấc mơ. Bạn hãy cho họ biết chuyện gì đã xảy ra, những người đã xuất hiện trong giấc mơ đó và điều gì khiến cho bạn cảm thấy sợ hãi.

– Kiểm soát căng thẳng:

Nếu căng thẳng và lo lắng là một vấn đề thì bạn hãy giải quyết nó. Thực hành một số hoạt động đơn giản tại nhà có thể giúp làm giảm căng thẳng. Chẳng hạn như hít thở sâu, thiền, yoga, tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương, massage,… Trường hợp cảm thấy cần thiết có thể tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý.

– Các biện pháp tạo sự thoải mái:

Con bạn có thể cảm thấy yên tâm hơn khi được ngủ với thú nhồi bông, chăn bông yêu thích hoặc đồ vật mang lại cho chúng cảm giác thoải mái. Bạn có thể để cửa phòng của trẻ được mở vào ban đêm giúp trẻ không cảm thấy cô đơn. Hoặc khi cần thiết bạn cũng có thể gợi ý ngủ cùng con nếu con cảm thấy thoải mái.

Chứng rối loạn ác mộng gây ảnh hưởng đáng kể cho cả sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra, việc kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng là một phần rất quan trọng của kế hoạch điều trị chứng bệnh này.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *