Rối loạn tâm thần ở trẻ em: 7 Dấu hiệu nhận biết và giải pháp

Rối loạn tâm thần ở trẻ là bệnh lý xuất phát từ các rối loạn bên trong não bộ dẫn đến những thay đổi về hành vi, tác phong và cảm xúc của bé. Việc ba mẹ nhận biết và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp con phát triển toàn diện hơn.

Rối loạn tâm thần ở trẻ là gì?
Rối loạn tâm thần ở trẻ xuất phát từ các rối loạn bên trong não

Rối loạn tâm thần ở trẻ em là gì?

Rối loạn tâm thần ở trẻ là các rối loạn bên trong não bộ ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi. Bệnh lý này tác động tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày, gây khó khăn trong việc học tập, giao tiếp và tương tác xã hội của bé.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tâm thần ở trẻ vẫn chưa thể xác định. Tuy nhiên, một số yếu tố góp phần gây ra bệnh lý này bao gồm:

  • Di truyền: Ba mẹ có tiền sử bị rối loạn tâm thần có thể di truyền sang con trong quá trình mang thai.
  • Yếu tố sinh học: Các chất trong não bộ như neurotransmitter bị mất cân bằng hoặc không ổn định có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng, hành vi của trẻ.
  • Chấn thương tâm lý: Trẻ bị bạo hành, bắt nạt, lạm dụng,… gây ra vết thương tâm lý khiến bé thay đổi hành vi, cảm xúc.
  • Môi trường sống: Áp lực gia đình, học tập,… là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng, stress dẫn đến rối loạn tâm thần.

7 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tâm thần

Việc nhận biết và can thiệp kịp thời sẽ đảm bảo được sự phát triển toàn diện của con. Một số dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ ba mẹ cần lưu ý bao gồm:

Thay đổi tâm trạng

Thay đổi tâm trạng là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo rối loạn tâm thần ở trẻ. Điều này bao gồm những biến động không thể lường trước trong cảm xúc, hành vi của bé. Trẻ có thể đang vui vẻ bỗng chuyển sang đau buồn, giận dữ hay phấn khích hoặc thất vọng, căng thẳng một cách không lý giải được.

Tình trạng này diễn ra đột ngột và kéo dài trong khoảng thời gian rất lâu. Nó gây mất cân bằng sự ổn định trong tâm trạng khiến trẻ không còn hứng thú với các hoạt động, món ăn mà trước đây bản thân yêu thích.

Tự hành hạ bản thân

Trẻ cố ý làm những hành động tổn thương cơ thể, tinh thần bằng nhiều phương thức như rạch cổ tay, đập đầu vào tường, la hét, làm phỏng tay chân,… Hành vi làm đau bản thân sẽ kích thích cơ thể tạo ra một chất gây tê tự nhiên khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Tự hành hạ bản thân không chỉ là cách giúp bé giải tỏa và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực mà còn thỏa mãn được tâm lý biến thái bên trong tâm hồn. Đôi khi, hành động tổn thương cơ thể của trẻ xuất phát từ việc muốn thu hút sự chú ý, quan tâm từ ba mẹ.

Mất khả năng tập trung, ghi nhớ

Mất khả năng tập trung ghi nhớ ở trẻ là một dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết con đang bị rối loạn tâm thần. Bé gặp khó khăn trong việc tập trung vào một nhiệm vụ, công việc hoặc ghi nhớ các kiến thức, thông tin.

Biểu hiện rối loạn tâm thần ở trẻ
Suy giảm khả năng tập trung, ghi nhớ là biểu hiện của rối loạn tâm thần ở trẻ

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, làm việc mà còn khiến trẻ tự ti trước bạn bè, người xung quanh bởi các khuyết điểm của bản thân. Đôi khi, bé có thể bị các bạn đồng trang lứa bắt nạt vì những khác biệt về tư duy, suy nghĩ.

Mệt mỏi, uể oải

Sự mệt mỏi, uể oải của trẻ có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như: không muốn vận động, ngủ nhiều, mất năng lượng,… đây là kết quả của việc trẻ gặp áp lực từ gia đình, học tập hay thậm chí từ các mối quan hệ xã hội. Điều này khiến trẻ mất hứng thú trong cuộc sống, ù lì và thu mình lại với những người xung quanh.

Chán ăn, bỏ ăn

Chứng rối loạn tâm thần ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn. Bé xuất hiện hành vi quấy khóc, la hét khi bị ba mẹ ép ăn cơm, ngậm đồ ăn trong miệng hoặc có hiện tượng nôn ói, trào ngược dạ dày. Việc chán ăn, bỏ ăn của trẻ tác động tiêu cực đến ngoại hình, thể trạng và cân nặng, từ đó bé có thể mắc các bệnh lý như suy dinh dưỡng, còi xương,…

Sợ xã hội

Trẻ sợ hãi khi phải giao tiếp, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô hay thậm chí là ba mẹ. Sự sợ hãi này có thể làm giảm sự tự tin và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của bé. Hành vi trốn tránh, sợ hãi khi tiếp xúc với mọi người có thể khiến bé có nguy cơ cao mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội.

Trẻ khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Trẻ khó ngủ, ngủ chập chờn, thường xuyên gặp ác mộng là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết con đang mắc chứng rối loạn tâm thần. Nguyên nhân dẫn đến việc khó ngủ có thể xuất phát từ việc con gặp áp lực, căng thẳng, lo lắng hoặc bé có thói quen ngủ không lành mạnh.

Ngược lại, trẻ ngủ quá nhiều trong ngày cũng là biểu hiện cho thấy bé đang cố gắng tránh né những vấn đề khiến con mệt mỏi, áp lực. Đây cũng là một dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết con có đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý hay không.

Một số dạng rối loạn tâm thần trẻ thường gặp

Chứng rối loạn tâm thần ở trẻ có thể biểu hiện dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau, thường gặp nhất bao gồm:

  • Rối loạn lo âu: Trẻ xuất hiện các cảm xúc không rõ lý do và không thể kiểm soát khi phải đối mặt với một vấn đề nào đó như: lo lắng, bất an, hoảng sợ, đổ mồ hôi, tim đập nhanh,…
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Rối loạn này khiến bé gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ và kiểm soát hành vi của bản thân
  • Rối loạn hành vi: Trẻ xuất hiện các hành vi thiếu quy tắc mang xu hướng bạo lực ở môi trường có khuôn khổ như trường học, nhà thờ, chùa,…
  • Rối loạn phát triển lan tỏa: Trẻ bị chậm nói và gặp khó khăn trong việc biểu đạt suy nghĩ, hành động.
  • Rối loạn ăn uống: Bé có thể chán ăn và ngược lại.
  • Rối loạn tic: Con có những cử động bất thường và không thể kiểm soát được.
  • Tâm thần phân liệt: Bé có thể xuất hiện ảo tưởng và gặp khó khăn trong việc biểu đạt suy nghĩ của bản thân.
Các dạng rối loạn tâm thần ở trẻ
Các rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ

Khắc phục rối loạn tâm thần ở trẻ em

Rối loạn tâm thần ở trẻ em gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của con. Việc ba mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khắc phục và điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.

Sử dụng thuốc

Đây là biện pháp can thiệp được đại đa số ba mẹ sử dụng trong điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ, ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, phổ biến rộng rãi ở các bệnh viện, nhà thuốc, giá cả hợp với túi tiền của nhiều gia đình.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị bao gồm:

Mặc dù, sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ đem lại hiệu quả cao nhưng chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tiêu hoá. Vì vậy, việc dùng thuốc cho trẻ cần được giám sát và quản lý chặt chẽ từ các bác sĩ tâm lý.

Trị liệu nghệ thuật sáng tạo

Trị liệu nghệ thuật sáng tạo là phương pháp sử dụng nghệ thuật như vẽ, âm nhạc, nhảy múa,… như một công cụ để khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc cá nhân, hỗ trợ cải thiện trí nhớ, khả năng quan sát, nâng cao tinh thần vận động, giảm căng thẳng.

Ngoài ra, liệu pháp can thiệp này còn là một công cụ giúp bé giao tiếp với những người xung quanh thông qua các hình vẽ. Điều này giúp trẻ cải thiện, kết nối mối quan hệ bạn bè và gia đình.

Tâm lý trị liệu

Trị liệu tâm lý là biện pháp can thiệp không dùng thuốc được các chuyên gia tâm lý học ưu tiên sử dụng vì tính an toàn của phương pháp này. Các chuyên gia, bác sĩ tâm lý sẽ thông qua trò chuyện để tìm ra nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tâm thần ở trẻ từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Qua từng buổi trị liệu, bé sẽ học được cách quản lý, kiểm soát, giải quyết cảm xúc của bản thân. Từ đó, trẻ có thể phát triển một cách toàn diện và lành mạnh hơn.

Điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em
Khắc phục rối loạn tâm thần ở trẻ thông qua tâm lý trị liệu

Hi vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ và có những biện pháp khắc phục giúp bé được phát triển một cách toàn diện.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *