Rối nhiễu tâm lý ở trẻ: 4 Điều cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Rối nhiễu tâm lý là bệnh tâm thần thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nó đang dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện nay. Chứng bệnh này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu ba mẹ không có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời. 

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ là gì?
Rối nhiễu tâm lý ở trẻ đang là vấn đề đáng lo ngại của bậc phụ huynh

Thực trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ em

Rối nhiễu tâm trí ở trẻ là tình trạng tâm lý đặc trưng bởi sự mất ổn định trong cảm xúc của con. Đôi khi, bé có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và không thể tập trung vào một việc nào đó, điều này cản trở đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Theo cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) và cuốn Phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-11) chứng rối nhiễu tâm lý ở trẻ được phân vào nhóm hội chứng tâm lý, tâm thần.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn cầu mắc phải ít nhất một loại rối nhiễu tâm lý. Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (National Institutes of Health) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em bị rối loạn tâm lý, đặc biệt là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Thực trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ
Tình trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay

Hiện nay, tình trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng hằng năm. Cụ thể theo số liệu gần đây từ Bộ Y tế, có khoảng 15-20% trẻ em mắc chứng rối nhiễu tâm lý và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm bé có thể sẽ phải đối diện với các nguy cơ như: chậm phát triển, chậm nói,… gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Vì thế, ba mẹ hãy nhanh chóng có biện pháp phòng ngừa và khắc phục.

Các dạng rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ tồn tại ở dưới một số bệnh lý sau đây:

  • Rối loạn lo âu: Trẻ có thể trải qua những nỗi sợ hãi hoặc lo lắng quá mức, làm gián đoạn khả năng tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập hoặc giao tiếp xã hội. Các dạng rối loạn này bao gồm: rối loạn âu lo phổ quát, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung tham gia các hoạt động học tập, xã hội. Các hành động của bé thường bốc đồng và quá năng động.
  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Chứng ASD thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi. Tình trạng này khiến bé gặp khó khăn trong việc giao tiếp và kết nối với những người xung  quanh.
  • Rối loạn ăn uống: Chứng rối loạn ăn uống khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn hoặc có thể là ăn điên cuồng, không ngừng nghỉ. Điều này gây ra vấn đề về cân nặng, cảm xúc, đường tiêu hoá hay thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng của con.
  • Trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác: Trẻ có thể trải qua cảm giác buồn bã, mất hứng thú với các hoạt động, món ăn con yêu thích. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những hành vi cực đoan như la hét, tự huỷ hoại bản thân ở trẻ, tức giận mất kiểm soát thậm chí là tự tử.
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD): PTSD là một rối loạn cảm xúc xuất hiện sau khi trẻ trải qua hoặc tiếp xúc với việc bị bạo lực, lạm dụng. Nó gây ra tổn thương tâm lý khiến bé thu mình lại và tránh xa xã hội.
  • Rối loạn tâm thần: Chứng bệnh này bao gồm các tình trạng như tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh hoặc rối loạn phân liệt nhân cách. Những căn bệnh này khiến trẻ bị ảo giác hoặc có hành vi không bình thường.

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây ra chứng nhiễu loạn tâm lý ở trẻ em bao gồm nhiều yếu tố khác nhau.

  • Môi trường sống không ổn định: Môi trường sống của trẻ thiếu ổn định do thường xuyên chuyển trường, di cư sang nơi khác. Sự lạ lẫm từ môi trường mới khiến trẻ có cảm giác bất an, thiếu an toàn từ đó bé thu mình, xa lánh với những người xung quanh.
  • Thiếu tình thương, quan tâm từ cha mẹ: Ba mẹ bận rộn công việc hoặc không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của bé khiến con có suy nghĩ bị bỏ rơi, không được quan tâm. Điều này gây ra các vấn đề tâm lý như lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần ở trẻ.
  • Stress, chấn thương tâm lý: Áp lực từ việc học hành, gia đình, bạn bè khiến trẻ bị căng thẳng từ đó dẫn đến cáu gắt, la hét,… Đôi khi, con bị bạo lực hoặc lạm dụng cũng có thể góp phần gây ra chứng rối nhiễu tâm trí ở trẻ.
  • Di truyền: Họ hàng hoặc ba mẹ mang các khuyết tật về gen, các khiếm khuyết này có thể di truyền sang trẻ trong quá trình mang thai.
  • Tính cách: Tính cách của bé cũng là một trong những yếu tố gây ra chứng rối nhiễu tâm trí ở trẻ. Con có khuynh hướng khép kín, không thích tiếp xúc với những người xung quanh, lâu dần trẻ dễ mắc phải bệnh tự kỷ hay các rối loạn tâm lý khác.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối nhiễu tâm lý
Môi trường sống không ổn định khiến con mắc chứng rối nhiễu tâm lý

Hệ quả khi không can thiệp sớm rối nhiễu tâm lý ở trẻ

Trẻ mắc hội chứng rối nhiễu tâm lý nếu không được can thiệp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của con trong tương lai. Bé có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng, bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ bị rối nhiễu tâm lý rất dễ gặp vấn đề trong học tập, bé gặp khó khăn để tập trung và ghi nhớ những gì cô giáo dạy, điều này làm cho con tự ti, mất đi sự tự tin của mình. Ngoài ra, khiếm khuyết về tâm lý là một trong những nguyên nhân gây ra việc bé bị các bạn bắt nạt, xa lánh khiến con không muốn đến trường, sợ hãi khi phải rời xa ba mẹ.

Các vấn đề tâm lý có thể gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Việc bỏ qua các dấu hiệu và triệu chứng có thể dẫn đến hành vi tiêu cực như tự tử, rạch tay, la hét,….

5 Điều ba mẹ cần làm khi trẻ bị rối nhiễu tâm lý

Khi phát hiện trẻ bị rối nhiễu tâm lý việc ba mẹ đồng hành cùng con vượt qua bệnh tật là rất quan trọng. Một số phương pháp ba mẹ nên biết để khắc phục tình trạng rối nhiễu tâm trí ở trẻ:

Quan tâm chăm sóc con

Ba mẹ hãy gác lại tất cả các công việc của bản thân sang một bên, dành thời gian quan tâm chăm sóc con nhiều hơn. Hãy trò chuyện với bé để biết những vấn đề mà trẻ gặp phải, việc quan tâm trò chuyện với con sẽ giúp bé cảm nhận được tình thương của ba mẹ.

Khắc phục rối nhiễu tâm lý ở trẻ
Quan tâm, trò chuyện với con để khắc phục chứng rối nhiễu tâm lý ở trẻ

Hãy lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng mọi ý kiến của con để trẻ thoải mái bày tỏ quan điểm, chính kiến của bản thân. Điều này không những giúp cha mẹ gần gũi con hơn mà còn hỗ trợ việc tháo gỡ nút thắt bên trong tầm hồn trẻ.

Tham gia các hoạt động ngoài trời

Ba mẹ nên cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn để trẻ có điều kiện phát triển thể chất lẫn tinh thần. Phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia các môn thể thao như đá bóng, bơi lội,… hoặc cho bé dạo chơi ở công viên, khu vui chơi giải trí.

Các hoạt động ngoại khoá không chỉ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, lo âu, stress mà còn là cơ hội giúp con được giao lưu, tiếp xúc với xã hội nhiều hơn. Thông qua tham gia các hoạt động ngoại khóa trẻ có cơ hội tìm hiểu môi trường xung quanh, rèn luyện những kỹ năng xã hội và có kỉ niệm đáng nhớ với bố mẹ.

Phương pháp giáo dục phù hợp

Chứng rối nhiễu tâm lý có thể khiến bé bị chậm phát triển trí tuệ, khả năng ngôn từ của con bị hạn chế, mất tập trung. Việc ba mẹ áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp sẽ khiến trẻ tiếp thu, ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Phương pháp giáo dục trẻ rối nhiễu tâm lý bằng âm thanh và hình ảnh là một cách giúp con phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ hiệu quả. Việc sử dụng âm nhạc và tranh vẽ sẽ kích thích các giác quan của con, âm thanh giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng, hình ảnh giúp trẻ nhận biết những đồ vật xung quanh.

Phương pháp dạy trẻ rối nhiễu tâm lý
Phương pháp giáo dục thích hợp giúp trẻ bị rối nhiễu tâm lý học hỏi tốt hơn

Thông qua phương pháp này trẻ có thể phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp sẽ kết nối mối quan hệ của bé với ba mẹ. Từ đó, tạo ra một môi trường học tập tích cực cho bé.

Đưa trẻ đến gặp các chuyên gia.

Nếu trẻ có tình trạng la hét, huỷ hoại bản thân, cào cấu,… thì ba mẹ hãy đưa bé đến gặp các chuyên gia càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng về sau. Các bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng phương pháp đánh giá và điều trị phù hợp để giúp trẻ vượt qua vấn đề này.

Đồng thời, họ sẽ hỗ trợ ba mẹ trong việc hiểu và đối phó với tình trạng của con một cách hiệu quả nhất. Việc can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội phục hồi và phát triển tích cực hơn, đồng thời giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý lâu dài.

Quá trình điều trị rối nhiễu tâm lý ở trẻ để đảm bảo sức khỏe tâm thần đòi hỏi sự kiên trì, quan tâm từ ba mẹ. Điều này không chỉ giúp con mình vượt qua khó khăn mà còn xây dựng nền móng cho một tương lai hạnh phúc và thành công.

Bạn có thể quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *