Dấu hiệu trẻ tự hủy hoại bản thân: Cha mẹ cần chú ý cảnh giác

Trẻ tự huỷ hoại bản thân là dấu hiệu cho thấy con đang trải qua áp lực, thách thức trong cuộc sống, những hành vi này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này để có thể giúp con vượt qua và phát triển mạnh mẽ hơn.

Thực trạng trẻ tự huỷ hoại bản thân
Hiện trạng trẻ tự huỷ hoại bản thân ngày nay

Khái niệm trẻ tự huỷ hoại bản thân

Trẻ tự huỷ hoại bản thân là thuật ngữ đề cập đến tình trạng bất ổn trong tâm lý, hành động của bé. Trẻ thường có xu hướng tự làm tổn thương chính mình, điều này thể hiện thông qua một số hành động như đập đầu vào tường, la hét, rạch tay,…

Nghiên cứu đã chứng minh, hành động tự tổn thương thân thể của trẻ xảy ra trong trạng thái tinh thần tỉnh táo và có khả năng quản lý bản thân. Hành vi này kích thích cơ thể sinh ra các chất gây tê tự nhiên, chúng có chức năng tự xoa dịu những nỗi đau về mặt tinh thần, giúp trẻ tìm thấy sự dễ chịu về mặt cảm xúc.

Việc trẻ tự huỷ hoại bản thân có thể gây nghiện từ đó dẫn đến lệ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào việc hành hạ cơ thể.

Trẻ tự huỷ hoại bản thân là gì
Những bất ổn của tâm lý là nguyên nhân gây ra hành vi tự trẻ tự huỷ hoại bản thân

Nguyên nhân dẫn đến hành vi trẻ tự huỷ hoại bản thân có thể bắt nguồn từ chính bé hoặc do tác động từ môi trường xung quanh. Một số lý lý do có thể nói tới như:

  • Trẻ bị áp lực căng thẳng
  • Không thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực
  • Môi trường xung quanh không ổn định
  • Gặp các vấn đề về tâm lý
  • Trẻ muốn gây sự chú ý của ba mẹ
  • Yếu tố di truyền
  • Ám ảnh từ quá khứ
  • Nghiện làm đau do cảm xúc không ổn

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự huỷ hoại bản thân

Việc nhận biết trẻ tự huỷ hoại bản thân là vấn đề quan trọng ba mẹ và người chăm sóc cần chú ý, các dấu hiệu thường thể hiện qua hành động hoặc thái độ của trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến giúp phụ huynh nhận biết:

Xuất hiện các vết thương không rõ nguyên nhân

Dấu hiệu rõ nhất đối với hành vi trẻ tự huỷ hoại bản thân đó là cơ thể bé thường xuyên xuất hiện các vết thương như bỏng, vết cắt, vết xước,…không rõ nguyên nhân trên các khu vực như tay, chân hoặc cổ. Đối với trẻ em, những tổn thương này không chỉ gây đau đớn về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bé.

Đôi lúc, những tổn thương không rõ nguyên nhân có thể xuất phát từ mối quan hệ giữa trẻ và ba mẹ hoặc người chăm sóc. Việc phụ huynh quá bận rộn, không có thời gian quan tâm, chăm sóc đến con đã khiến tâm hồn, suy nghĩ của bé cảm thấy bị bỏ rơi từ đó dẫn đến hành vi trẻ tự huỷ hoại bản thân. Con tự cào cấu, làm đau bản thân chỉ để ba mẹ quan tâm, chú ý nhiều hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự huỷ hoại bản thân
Các vết thương không rõ nguyên nhân trên cơ thể là dấu hiệu của hành vi trẻ tự huỷ hoại bản thân

Trẻ tự huỷ hoại bản thân thường có xu hướng che giấu các vết thương trên cơ thể bằng cách mặc quần áo dài tay. Nếu bị phát hiện bé sẽ tự bịa ra một lý do nào đó để lừa gạt những người xung quanh. Vì vậy, ba mẹ cần hết sức quan tâm, theo dõi để kịp thời phát hiện và đưa ra những biện pháp điều trị giúp bé vượt qua những tổn thương.

Dễ tự ái, căng thẳng và cô đơn

Dễ tự ái, căng thẳng và cô đơn là những trạng thái tâm lý phản ánh những áp lực, lo lắng trẻ gặp phải. Điều này có thể bắt nguồn từ áp lực học tập, môi trường xã hội không ổn định, khả năng giao tiếp của trẻ kém và ba mẹ không quan tâm con cái. Tất cả những yếu tố này này góp phần khiến trẻ cảm thấy khó hòa nhập với những thứ xung quanh.

Cảm giác tự ái, căng thẳng thường sẽ khiến trẻ có suy nghĩ tự so sánh bản thân với người khác và cảm thấy mình kém cỏi. Những cảm xúc tiêu cực này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chúng có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như rối loạn tâm thần, stress và ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập, phát triển của trẻ.

Rối loạn giấc ngủ, thói quen ăn uống

Rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống là dấu hiệu cảnh báo việc tâm lý của con đang gặp bất ổn. Trẻ thường xuyên gặp ác mộng, nói mớ, mộng du, khó ngủ hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong đêm. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.

Triệu chứng của trẻ tự huỷ hoại bản thân
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự huỷ hoại bản thân

Tương tự, trẻ có những thay đổi đột ngột về thói quen ăn uống, từ việc ăn rất ít đến ăn quá nhiều trong ngày, chán, bỏ ăn, mất vị giác hoặc nôn oẹ khi tới bữa cơm,…cũng có thể là một biểu hiện của rối loạn tâm lý và tình trạng tự huỷ hoại bản thân.

Cả hai vấn đề này đều cần sự quan tâm và can thiệp kịp thời từ phía gia đình hoặc người chăm sóc để giúp trẻ vượt qua những khó khăn, phục hồi sức khỏe cũng như tâm trạng một cách toàn diện.

Lười biếng trong việc học tập và lao động

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ có hành vi lười biếng là do mất đi hứng thú hoặc không có động lực để học tập và lao động. Điều này xuất phát từ sự áp đặt quá mức từ gia đình hoặc xã hội lên bản thân trẻ, khiến cho bé bị quá tải và mất đi niềm tin vào khả năng của mình.

Hành vi lười biếng của trẻ cũng có thể là dấu hiệu phản ánh những vấn đề tâm lý như buồn bã, tự ti, lo lắng hoặc stress. Trẻ không có khả năng tự quản lý cảm xúc cá nhân, khi đối diện với áp lực bé sẽ trốn tránh và lười biếng trong học tập, công việc.

Lười biếng cũng là một dạng biểu hiện của tự huỷ hoại bản thân. Trẻ không thể tự đặt ra mục tiêu cho mình và hoàn thành nó một cách có trách nhiệm. Điều này gây ra tâm lý tự ti và làm mất đi sự tự tin của trẻ, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và tư duy của bé.

4 Điều cha mẹ nên làm khi trẻ tự hủy hoại bản thân

Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý và phục hồi tinh thần. Việc đồng hành cùng con trong quá trình điều trị giúp bé phát triển toàn diện và hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Dưới đây là 4 điều cha mẹ có thể làm khi con có dấu hiệu tự huỷ hoại bản thân.

Quan tâm, nói chuyện với con nhiều hơn

Quan tâm, nói chuyện với con nhiều hơn là một phần quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ. Bằng cách này, ba mẹ có thể tháo bỏ nút thắt trong lòng con, tìm được nguyên nhân khiến trẻ mắc phải chứng tự huỷ hoại bản thân.

Ngoài ra, việc phụ huynh dành thời gian trò chuyện, lắng nghe con sẽ khiến trẻ có cảm giác được quan tâm, lo lắng từ đó giảm bớt cảm giác căng thẳng, cô đơn. Việc tương tác với trẻ cũng giúp ba mẹ xây dựng mối quan hệ, gần gũi con hơn từ đó tăng cường lòng tin của con đối với gia đình.

Khắc phục hành vi trẻ tự huỷ hoại bản thân
Ba mẹ quan tâm, trò chuyện với con nhiều hơn sẽ hỗ trợ trẻ vượt qua vấn đề tâm lý

Hành động quan tâm, nói chuyện với con sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tự do thể hiện suy nghĩ của bản thân. Điều này hỗ trợ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Đồng thời, thông qua các cuộc trò chuyện ba mẹ có thể truyền đạt các kiến thức quan trọng giúp con có thể vượt qua bệnh tật và phát triển toàn diện.

Dạy con cách sống chung với bệnh

Dạy con sống chung với bệnh là một trong những cách giúp trẻ vượt qua chứng tự huỷ hoại bản thân. Quá trình này không chỉ giúp con thấu hiểu, chấp nhận bệnh tật của mình mà còn hỗ trợ con phát triển các kỹ năng tự chăm sóc và quản lý sức khỏe.

Ba mẹ nên bắt đầu từ việc giải thích cho con hiểu về tình trạng sức khoẻ của bản thân. Sau đó, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội thảo luận và đặt câu hỏi về bệnh tình của mình, từ đó sẽ giúp con cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi đối mặt với bệnh tật.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cụ thể và thích hợp cho trẻ tự huỷ hoại bản thân. Tạo thói quen chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho trẻ bằng cách thường xuyên dắt bé đi tập thể dục, thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp với con.

Gia đình cần tạo môi trường tích cực và khích lệ con phát triển những kỹ năng sống và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, từ đó giúp con tự tin, kiên định hơn trước những khó khăn của bệnh tật.

Cho con tham gia các hoạt động ngoại khoá

Cho con tham gia các hoạt động ngoài trời là một phương pháp hữu ích giúp trẻ thoát khỏi bệnh tật. Những hoạt động này giúp trẻ có thêm kỹ năng mới, tăng khả năng giao tiếp, học hỏi kiến thức thực tế và cải thiện sức khỏe.

Điều ba mẹ nên làm khi trẻ tự huỷ hoại bản thân
Cùng con tham gia các hoạt động ngoại khoá để cải thiện sức khỏe

Việc cho con tham gia các hoạt động ngoại khoá sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng như: làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ngoài ra, khi tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ có cơ hội gặp gỡ, kết bạn với bạn đồng trang lứa từ đó mở ra cơ hội học tập và phát triển cho bé.

Tìm đến chuyên gia

Phụ huynh nên đến gặp các chuyên gia nếu trẻ có một số dấu hiệu sau đây:

Việc tìm đến chuyên gia giúp ba mẹ nắm rõ tình trạng sức khoẻ, tâm lý của con. Các bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân của vấn đề, đưa ra những đánh giá chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trẻ.

Khắc phục hành vi trẻ tự huỷ hoại bản thân thông qua chuyên gia
Nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để khắc phục tình trạng trẻ tự huỷ hoại bản thân

Ngoài ra, chuyên gia sẽ hỗ trợ ba mẹ có thêm kiến thức về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái một cách cụ thể và khoa học nhất.

Trẻ tự huỷ hoại bản thân đang là vấn đề nhiều gia đình đang phải đối mặt. Việc nhận biết và giải quyết vấn đề này không chỉ giúp con vượt qua khó khăn mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bạn có thể quan tâm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *