Tức giận mất kiểm soát: Nguyên nhân và cách giữ bình tĩnh
Tình trạng tức giận mất kiểm soát đang dần trở nên phổ biến và là vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay. Trạng thái tiêu cực này gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và tác động xấu đến các mối quan hệ, công việc hàng ngày.
Thực trạng tức giận mất kiểm soát trong xã hội hiện nay
Tức giận mất kiểm soát là một trạng thái tâm lý của con người. Khi cảm xúc giận dữ trở nên mạnh mẽ và thái quá sẽ khiến não bộ bị ức chế, từ đó dẫn đến hành vi tổn thương bản thân hoặc có những lời nói xúc phạm người khác.
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) số lượng người bị mất kiểm soát cơn tức giận trên thế giới đang gia tăng hằng năm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khoẻ như trầm cảm, stress và các rối loạn tâm thần khác.
Tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Xã hội và Kinh tế (VESR) đã thực hiện một cuộc khảo sát và chỉ ra rằng 70% dân số không thể kiểm soát được cơn tức giận của bản thân, 30% còn lại có nhận thức đúng đắn và biết cách kiềm chế cơn nóng giận.
Trong thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện những câu trêu chọc nhau như “đưa, bán tôi cái thùng xốp” hay “nhét vào vali”. Nguồn gốc của những câu nói này bắt nguồn từ các vụ giết người giấu xác của các cặp đôi. Nguyên nhân dẫn đến hành vi giết người của thủ phạm được xác định từ việc cãi nhau, chia tay dẫn đến hành vi tức giận mất kiểm soát.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tức giận mất kiểm soát
Tình trạng tức giận mất kiểm soát được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc tìm hiểu nguồn gốc của hành vi này sẽ giúp chúng ta có những biện pháp khắc phục và kiểm soát nó dễ dàng hơn. Một số nguyên nhân có thể nhắc tới như:
Stress và áp lực
Áp lực công việc hay stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơn tức giận mất kiểm soát. Cơn giận dữ sẽ khiến hệ thống cảm xúc não của bộ bị tác động, từ đó kích hoạt các cơ chế tự vệ tự nhiên bên trong.
Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu với cường độ mạnh thì sẽ gây mất cân bằng cảm xúc, từ đó khiến chúng ta không thể khống chế hành vi của bản thân. Ngoài ra, khi chúng ta stress nội tiết tố bên trong sẽ tăng sản sinh cortisol và adrenaline. Đây là hai hormone gây ra cảm giác lo lắng và căng thẳng khiến cho chúng ta bị mất bình tĩnh từ đó sinh ra hành vi tức giận mất kiểm soát.
Nghiện bia, rượu
Trong bia, rượu chứa rất nhiều ethanol, nó được biết đến là một chất gây ức chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương. Đây chính là tác nhân khiến cho não bộ bị giảm khả năng tự điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc và hành vi của cơ thể.
Ngoài ra, bia rượu là một trong những yếu tố gây mất cân bằng hai hoạt chất dopamine và serotonin khiến chúng ta tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc kích động. Điều này, khiến cho người nghiện bia rượu thường không thể kiểm soát các cơn nóng giận của bản thân. Đôi khi, hành vi tức giận không kiểm soát của người nghiện bia rượu đến từ việc cai nghiện.
Mắc các vấn đề tâm lý, tâm thần
Người mắc các bệnh lý sau có thể dẫn đến hành vi tức giận mất kiểm soát
- Rối loạn lưỡng cực (OCD): Người mắc chứng bệnh này thích sự hoàn hảo, cầu toàn. Họ có thể bị căng thẳng, lo lắng khi một sự vật, sự việc nào đó không đạt được mức độ hoàn hảo mà bản thân mong muốn từ đó dẫn đến hành vi cáu kỉnh, tức giận không kiểm soát.
- Trầm cảm sau sinh: Người mẹ có thể cảm thấy không được quan tâm từ gia đình từ đó sinh ra bất mãn, thiếu tự tin. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến hành vi tức giận mất kiểm soát ở phụ nữ sau sinh.
- Ám ảnh về quá khứ: Những ký ức đau buồn, ám ảnh có thể gợi lên những cảm xúc tiêu cực. Người bị mắc kẹt bên trong quá khứ, không thể xử lý hay thoát khỏi nó là yếu tố gây ra căng thẳng, stress, bất mãn từ đó dẫn đến tức giận, hành vi bị mất kiểm soát.
- Rối loạn tăng động giảm chú ý: Người mắc vấn đề này thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, cảm xúc và kiểm soát hành vi. Họ dễ dàng bị kích động, mất khả năng kiểm soát cơ thể khi gặp các tình huống căng thẳng hoặc quá tải. Sự bất mãn từ việc bản thân không thể hoàn thành nhiệm vụ hoặc thử thách dẫn đến hành vi tức giận mất kiểm soát.
- Tự kỷ: Những người bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, thích nghi với xã hội xung quanh, điều này gây ra bất mãn và căng thẳng. Đây là một trong những lý do khiến họ dễ bị tức giận và mất kiểm soát hành vi.
Tác hại của việc mất kiểm soát cơn tức giận
Hành vi tức giận mất kiểm soát gây ra hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến mặt tâm lý của con người. Việc thường xuyên nóng giận mất kiểm soát có thể dẫn đến căng thẳng liên tục, điều này ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, cảm xúc của bản thân.
Người thường xuyên tức giận mất kiểm soát rất dễ làm tổn thương người thân yêu, bạn bè bằng những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực. Điều này dẫn đến việc họ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội, người thân.
Hành vi tức giận mất kiểm soát quá mức có thể dẫn đến bạo lực gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như bị cô lập, xa lánh, mất việc làm, mối quan hệ. Điều này khiến cho người bệnh có tâm lý cô đơn và tìm đến chất kích thích như bia, rượu.
Tức giận mất kiểm soát là một trong những yếu tố gây ra các vấn đề sức khỏe như tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường và bệnh về đường tiêu hoá. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời chứng tức giận mất kiểm soát có thể lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng xung quanh.
Phương pháp kiểm soát cơn tức giận
Một số phương pháp giúp chúng ta hạn chế, giảm bớt cơn nóng giận mất kiểm soát bao gồm:
Hãy tức giận một mình
Đôi khi, việc giữ cảm xúc tức giận bên trong nội tâm sẽ là cách hiệu quả giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn. Chúng ta có thể đi đến một nơi nào đó chỉ có mình bạn, sau đó làm những gì bản thân cho rằng có thể giải tỏa cảm xúc ví dụ như la hét, hít thở sâu,…
Hành động tức giận một mình không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng mà còn tránh được những xung đột không cần thiết. Điều này giúp bạn kết nối với những người xung quanh từ đó duy trì được mối quan hệ xã hội.
Đi dạo
Đi dạo cũng là một biện pháp để giải tỏa cảm xúc và tận hưởng không khí trong lành của tự nhiên. Việc đi bộ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe về mặt thể chất mà còn hỗ trợ cải thiện tâm trạng, thư giãn tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng từ đó suy nghĩ lại hành vi của bản thân.
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng
Thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc các động tác căng cơ, thở sâu có thể giúp làm dịu cảm xúc tức giận và giảm căng thẳng. Những hoạt động này không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất mà còn tạo ra một cảm giác thư giãn và yên bình. Điều này hỗ trợ bạn kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, hành động một cách hiệu quả hơn.
Ăn uống
Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thức ăn giàu đường và chất béo, hãy tập trung vào những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,… Ngoài ra, bạn cần bổ sung tối đủ nước mỗi ngày để đào thải độc tố bên trong cơ thể. Việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn luôn ở trạng thái cân bằng.
Thở chậm và đều
Khi tức giận chúng ta thường có xu hướng thở nhanh, thở gấp điều này dẫn đến việc mất kiểm soát hành vi của bản thân. Thực hành thở chậm và đều sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và làm dịu cảm xúc căng thẳng tức giận.
Tức giận mất kiểm soát khi nào cần trị liệu tâm lý?
Những trường hợp sau đây cần đến gặp các chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này:
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Tự huỷ hoại bản thân
- Trầm cảm
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
- Rối loạn cảm xúc
- Rối loạn lo âu
Các chuyên gia tâm lý sẽ phối hợp cùng gia đình để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp can thiệp kịp thời để tránh những tổn thương ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Hi vọng thông qua bài viết này người đọc có thêm kiến thức về chứng tức giận mất kiểm soát và tác hại mà nó gây ra cho chúng ta. Qua đó, xây dựng được cuộc sống tinh thần lành mạnh, an toàn hơn.
Bạn có thể quan tâm
- Nghiện công việc (Workaholism): Hậu quả đến tâm lý và giải pháp
- Hiểu hơn về chứng rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux)
- Dấu hiệu trẻ tự hủy hoại bản thân: Cha mẹ cần chú ý cảnh giác
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!