Tổn thương tâm lý: Tác hại, dấu hiệu và cách xử lý

Trong cuộc sống đầy phức tạp, không một ai có thể tránh khỏi tổn thương tâm lý. Có những người sống với nỗi đau tinh thần suốt nhiều năm mà không hề hay biết. Nhưng liệu có cách nào để vượt qua những nỗi đau này và tìm lại bình yên trong tâm trí?

Tổn thương tâm lý là gì?

Tổn thương tâm lý là kết quả của các sự kiện tiêu cực xảy ra trong cuộc sống mà chúng ta không thể đối phó hay giải quyết được. Những trải nghiệm này khiến tinh thần và cảm xúc bị tổn thương, làm giảm khả năng nhận thức và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn.

tổn thương tâm lý là gì
Sự kiện tiêu cực trong cuộc sống khiến nhiều cá nhân bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng

Khi một người trải qua những sự kiện này tổn thương này, não bộ có thể khó xử lý và đối phó, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm hay hồi tưởng đau đớn. Nhiều người còn cho biết đã từng cảm thấy mình bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực tương tự mà không biết cách thoát ra khỏi nó.

Dấu hiệu nhận biết tổn thương tâm lý

Tổn thương tâm lý thường xuất hiện khi cơ thể và tâm trí không thể tự điều chỉnh sau những sang chấn kéo dài. Dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các trạng thái bình thường khác. Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ có thể thấy một số biểu hiện đặc trưng sau đây:

1. Thay đổi tính cách đột ngột

Khi một người trải qua cú sốc tâm lý, tính cách trở nên thay đổi một cách đáng kể. Những người từng vui vẻ, hoạt bát có thể trở nên trầm lặng, thu mình, thậm chí là tiêu cực. Sự thay đổi này không chỉ do cú sốc ban đầu mà còn từ những biến động tâm lý kéo dài sau đó. Tuy nhiên, một số người có thể chuyển biến tích cực từ đau khổ vươn lên sống có ý nghĩa hơn.

dấu hiệu tổn thương tâm lý
Tổn thương tâm lý dễ nhận thấy thông qua trạng thái và hành vi thay đổi thất thường

Ngoài ra, sự thay đổi tính cách có thể thể hiện qua những hành vi phi lý, hung hăng, thờ ơ, mất phương hướng. Những biến đổi này thường khiến người thân và bạn bè bất ngờ, bởi họ khó nhận ra người mình từng quen biết.

2. Tâm trạng tiêu cực

Người bị tổn thương tâm lý thường xuyên chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng vô cớ. Đôi khi trở nên mất bình tĩnh trước những chuyện nhỏ nhặt, suy nghĩ bi quan về mọi thứ khiến bản thân luôn bất an, mệt mỏi và dễ mất ngủ.

Những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực kéo dài đó có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu. Đồng thời những cảm giác buồn bã, tuyệt vọng và mất hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đây thường xuyên xuất hiện hơn. Đây là lúc cần đến sự can thiệp của chuyên gia để vượt qua tình trạng này.

3. Hành vi tự thu mình

Khi một người bắt đầu tự thu mình, tránh giao tiếp với mọi người thì đó là dấu hiệu rõ ràng của tổn thương tâm lý. Người bệnh có xu hướng tránh xa hoạt động xã hội, thích ở một mình và giảm bớt các kết nối với bạn bè, người thân. Điều này vô tình làm trầm trọng thêm cảm giác bất ổn trong tâm lý.

Hành vi tự thu mình về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng tự cô lập, khiến người đó khó hòa nhập với xã hội. Cùng với đó là việc mất đi sự hỗ trợ từ cộng đồng, dẫn đến tình trạng khó thoát khỏi các rối loạn tâm lý nghiêm trọng.

4. Dễ kích động, nổi giận

Người chịu tổn thương tâm lý thường khó kiểm soát cảm xúc, dễ dàng bùng phát sự tức giận và kích động một cách vô cớ. Người đó có thể phản ứng quá mức với những tình huống nhỏ nhặt, dẫn đến xung đột với mọi người xung quanh. Hành vi này vừa làm tổn thương mối quan hệ cá nhân vừa khiến người khác cảm thấy khó chịu, muốn xa lánh.

biểu hiện của tổn thương tâm lý
Dễ nổi giận là trạng thái thường thấy ở người bị tổn thương tâm lý

Sự bùng phát này thường bắt nguồn từ căng thẳng hay trải nghiệm đau buồn trong quá khứ. Khi không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sức khỏe tổng thể bị tổn hại và liên lụy đến người xung quanh.

5. Suy giảm sức khỏe

Tâm lý bị tổn thương thường đi kèm với rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là tình trạng mất ngủ kéo dài. Những suy nghĩ hỗn loạn và cảm xúc tiêu cực trong đầu khiến cho giấc ngủ ngon trở nên hiếm hơn. Hậu quả là người bệnh thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức và suy giảm sức khỏe.

Rối loạn giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu. Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh gặp cản trở trong công việc, học tập và cuộc sống.

6. Hành vi trốn tránh

Khi đối mặt với những ký ức đau buồn, nhiều người có xu hướng trốn tránh và phủ nhận chúng như một cách tự bảo vệ bản thân. Mọi người có thể từ chối đối diện với những sự kiện gây ra tổn thương, tránh những địa điểm hay hoàn cảnh gợi lại ký ức đó. Dù điều này mang lại sự thoải mái tạm thời, nhưng về lâu dài chỉ làm tâm lý thêm bất ổn

Hành vi trốn tránh này có thể khiến người đó không thể vượt qua được nỗi đau và tiếp tục sống trong bóng tối của quá khứ. Điều này làm hạn chế khả năng phục hồi và dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

7. Hành vi tự hủy hoại bản thân

Một trong những dấu hiệu nghiêm trọng nhất của tổn thương tâm lý là hành vi tự hủy hoại bản thân. Những người này sẽ tự làm tổn thương mình để giải tỏa cảm xúc, trừng phạt bản thân vì lỗi lầm trong quá khứ. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy đối phương đang rất cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

triệu chứng của tổn thương tâm lý
Hành vi tự làm hại bản thân thường bắt gặp ở người bị tổn thương tâm lý

Nguyên nhân gây ra tổn thương tâm lý

Những tổn thương tâm lý có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà con người không thể kiểm soát được. Khi những trải nghiệm này trở nên quá sức chịu đựng, chúng trở thành “mũi dao” gây ra những vết thương tâm lý khó chữa lành.

  • Biến cố lớn như mất đi người thân yêu, tai nạn, chiến tranh
  • Sự cô đơn, bị phản bội, thiếu thốn tình cảm trong các mối quan hệ
  • Áp lực công việc, học tập, tài chính ngày càng gia tăng
  • Mắc rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương
  • Bị cha mẹ ngược đãi, thiên vị, bỏ rơi hoặc bị lạm dụng bởi kẻ xấu
  • Bạo lực học đường và những hành vi thiếu văn minh tại nơi làm việc
  • Những đổ vỡ trong hôn nhân và sự dồn nén cảm xúc lâu ngày không giải tỏa

Tác hại của tổn thương tâm lý đến sức khỏe, đời sống

Những người chịu tổn thương tâm lý thường gặp phải các vấn đề như mất ngủ, ngủ không sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi và tinh thần bị suy sụp. Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng khi trải qua những cơn đau bụng, tiêu chảy và dần chán ăn. Những thay đổi này làm giảm chất lượng sống, khiến cơ thể dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị suy yếu.

Sức khỏe tâm thần của người bệnh cũng không thoát khỏi tác động tiêu cực từ tổn thương tâm lý. Nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm với các biểu hiện lo âu cũng trở nên thường xuyên hơn, làm tâm trí căng thẳng và sợ hãi quá mức. Trong trường hợp nghiêm trọng, tổn thương tâm lý có thể dẫn đến những hành vi tự làm hại bản thân, thậm chí là ý định tự tử.

tác hại của tổn thương tâm lý
Người bị tổn thương tâm lý thường có ý định tự tử khi trạng thái không ổn định

Không chỉ sức khỏe cá nhân bị ảnh hưởng, mà các mối quan hệ cũng trở nên mong manh. Người bị tổn thương tâm lý thường có xu hướng tránh xa những cuộc gặp gỡ và dần dần cô lập bản thân. Bởi lẽ họ khó xây dựng và duy trì các mối quan hệ do tâm lý bất ổn và thiếu sự tin tưởng vào người khác. Những mâu thuẫn và xung đột trong gia đình cũng thường xuyên xảy ra đã làm tăng thêm nỗi đau tinh thần.

Thêm vào đó, nó còn khiến cá nhân thường xuyên mất tập trung, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và kết quả học tập. Khi chất lượng công việc và học tập giảm sút, người bệnh trở nên bất lực và mất đi niềm tin vào bản thân. Điều này không chỉ làm họ khó tận hưởng cuộc sống hiện tại mà còn làm mờ đi tương lai khi không thể lập kế hoạch và đạt được mục tiêu của mình.

Tham khảo thêm: Điểm danh các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý con người

Cách chữa lành những tổn thương tâm lý

Chữa lành những tổn thương tâm lý là cách để cá nhân khôi phục sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Thông qua các biện pháp tự chăm sóc, nhờ đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp với các liệu pháp mới lạ, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường.

1. Biện pháp tự chăm sóc bản thân

Chữa lành tổn thương tâm lý yêu cầu chúng ta chăm sóc bản thân một cách toàn diện. Đây không chỉ là việc chú trọng đến sức khỏe thể chất mà còn là sự quan tâm đến tinh thần và cảm xúc.

cách xử lý tổn thương tâm lý
Ôm ấp thú cưng là cách hiệu quả để xoa dịu những tổn thương tâm lý
  • Tắm bồn với nước ấm, thêm muối tắm vào nước để tăng cường tác dụng thư giãn
  • Tự mát xa cơ thể, đi chân đất trên nền đất, cỏ để thư giãn các cơ
  • Đọc sách giấy theo sở thích để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực
  • Nghe, chơi, hoặc viết nhạc phù hợp với sở thích cá nhân để thể hiện cảm xúc và làm dịu tâm trạng
  • Ôm ấp người thân, thú cưng tạo cảm giác yên bình. Nếu không có cơ hội này, một cái gối êm ái cũng có thể làm cơ thể dễ chịu hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tập bơi lội
  • Thường xuyên chia sẻ cảm xúc với người mình tin tưởng, ghi chép nhật ký để trút bầu tâm sự
  • Ăn uống lành mạnh với đầy đủ các nhóm thức ăn nhiều dinh dưỡng và uống đủ nước.
  • Tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và ưu tiên rau củ quả tươi ngon
  • Tạo điều kiện cho giấc ngủ đủ, chất lượng để cơ thể có thời gian nạp lại năng lượng và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý
  • Đặt tay lên bụng, hít thở sâu và cảm nhận sự thay đổi trong cơ thể
  • Dành nhiều thời gian ở bên ngoài thiên nhiên, kết nối với môi trường xung quanh
  • Ngồi thiền hoặc cầu nguyện theo tôn giáo của mình để tìm thấy sự bình an và sức mạnh nội tại
  • Quan sát cảm xúc thường xuyên để chúng không chi phối tâm trí, giúp tăng cường khả năng chịu đựng.
  • Học cách xử lý thông tin và cảm xúc tích cực để đối phó tốt hơn trong môi trường căng thẳng

2. Tâm lý trị liệu

Chữa lành tổn thương tâm lý có thể được thực hiện qua nhiều liệu pháp tâm lý trị liệu khác nhau, mỗi phương pháp đều có đặc thù riêng để đáp ứng nhu cầu của từng người. Dưới đây là một số liệu pháp chính mà cá nhân có thể áp dụng trong việc chữa trị:

chữa lành tổn thương tâm lý
Liệu pháp tâm lý mang lại hiệu quả trong việc chữa lành tổn thương tâm lý
  • Liệu pháp hành vi: Tập trung vào việc thay đổi hành vi không mong muốn và áp dụng các kỹ thuật cụ thể để cải thiện hành vi.
  • Liệu pháp nghệ thuật: Sử dụng hoạt động nghệ thuật như vẽ và điêu khắc để khám phá và thể hiện cảm xúc.
  • Liệu pháp tư duy: Thay đổi niềm tin và tư duy tiêu cực, học cách rèn luyện tư duy lạc quan.
  • Liệu pháp nhóm: Tạo không gian kết nối để các thành viên trong nhóm có hoàn cảnh tương tự chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.

Không một ai trong chúng ta mong muốn bị tổn thương tâm lý, nhưng đôi khi đó lại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Quan trọng là cách mỗi người đối mặt và vượt qua nó. Hãy dũng cảm bước tiếp vì tương lai phía trước là những điều tốt đẹp đang chờ đón.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *