Tự Dằn Vặt Bản Thân Và Những Nguy Hại Khôn Lường

Một người nếu luôn tự dằn vặt bản thân sẽ luôn cảm thấy tội lỗi, đau khổ, mệt mỏi, chán nản với cuộc sống. Đây là còn là triệu chứng của rất nhiều vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Trạng thái này nếu không nhanh chóng thoát ra được có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy xấu, đặc biệt là gia tăng nguy cơ tự tử để giảm cảm giác tội lỗi và tự dằn vặt.

Tự dằn vặt bản thân
Tự dằn vặt bản thân khiến cuộc sống của những người này luôn chìm trong bóng đen của tội lỗi và tiêu cực

Tự dằn vặt bản thân là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày không tránh khỏi những lúc bản thân gây ra những sai phạm, lỗi lầm ảnh hưởng đến bản thân hoặc cả những người xung quanh. Khi đó dù vô tình gây sai phạm thì cảm giác tội lỗi, dằn vặt mình, luôn ước rằng “giá như mình không làm như vậy” xuất hiện là điều cực kỳ hiển nhiên. Đặc biệt với những người có trách nhiệm, người dễ suy nghĩ nhiều sẽ càng có những cảm xúc này.

Ở một số người, sau khi bù đắp được những sai phạm, tổn thương thì cảm xúc tội lỗi cũng dần biết mất, tâm trí nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên ở một số người đã thực hiện việc đền bù lỗi lầm một cách xứng đáng nhưng vẫn không thoát được những ám ảnh về tội lỗi của mình. Đặc biệt ở những người gây ra những sai phạm dẫn đến thiệt hại về tài sản lớn, sức khỏe hay tính mạng của người khác thì càng cảm thấy áp lực đau khổ nặng nề hơn.

Những người luôn tự dằn vặt bản thân thường có những biểu hiện sau đây:

  • Luôn bị ám ảnh bởi những sai lầm đã xảy ra từ rất lâu trong quá khứ
  • Thường xuyên có cảm giác bất an, lo sợ về những việc không hoàn thành tốt các mục tiêu của bản thân cũng như kỳ vọng từ những người xung quanh
  • Có xu hướng nghiêm trọng hóa lỗi lầm và khuyết điểm của bản thân
  • Luôn sợ bị người khác đánh giá, phê bình và trách mắng trước bất cứ việc gì
  • Thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, bi quan và tưởng tượng ra hậu quả nếu bản thân thất bại
  • Tâm trí dường như luôn suy nghĩ, hoạt động và không thể nghỉ ngơi.

4 Nguy hại khôn lường của việc tự dằn vặt bản thân

Tự dằn vặt bản thân khiến cho con người luôn sống trong nỗi ám ảnh mơ hồ, mệt mỏi, tiêu cực, đau khổ. Thậm chí họ còn cảm thấy tim bị bóp chặt, khó thở khi nghĩ đến những hậu quả do bản thân gây ra. Cuộc sống của họ dường như chìm vào bóng tối và dẫn đến rất nhiều hệ lụy khác. Vậy tự dằn vặt bản thân có thể gây ra những nguy hại như thế nào?

1. Suy giảm chất lượng giấc ngủ

Khi phải nghĩ nhiều về một vấn đề thường kéo theo tình trạng mất ngủ, không ngủ được hoặc ngủ không ngon. Khi ngủ họ cũng thường dễ gặp ác mộng, mơ về những lỗi lầm của bản thân. Chính vì vậy là họ thường rơi vào trạng thái ngủ mơ màng, ngủ ít, khi tỉnh dậy người thường đầm đìa mồ hôi và ngày càng không dám ngủ vì sợ những cơn ác mộng đó tiếp tục lặp lại.

Mất ngủ, khó ngủ vì suy nghĩ nhiều khiến người luôn tự dằn vặt bản thân ngày càng giảm sút về tinh thần và sức khỏe. Bởi hệ thống thần kinh và cơ thể không được nạp đủ năng lượng nên tinh thần cũng luôn uể oải, mệt mỏi, thiếu tập trung, dễ hoảng loạn giật mình hơn bình thường. Mặt khác khi tinh thần thiếu tỉnh táo, mệt mỏi cũng rất dễ xảy ra những sai lầm tiếp theo, đặc biệt trong công việc hay tham gia giao thông.

2. Suy giảm chất lượng sức khỏe

Có rất nhiều yếu tố khiến những người tự dằn vặt bản thân bị suy giảm về mặt sức khỏe. Trong đó mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể yếu đi, gia tăng các vấn đề như cao huyết áp, bệnh dạ dày, béo phì, dễ bị ốm vặt. Giấc ngủ giúp cơ thể nạp được năng lượng đã mất nên nếu không được ngủ đủ sẽ giúp các cơ quan này không được hồi phục, dần suy yếu và mắc bệnh.

Tự dằn vặt bản thân
Mất ngủ và lạm dụng rượu bia để giải tỏa cảm xúc khiến sức khỏe những người này ngày càng suy giảm

Mặt khác để giải tỏa cảm xúc và những lắng lo của bản thân, không ít người đã tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác. Trong các sản phẩm này đều có chứa các chất kích thích khiến não bộ hưng phấn nên tạm thời loại bỏ được những lo lắng tiêu cực của họ. Do đó nhiều người thường trở nên mù quáng, cho rằng việc say xỉn mỗi ngày có thể quên đi tội lỗi của chính mình.

Việc sử dụng bia rượu hay chất kích thích nếu không thể kiểm soát được sớm sẽ rất dễ gây nghiện đồng thời làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều vấn đề khác về gan, thận, dạ dày nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc sử dụng các chất này cũng chỉ giúp người bệnh hưng phấn tạm thời, nhưng lại tăng các kích thích khác, thậm chí gây ra nguy hiểm cho mình và những người xung quanh.

3. Tự dằn vặt bản thân làm suy giảm chất lượng cuộc sống

Không ai có thể sống vui vẻ, hạnh phúc khi đang tự dằn vặt bản thân với những lỗi lầm được. Một người vì vô tình phóng nhanh gây tai nạn làm người kia mất đi đôi chân có thể phải sống cả đời trong nỗi ám ảnh tội lỗi, cho dù đã đền bù và hỗ trợ đối phương đầy đủ theo quy định của pháp luật. Một người vì đưa ra quyết định vội vã mà phá sản sẽ luôn tự trách mình đã làm cho cả gia đình phải sống khổ sở theo.

Không phải ai cũng đủ sức đứng lên làm lại sau những sai phạm, vấp ngã bởi có những thứ cần phải dành cả đời để trả giá, chuộc lỗi. Tuy nhiên việc luôn tự dằn vặt bản thân sẽ khiến những người này bị chôn vùi hoàn toàn trong sự tiêu cực, không thể đứng dậy được, không thể làm lại cuộc đời vì luôn sống trong mặc cảm và ám ảnh.

Những người tự dằn vặt bản thân cũng có xu hướng ngày càng tách biệt với mọi người xung quanh, thường chỉ trốn trong nhà. Đồng thời do tinh thần tiêu cực và dễ bị kích động nên mối quan hệ của người này cũng rất dễ bị ảnh hưởng.  Mặt khác do tinh thần không tỉnh táo, kém tập trung dẫn đến chất lượng công việc giảm sút nên những người này đôi khi cũng khó khăn trong việc nuôi sống bản thân.

Tiến sĩ tâm lý học Jonice Webb của (Hoa Kỳ) cũng nhận xét rằng “thói quen tự trách móc bản thân là rào cản lớn với bất kỳ ai mắc phải nó. Nó khiến con người không thể thích nghi với đổi thay, làm cho chúng ta trở nên trì trệ và hủy hoại dần cuộc sống của chúng ta. Nó là kẻ thù của sự phát triển”. Điều này càng khẳng định về sự nguy hại của việc tự dằn vặt bản thân đến chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

4. Gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý

Sống trong cảm giác tiêu cực, tội lỗi, ăn uống không ngon, ngủ không đủ hằng ngày thì việc mắc các vấn đề tâm lý là điều rất tránh khỏi. Tạp chí Journal of Abnormal Psychology đã đăng tải các nghiên cứu của nhóm tác giả Michel vào năm 2013, theo đó khẳng định rằng ở những người thường xuyên tự trách móc và đay nghiến bản thân thì sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề rối loạn tâm lý mãn tính.

Tự dằn vặt bản thân
Những cảm xúc tiêu cực làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và rất dễ dẫn đến tự tử nếu không thể giải quyết từ sớm

Cụ thể, những vấn đề nguy cơ mà người thường tự dằn vặt bản thân có thể gặp phải như

Đặc biệt các vấn đề này có nguy cơ cao gặp ở những người đã gây ra các lỗi lầm có gây hại nghiêm trọng đến những người xung quanh. Những ám ảnh từ các sự kiện trong quá khứ khiến những người này không thể thoát ra được, cuộc sống dường như ngưng đọng lại, dần dần không còn cảm nhận được hạnh phúc mà dường như chỉ luôn lo âu, sợ hãi, hoảng loạn, tiêu cực.

Những cảm xúc khó khăn này dường như lớn hơn theo từng ngày, trở thành một cái bóng lớn và có thể bóp nghẹt hiện tại của mỗi người. Nếu không sớm tìm cách thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực thì những người này rất dễ xuất hiện các hành vi tiêu cực như tự làm đau bản thân hay tự tử như một cách trả giá cho tội lỗi của bản thân.

Khả năng chịu đựng tâm lý của mỗi người là khác nhau, có những người dù làm chết người họ cũng chẳng hề suy nghĩ nhiều trong khi có những người chỉ vô tình làm tổn thương người khác bằng lời nói cũng thấy day dứt mãi không thôi, dằn vặt mình đến không ngủ được. Do đó rất khó để khẳng định liệu tội lỗi nào có thể khiến một người có cách hành vi tiêu cực như trên.

Làm sao để thoát khỏi tình trạng tự dằn vặt bản thân?

Người tự dằn vặt bản thân thường là người có tinh thần trách nhiệm cao, người có xu hướng sống nội tâm và tiêu cực. Dù với bất cứ nguyên nhân nào, hậu quả của tội lỗi đó như thế nào thì những cảm xúc tiêu cực này cũng có thể làm phá hủy cuộc sống của những đối tượng này nên phải tìm cách cải thiện càng sớm càng tốt.

1. Xác định tính chất và giải quyết lỗi lầm một cách toàn diện nhất

Muốn vơi bớt cảm giác tội lỗi trước tiên bạn cần xác định được tính chất hậu quả các lỗi lầm của mình để tìm được phương án giải quyết phù hợp nhất. Chẳng hạn bạn cảm thấy tội lỗi khi những lời nói vô ý của mình đã làm cho người khác tổn thương thì cần nhanh chóng xin lỗi đối phương thật chân thành, chỉ khi nhận được chấp thuận thì những cảm xúc này sẽ nhanh chóng vơi bớt.

Tự dằn vặt bản thân
Biết sai và biết sửa lỗi sẽ giúp bạn nhanh chóng cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản hơn

Tuy nhiên vẫn có những lỗi lầm to lớn, chẳng hạn như làm cho một người nào đó thương tật hay thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng thì bạn cần phải chịu trách nhiệm về cả mặt luật pháp. Làm một người bị thương tật cho dù chỉ là vô tình thì cho dù có phải rơi vào vòng lao lý cũng không thể khiến đối phương cảm thấy ổn hơn tuy nhiên sự chủ động chịu trách nhiệm và thành tâm của bạn cũng khiến cho đối phương cảm thấy công bằng và thỏa đáng hơn phần nào.

Thay vì cứ ngồi than thân trách phận, tự dằn vặt bản thân, suy nghĩ lung tung thì việc bạn nhanh chóng xốc lại tinh thần và giải quyết những hậu họa mà bản thân gây ra sẽ mang đến vô vàn các lợi ích tích cực. Hít thở thật sâu, sẵn sàng đối diện với mọi hậu quả mới thực sự chứng minh bạn là một người đoàng hoàng và có trách nhiệm.

Nói chung tùy tính chất nghiêm trọng của vấn đề mà bạn có thể xử lý theo nhiều hướng khác nhau. Quan trọng là bạn cần thực sự trung thực, chân thành với suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, nhìn nhận vấn đề một cách công tâm hơn.

2. Chia sẻ vấn đề với những người xung quanh

Đôi khi sự việc đó không đến mức nghiêm trọng như bạn nghĩ, tuy nhiên do bản thân quá tiêu cực nên bạn luôn mặc định là tội lỗi đó là do mình và tự dằn vặt bản thân. Tâm lý tiêu cực khiến bạn mù quáng hơn, không nhìn nhận được các hành vi, lời nói một cách công bằng nên việc nhờ những người xung quanh nhìn nhận đánh giá sẽ đưa đến cho bạn những cảm xúc rõ ràng hơn.

Là người ngoài cuộc nên những người xung quanh sẽ luôn nhìn nhận rõ vấn đề nhất để biết thực chất vấn đề của bạn nghiêm trọng đến mức nào. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên nói chuyện, chia sẻ với những người có tính cách tích cực, công bằng, điềm đạm đẻ có thể chỉ rõ vấn đề cho bạn. Tránh nói chuyện với những người cũng có tâm lý, cảm xúc tiêu cực như bản thân vì sẽ chỉ thấy vấn đề đó trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi.

3. Xoa dịu tinh thần thông qua các biện pháp hỗ trợ

Tự dằn vặt bản thân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, đau khổ, trái tim như đang bị bóp nghẹt nên cũng dễ rơi vào trạng thái kích thích, kích động. Chính vì thế thực hiện các biện pháp xoa dịu thần kinh như thiền, yoga để kiểm soát hơi thở và cảm xúc sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích lúc này.

Tự dằn vặt bản thân
Thiền nguyện mỗi ngày có thể đem đến rất nhiều tác dụng cho tâm trí

Các chuyên gia cũng cho biết việc kiểm soát được hơi thở, cảm xúc sẽ giúp bạn dễ dàng giữ được bình tĩnh, tâm trạng ổn định hơn nên việc nhìn nhận các vấn đề cũng rõ ràng hơn. Kể cả những người gặp các vấn đề tâm lý cũng thường được khuyến khích nên tham khảo các bộ môn như thiền, yoga hay dưỡng sinh vì đem đến vô vàn các tác dụng tuyệt vời giúp cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

Thông qua thiền hay yoga, những cảm xúc tiêu cực dần được kiểm soát và thay thế bằng những cảm xúc tích cực hơn, phù hợp hơn với thực tại. Thời gian thiền định cũng có thể giúp bạn chiêm nghiệm về cuộc sống, về bản thân mình và tìm hướng thay đổi phù hợp hơn để không lặp lại các sai lầm đó một lần nào nữa.

4. Làm các công việc hướng thiện

Khi tâm không thanh tịnh sẽ khiến chúng ta luôn sống trong lo lắng, dằn vặt bản thân. Điều này cũng có thể bắt nguồn từ các hành vi sai trái, đã từng làm tổn hại đến người khác nhưng chưa được khắc phục nên tâm trí thiếu đi sự an yên. Không phải lỗi lầm nào xin lỗi cũng có thể bỏ qua, không phải thứ gì mất đi cũng có thể lấy lại được. Do đó bạn có thể chọn cách hướng thiện, làm việc thiện để bày tỏ sự hối lỗi cũng như tu rèn đức tính bình tâm trở lại.

Thường xuyên đến chùa, học thiền, nghe giảng Phật, giúp đỡ những người có cuộc sống khó khăn một cách thật thành tâm sẽ giúp bạn dần lấy lại sự bình yên trong tâm hồn. Khi trái tim hướng tới cái thiện một cách chân thành, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này nhẹ nhàng hơn rất nhiều, trong lòng dường như cũng dần buông bỏ những ám ảnh dằn vặt về tội lỗi của bản thân, học được cách tha thứ cho chính mình.

Hãy nhớ rằng, làm việc thiện, giúp người, giúp đời phải bắt nguồn từ sự thành tâm, từ trái tim chứ đừng mang tâm lý làm để cho bớt tội lỗi. Chỉ khi bạn thực sự hướng mình về cuộc sống thiện lương, không sân si với đời thì tự khắc bạn sẽ thấy lòng thanh thản mà thôi.

5. Tham vấn với chuyên gia tâm lý

Khi những cảm xúc tự dằn vặt bản thân diễn ra quá mức, ngay cả với các sự kiện tình huống bình thường  và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hoặc có xuất hiện suy nghĩ tự tử thì rất cần được trị liệu tâm lý. Ngay cả với những người phạm tội bị ám ảnh và dằn vặt bởi tội lỗi của bản thân cũng có thể được cho phép tham vấn tâm lý để ngăn ngừa các hành vi tự hại bản thân xuất hiện.

Tự dằn vặt bản thân
Gặp gỡ các chuyên gia tâm lý sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn, hướng đến những giá trị tích cực trong cuộc sống

Các chuyên gia tâm lý chính là người sẽ lắng nghe và đưa ra nhìn nhận một cách công bằng nhất về tính chất vấn đề, gỡ bỏ các khúc mắc trong lòng, nhờ đó dần hướng về tương lai lạc quan phía trước. Nhà trị liệu sẽ thay thế những suy nghĩ tiêu cực không phù hợp của thân thủ và thay đổi bằng những suy nghĩ đúng đắn, thực tế, phù hợp với thực tại, từ đó dần giúp những người này thoát khỏi suy nghĩ dằn vặt chính mình.

Chăm sóc tâm lý cùng nhà tham vấn tâm lý là cực kỳ cần thiết với các bệnh nhân trầm cảm hay rối loạn lo âu, thậm chí có thể hiệu quả hơn cả việc dùng thuốc. Các chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn người bệnh cách đối diện với những căng thẳng lo lắng hằng ngày để tâm trí luôn được bình yên, thư thả, nhẹ nhàng.

6. Rút ra bài học và thay đổi bản thân

Thực tế trong cuộc sống này, không ai là không tránh khỏi những lần mắc lỗi, lỗi đó có thể chỉ làm tổn hại đến bản thân hoặc cả những người xung quanh. Nếu chúng ta cứ sống mà tự dằn vặt bản thân nhưng lại không biết mình sai ở đâu, không biết sửa đổi lỗi lầm thì chẳng thể nào thay đổi được gì. Thứ khiến chúng ta hoàn thiện hơn có thể chính là lỗi lầm và quan trọng hơn là phải biết thay đổi để không lặp lại các sai phạm đó nữa.

Thời gian là thứ chỉ có thể qua đi chứ không bao giờ có thể lấy lại được. Vì vậy thay vì cứ đắm chìm trong khổ đau từ quá khứ thì bạn cần học cách sống cho thực tại, biết trân quý bản thân mình và những thứ xung quanh. Chỉ khi bạn biết yêu bản thân mình thì mới có thể dần hoàn thiện bản thân hơn, hạn chế mắc sai lầm và cũng biết cách tha thứ, bao dung hơn cho mình và cả những người xung quanh.

Tự dằn vặt bản thân thường xuất phát bởi việc bản thân là một người tiêu cực, do đó nếu không sớm tìm cách cải thiện thì rất dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý nguy hiểm khác. Học cách bao dung, tha thứ cho bản thân, hướng đến những giá trị tích cực trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *