Chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia): Dấu hiệu và cách khắc phục

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng không ít người cảm thấy sợ hãi và lo lắng quá mức về việc nấu nướng. Hội chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia) được sử dụng để đề cập đến những người có biểu hiện kể trên.

hội chứng sợ nấu ăn
Dù chưa được công nhận nhưng thuật ngữ Hội chứng sợ nấu ăn – Mageirocophobia vẫn được đề cập phổ biến

Hội chứng sợ nấu ăn là gì?

Nấu ăn là sở thích của không ít người. Nhiều người cảm thấy vui vẻ, thư giãn khi được chế biến các món ăn yêu thích hoặc sáng tạo thành công các công thức mới. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng một số người có nỗi sợ mãnh liệt và dai dẳng về việc nấu ăn. Tình trạng này được gọi là hội chứng sợ nấu ăn hay được biết với thuật ngữ “Mageirocophobia”.

Người mắc hội chứng sợ nấu ăn có cảm giác sợ hãi, lo lắng tột độ khi nghĩ đến hoặc phải nấu nướng. Mageirocophobia có vài điểm khác biệt với các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác như hội chứng sợ chú hề, hội chứng sợ sấm sét,… Các chuyên gia nhận thấy, người mắc chứng sợ nấu ăn thường theo chủ nghĩa hoàn hảo và sợ mắc sai lầm nên luôn có giác lo sợ phải nấu nướng.

Ngoài ra, hội chứng sợ nấu ăn cũng có thể liên quan đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Ý nghĩ sẽ xảy ra hỏa hoạn, đứt tay, ngộ độc thực phẩm,… khiến cho một số người né tránh việc chế biến thức ăn. Hội chứng này không giống với cảm giác không thích nấu ăn ở một số người.

Thuật ngữ Mageirocophobia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó “mageiros” nghĩa là nấu ăn và “phobos” là nỗi sợ hãi. Dù xuất hiện khá lâu nhưng hội chứng này vẫn chưa được công nhận là rối loạn tâm lý, tâm thần chính thức. Tuy nhiên, hội chứng sợ nấu ăn vẫn sẽ được điều trị nếu gây cản trở và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống.

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ nấu ăn

Hội chứng sợ nấu ăn đặc trưng bởi cảm giác sợ và lo âu tột độ khi nghĩ đến việc phải nấu ăn. Nỗi sợ này không giống với cảm giác không thích nấu nướng thông thường mà chi phối mạnh mẽ hành vi, cảm xúc và gây ra không ít triệu chứng thể chất.

Mageirocophobia
Người mắc hội chứng Mageirocophobia thường trực cảm giác lo lắng và sợ hãi về việc nấu nướng

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia):

  • Luôn có cảm giác lo sợ và bất an khi phải nấu ăn. Thậm chí ý nghĩ sẽ phải nấu ăn cũng đủ để khiến người bệnh trở nên căng thẳng và sợ hãi.
  • Ít khi bước chân vào bếp vì sợ phải nhìn thấy cảnh người khác đang nấu nướng.
  • Từ chối việc nấu nướng và ưu tiên đặt thức ăn hoặc ăn ngoài
  • Lựa chọn những công việc không phải làm việc trong bếp.
  • Tránh các nhà hàng có khu bếp được xây thoáng để khách hàng có thể quan sát.
  • Khi phải nấu nướng, người bị chứng sợ nấu ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đánh trống ngực, căng cơ, đau đầu, đổ mồ hôi, khô miệng, lo lắng quá mức, căng thẳng,…

Nguyên nhân gây ra chứng sợ nấu ăn

Nguyên nhân gây ra chứng sợ nấu ăn vẫn chưa được biết rõ. Dù vậy, một số yếu tố đã được xác định có thể phát triển nỗi sợ vô lý và lo lắng về việc nấu nướng bao gồm:

hội chứng sợ nấu ăn
Từng bị tai nạn khi nấu nướng là yếu tố phát triển hội chứng sợ nấu ăn
  • Di truyền: Giống như các hội chứng ám ảnh sợ khác, chứng sợ nấu ăn có thể di truyền từ gia đình. Một số nghiên cứu được thực hiện cho thấy, tiền sử gia đình bị rối loạn cảm xúc làm gia tăng nguy cơ phát triển hội chứng này.
  • Trải nghiệm tiêu cực liên quan đến việc nấu nướng: Hội chứng sợ nấu ăn có thể phát triển sau các trải nghiệm tiêu cực như từng bị đứt tay, cháy nổ, bỏng hoặc ngộ độc thực phẩm khi nấu nướng. Ngoài ra, việc chứng kiến người thân bị hỏa hoạn do nấu ăn cũng vô tình phát triển nỗi sợ thái quá về việc nấu ăn.
  • Bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường lo sợ sẽ bị nhiễm bệnh và xảy ra tai nạn. Do đó, một số người cảm thấy sợ hãi và lo âu khi nấu nướng vì sợ gặp phải hỏa hoạn, đứt tay, ngộ độc thực phẩm,…
  • Chủ nghĩa hoàn hảo: Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo đòi hỏi sự cầu toàn trong tất cả mọi thứ. Nếu không thực sự am hiểu về ẩm thực và nấu nướng, họ có thể trở nên lo lắng về việc phải nấu ăn. Nguyên nhân sâu xa là vì bản thân sợ hãi sẽ mắc sai lầm và chế biến ra các món ăn không thơm ngon, hấp dẫn.

Người mắc hội chứng Mageirocophobia thường có các nỗi sợ liên quan đến việc nấu nướng như:

  • Sợ hỏa hoạn
  • Sợ món ăn không hấp dẫn, khó ăn
  • Sợ ngộ độc thực phẩm
  • Sợ bị đứt tay, chảy máu khi dùng dao kéo

Trong một số trường hợp, chứng Mageirocophobia có thể bắt nguồn từ hội chứng sợ vật nhọn như dao, kéo,… Nỗi sợ các vật nhọn khiến một số người lo lắng, bất an khi nghĩ đến việc phải nấu nướng và bước vào bếp.

Ảnh hưởng của chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia)

Nấu ăn là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, chứng sợ nấu ăn sẽ gây ra không ít trở ngại. Hiện nay, sự phát triển của các dịch vụ vận chuyển phần nào có thể giải quyết nỗi sợ nấu ăn của một số người.

Tuy nhiên, nỗi sợ này sẽ khiến cho người bệnh phải từ chối các cuộc gặp gỡ khi mà mọi người cùng nhau nấu nướng và quây quần thưởng thức món ăn. Ngoài ra, chứng Mageirocophobia còn gây ra phiền toái khi chọn nhà hàng và đến các bữa tiệc.

Nhìn chung, chứng sợ nấu ăn ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống. Bạn không nhất thiết phải nấu ăn quá giỏi nhưng biết nấu nướng cơ bản sẽ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Ngoài những ảnh hưởng kể trên, chứng sợ nấu ăn cũng gây ra sự căng thẳng, lo âu nhất định khi liên tục phải né tránh việc nấu nướng. Một số người có thể phát triển chứng trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa do ảnh hưởng của hội chứng này.

Chẩn đoán hội chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia)

Hội chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia) chưa được công nhận là rối loạn tâm lý, tâm thần chính thức. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bản thân mắc phải hội chứng này, nên chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý. Vì không có tiêu chuẩn chẩn đoán nên hội chứng này sẽ được xác định dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi để xem xét phản ứng và mức độ sợ hãi, lo âu về việc nấu nướng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử cá nhân và gia đình để có đánh giá toàn diện hơn.

Các phương pháp điều trị chứng sợ nấu ăn

Đối với các hội chứng ám ảnh sợ nói chung và chứng sợ nấu ăn nói riêng, liệu pháp tâm lý là lựa chọn tối ưu nhất. Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng sẽ được xem xét nếu thực sự cần thiết.

1. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ cảm giác sợ hãi, lo âu thái quá và vô lý về việc đối tượng/ tình huống không thực sự nguy hiểm. Trong trường hợp này, liệu pháp tâm lý sẽ được thực hiện để xóa bỏ nỗi sợ về việc nấu nướng và giúp bệnh nhân có thể bình thường hóa việc nấu ăn hằng ngày.

Các liệu pháp tâm lý được xem xét cho bệnh nhân bị hội chứng sợ nấu ăn:

  • Liệu pháp phơi nhiễm: Liệu pháp phơi nhiễm được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với nỗi sợ thông qua hình ảnh, sau đó tăng dần về mức độ. Từ hình ảnh, bệnh nhân sẽ được xem video clip về nấu ăn và cuối cùng là tự mình nấu nướng. Trong suốt quá trình trị liệu, chuyên gia sẽ đồng hành để giúp bệnh nhân học cách đối phó với nỗi sợ và kiểm soát các cảm xúc tiêu cực.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Giống với liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức hành vi là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng sợ nấu ăn. Liệu pháp này giúp bệnh nhân thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về việc nấu nướng như sợ hỏa hoạn, đứt tay, sợ ngộ độc,… Điều chỉnh nhận thức đúng đắn sẽ giúp người bệnh giảm sự sợ hãi vô lý về việc nấu nướng và có thể thoải mái chế biến món ăn.

Ngoài hai phương pháp chính, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn một số kỹ thuật giảm căng thẳng. Bởi các hành vi né tránh việc nấu nướng sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái căng thẳng, bất an, lo âu và phiền muộn. Các kỹ thuật thư giãn thường được hướng dẫn bao gồm hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga, liệu pháp thư giãn luyện tập,…

2. Sử dụng thuốc

Thuốc không được khuyến cáo dùng trong điều trị hội chứng sợ nấu ăn vì về cơ bản, thuốc không thể loại bỏ nỗi sợ vô lý về việc nấu nướng. Tuy nhiên, thuốc có thể được dùng để giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng do hội chứng Mageirocophobia gây ra.

Các loại thuốc được sử dụng cho người bị hội chứng sợ nấu ăn bao gồm:

  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chẹn beta

Các loại thuốc này tác động đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch nên sẽ tiềm ẩn không ít rủi ro. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và cần dùng theo hướng dẫn.

3. Các biện pháp tự cải thiện

Nếu đang phải đối mặt với chứng sợ nấu ăn và các hội chứng ám ảnh sợ khác, bệnh nhân cần có các biện pháp tự cải thiện. Các biện pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ vô lý về việc nấu nướng nhưng sẽ giúp ổn định tinh thần và kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực.

hội chứng sợ nấu ăn
Tham gia các khóa học nấu ăn có thể giảm bớt nỗi sợ về việc xảy ra hỏa hoạn và ngộ độc thực phẩm khi nấu nướng

Các biện pháp tự cải thiện dành cho người mắc hội chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia):

  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và hạn chế lượng caffeine trong ngày để tránh căng thẳng, lo lắng. Ngoài ra, việc tránh xa các thói quen xấu cũng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe thể chất và đảm bảo sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
  • Giảm căng thẳng trong công việc, học tập để tinh thần được thoải mái và thư giãn.
  • Dành thời gian cho các sở thích hoặc có thể gặp gỡ bạn bè, người thân.
  • Nếu không thoải mái khi nấu ăn, có thể dành thời gian cho các công việc khác như quét dọn nhà cửa, chăm sóc thú cưng, cây cối,…
  • Có thể tham gia các lớp học nấu ăn để hiểu hơn về cách vệ sinh và chế biến thực phẩm. Điều này sẽ giúp giảm bớt cảm giác sợ hãi và lo lắng khi nấu nướng.

Chứng sợ nấu ăn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và làm cản trở các hoạt động thường ngày. Vì vậy, nếu có cảm giác lo lắng quá mức về việc phải nấu nướng, hãy tìm gặp bác sĩ sẽ được hỗ trợ. Can thiệp sớm các phương pháp trị liệu sẽ giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ và tìm thấy niềm vui từ việc nấu nướng.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Bình luận

  1. Thùy Lương says: Trả lời

    lần đầu biết hội chứng sợ nấu ăn nha, chứ t luôn bị bố mẹ bắt học nấu ăn để tự lo khi ở 1m

    1. Giang Anh says: Trả lời

      đọc mà cũng k tin được

      1. Thùy Lương says: Trả lời

        t vẫn nhớ cấp 2 bảo bố mẹ con k thích nấu ăn, từ hôm đấy bố mẹ luôn gọi t vào bếp để dạy, bây giờ đi làm xa tự lo cho mình bữa cơm thay vì ra ngoài quán ăn cơm bụi

        1. Giang Anh says: Trả lời

          thế phải biết ơn bố mẹ, những người sợ nấu ăn thì khách quen cho quán cơm bụi

  2. Việt Nguyễn says: Trả lời

    tốt nhất k nên biết nấu ăn, toàn bị gọi để nấu mâm cỗ cho gia đình hoặc họ hàng

    1. Hoàng Long says: Trả lời

      sao bạn nói vậy, việc đó không liên quan đến mắc hội chứng sợ nấu ănn

      1. Mai Phương says: Trả lời

        đúng rồi, mắc bệnh này ảnh hưởng cuộc sống nhiều lắm, nhiều người muốn vượt qua được phải đi trị liệu đó, mất thêm tiền để chữa bệnh không ai vui vẻ đâu

  3. Trần Ninh says: Trả lời

    con em mắc hội chứng sợ nấu ăn, trước cháu cùng ông nội nấu cơm tối cho gia đình, không biết ông nấu như thế nào mà chảo cháy lớn ông bị bỏng nặng ở tay, khi lên cấp 2 tôi dạy cháu nấu ăn thì mới phát hiện được

    1. Bích Hạnh says: Trả lời

      có vẻ gia đình phát hiện cháu hơi muộn, cháu nên điều trị để không ảnh hưởng cuộc sống sau này

      1. Trần Ninh says: Trả lời

        bạn biết chỗ nào uy tin mình xin thông tin ạ

        1. Bích Hạnh says: Trả lời

          bạn có thể liên hệ qua hotline 096 589 8008 hoặc truy cập https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen nhé

  4. Nguyễn Nam says: Trả lời

    chắc chỉ có mấy bạn nữ mắc bệnh này

    1. Nguyễn Hương says: Trả lời

      bạn k nên nói thế, cả nam đều có thể bị nha, t có người quen có 1 đứa con trai mắc bệnh này bố mẹ thay phiên nhau nấu cơm và cố gắng tìm nơi đẻ chưa trị đấy.

  5. Hương Giang says: Trả lời

    tôi còn biết hội chứng này có thể xuất phát hội chứng sợ vật nhọn, họ sẽ chẳng làm gì trong phòng bếp cả

    1. Trần Hòa says: Trả lời

      tôi thấy thương họ

      1. Hương Giang says: Trả lời

        nhiều người cầu toàn việc ăn uống, nếu nấu ăn không đúng như ý họ thì những người sợ nấu ăn sẽ cảm thấy lo lắng và bất an

        1. Trần Hòa says: Trả lời

          những người như vậy khó chiều lắm,nếu không hiểu về chứng sợ nấu ăn có thể khiến bệnh họ trở lên nghiêm trọng hơn

  6. Hoài Thu says: Trả lời

    t đọc bài viết này hoang mang quá

    1. Linh Ngọc says: Trả lời

      b có dấu hiệu bệnh này

      1. Hoài Thu says: Trả lời

        tôi thấy có vài dấu hiệu đang có giống bài viết có đề cập đến, huhu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *