Rối loạn ăn uống khi mang thai và mối nguy hại mẹ nên biết
Rối loạn ăn uống khi mang thai đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Các chuyên gia cho biết, chứng bệnh này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trong thai kỳ và gia tăng các biến chứng sản khoa. Cách duy nhất để ngăn chặn hậu quả của bệnh là phát hiện và điều trị sớm.
Rối loạn ăn uống khi mang thai là gì?
Mang thai là giai đoạn vô cùng đặc biệt đối với mỗi người phụ nữ. Sự thay đổi về mặt thể chất và tinh thần tạo nên những trải nghiệm mới mẻ trước đây chưa từng có. Khi mang thai, mẹ có thể cảm nhận được những thay đổi của thai nhi và sự liên kết vô cùng chặt chẽ giữa mẹ và con.
Tăng cân là một trong những thay đổi thường thấy ở mẹ bầu. Tuy nhiên, với những thai phụ bị rối loạn ăn uống, tăng cân có thể gây ra sự sợ hãi và lo lắng quá mức. Rối loạn ăn uống không đơn thuần là thói quen ăn uống thiếu khoa học mà là một chứng bệnh tâm thần. Chứng bệnh này đặc trưng bởi những rối loạn trong cảm xúc, suy nghĩ (tư duy) và hành vi liên quan đến ăn uống, hình dáng và trọng lượng cơ thể.
Rối loạn ăn uống có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người trưởng thành. Trong đó, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở phụ nữ và đặc biệt cao trong thời gian mang thai. Nghiên cứu của Viện Karolinska trên 1.2 triệu bà mẹ đã từng sinh con từ năm 2003 – 2014 cho thấy, có khoảng 3.400 người bị rối loạn ăn uống không xác định (ENDOS), 1.400 người mắc chứng ăn uống vô độ và 2.800 người bị chán ăn tâm thần. Một số nghiên cứu khác được thực hiện cũng cho thấy, khoảng 5 – 8% phụ nữ mang thai phải đối mặt với các chứng rối loạn ăn uống.
Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Ở phụ nữ mang thai, chứng bệnh này còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác như ốm nghén nặng, trẻ sinh ra mắc chứng đầu nhỏ, sinh non,… Ngoài ra, rối loạn ăn uống khi mang thai cũng làm gia tăng biến chứng sản khoa và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho thai phụ.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn ăn uống khi mang thai
Rối loạn ăn uống có biểu hiện khá đa dạng và được chia thành nhiều dạng khác nhau. Phụ nữ mang thai thường gặp phải các dạng rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ, hội chứng Pica và các rối loạn ăn uống khác.
Các dấu hiệu cảnh báo rối loạn ăn uống ở phụ nữ mang thai:
- Dung nạp quá nhiều hoặc quá ít thức ăn khiến cân nặng cao hoặc thấp hơn mức trung bình.
- Lo lắng quá mức về ngoại hình, sợ tăng cân và thường xuyên nhìn ngắm bản thân trước gương. Phụ nữ mang thai bị rối loạn ăn uống luôn cho rằng bản thân bị thừa cân và cần phải giảm cân để không trở nên xấu xí trong mắt người khác.
- Liên tục đặt ra những câu hỏi về cân nặng, hình thể của bản thân với những người xung quanh (thường là những người thân thiết).
- Không thoải mái khi ăn cùng với người khác.
- Sức khỏe không ổn định, thường bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi và thiếu sức sống trong suốt thai kỳ.
Hầu hết bệnh nhân bị rối loạn ăn uống đều cố gắng che giấu các biểu hiện bất thường và có thói quen ăn một mình để những người xung quanh không nhận thấy hành vi ăn uống cực đoan của bản thân. Ngoài những dấu hiệu cảnh báo trên, bà bầu bị rối loạn ăn uống có thể gặp phải các triệu chứng khác phụ thuộc vào dạng rối loạn ăn uống.
Chứng chán ăn tâm thần khi mang thai:
- Đặc trưng bởi suy nghĩ cực đoan về ngoại hình và cân nặng. Người mắc chứng bệnh này luôn khao khát bản thân sở hữu vóc dáng mảnh mai, thon gọn và rất lo sợ về việc tăng cân.
- Hạn chế tối đa lượng thức ăn dung nạp trong ngày đến mức cơ thể bị sụt cân nghiêm trọng và xanh xao, suy nhược.
- Tính toán kỹ lượng calo trong mỗi loại thực phẩm để hạn chế tối đa việc tăng cân. Thông thường, những người bị chán ăn tâm thần chỉ ăn một lượng thức ăn rất nhỏ và thức ăn chủ yếu là các loại rau củ, rất ít khi sử dụng món ăn chứa nhiều đường và tinh bột.
- Một số người bị chứng chán ăn tâm thần có hành vi đào thải thức ăn như tự gây nôn, ăn kiêng hoặc tập thể dục quá mức. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 30 – 50% trường hợp.
- Phụ nữ mang thai mắc chứng chán ăn tâm thần thường trực sự lo lắng về tăng cân và béo phì. Nếu không được điều trị, những cảm xúc tiêu cực này có thể phát triển dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, stress,…
- Ngược lại với chứng chán ăn tâm thần, rối loạn ăn uống vô độ đặc trưng bởi tình trạng các giai đoạn cuồng ăn lặp đi lặp lại. Cuồng ăn là tình trạng dung nạp một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn mặc dù không quá đói. Trong cơn cuồng ăn, người bệnh có cảm giác mất kiểm soát và không thể dừng hành vi ăn uống của bản thân.
- Người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ không thực hiện các hành vi đào thải như ăn kiêng, tập thể dục quá độ, tự gây nôn,… nên cân nặng thường ở mức cao hơn trung bình.
- Chứng rối loạn ăn uống vô độ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho thai phụ như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp,… Các vấn đề sức khỏe này có thể gia tăng biến chứng sản khoa và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi.
- Người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ cũng thường trực sự quan tâm thái quá về hình thể và cân nặng. Sau các cơn cuồng ăn, người bệnh cảm thấy xấu hổ, chán nản và tội lỗi về hành vi ăn uống của bản thân.
Chứng ăn ói (chứng cuồng ăn Bulimia):
- Chứng ăn ói có biểu hiện khá giống với rối loạn ăn uống vô độ.
- Bệnh nhân cũng có biểu hiện cuồng ăn, dung nạp một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát hành vi của bản thân.
- Tuy nhiên, người mắc chứng bệnh này thường thực hiện các hành vi đào thải sau các đợt cuồng ăn như tự gây nôn, sử dụng thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, ăn kiêng và tập thể dục quá mức.
- Do thực hiện hành vi đào thải song song với các đợt cuồng ăn nên người bệnh có cân nặng ở mức trung bình hoặc chỉ cao hơn mức trung bình không nhiều.
- Tương tự như các rối loạn ăn uống khác, người mắc chứng ăn ói lo lắng nhiều về ngoại hình và cân nặng. Bệnh nhân luôn có suy nghĩ bản thân cần phải giảm cân dù cân nặng không thực sự cao.
- Người bệnh luôn cảm thấy xấu hổ, đau khổ và chán nản trước thói quen ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, trong các cơn cuồng ăn, bệnh nhân gần như không thể kiểm soát hành vi ăn uống của bản thân.
Hội chứng Pica (hội chứng ăn bậy):
- Hội chứng Pica là một dạng rối loạn ăn uống xảy ra chủ yếu ở phụ nữ mang thai và trẻ em.
- Người mắc chứng bệnh này có cảm giác thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm như tóc, bụi bẩn, mảng sơn bị bong tróc, nút áo, phấn, đất sét,…
- Cảm giác thèm ăn thôi thúc bà bầu ăn những thứ không phải thực phẩm mặc dù nhận thức được hành vi này có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
Ngoài các rối loạn ăn uống thường gặp trên, một số bà bầu có thể gặp phải các dạng khác như:
- Hội chứng ăn đêm
- Rối loạn đào thải (thanh lọc)
- Các rối loạn ăn uống không điển hình khác
Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống khi mang thai
Rối loạn ăn uống là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến. Tỷ lệ mắc chứng bệnh này luôn ở mức cao, dao động từ 5 – 10% dân số thế giới. Mặc dù đã được nghiên cứu trong thời gian dài nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây rối loạn ăn uống.
Trong thai kỳ, sự thay đổi của hormone và thiếu hụt dưỡng chất là yếu tố gia tăng nguy cơ bị rối loạn ăn uống. Ngoài ra, tiền sử bị rối loạn ăn uống hoặc các rối loạn tâm lý, tâm thần khác cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh.
Một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ bị rối loạn ăn uống:
- Thiếu hụt dưỡng chất: Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến mẹ bầu phải bổ sung nhiều loại thực phẩm nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi. Tình trạng thiếu dưỡng chất có thể thúc đẩy hành vi cuồng ăn và ăn không kiểm soát. Ngoài ra, thiếu kẽm và sắt trong thai kỳ cũng đã được chứng minh làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Pica.
- Di truyền: Di truyền là một trong những yếu tố có liên quan đến chứng rối loạn ăn uống nhưng vai trò chưa thực sự rõ ràng. Dù vậy, các chuyên gia nhận thấy, nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể nếu mẹ và chị em gái từng bị rối loạn ăn uống trong thai kỳ.
- Thay đổi hormone: Những thay đổi về thể chất trong thời gian mang thai có thể gây ra sự căng thẳng nhất định cho mẹ bầu. Ngoài ra, tâm lý nhạy cảm cũng khiến thai phụ phải đối mặt với stress và lo âu. Điều này sẽ làm gia tăng nồng độ hormone cortisol – hormone gây căng thẳng. Sự gia tăng của cortisol được xem là yếu tố thuận lợi dẫn đến những hành vi ăn uống không lành mạnh như ăn quá độ, chán ăn, hành vi tự đào thải, ăn bậy,…
- Tiền sử bị rối loạn ăn uống: Rối loạn ăn uống thường khởi phát ở giai đoạn thanh thiếu niên và đầu độ tuổi trưởng thành. Những người có tiền sử mắc chứng bệnh này dễ tái phát bệnh khi mang thai do ảnh hưởng của hormone. Nếu từng bị rối loạn ăn uống, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Có các vấn đề tâm lý, tâm thần: Các hành vi ăn uống cực đoan, suy nghĩ méo mó về quan điểm cái đẹp, hình thể,… trong chứng rối loạn ăn uống bắt nguồn từ căng thẳng tinh thần và những rối loạn liên quan đến tâm lý. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên đáng kể ở mẹ bầu bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực.
- Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Các chuyên gia tâm lý cho biết, những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có thể là yếu tố thúc đẩy dẫn đến hành vi ăn uống cực đoan ở hiện tại. Thai phụ có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn ăn uống nếu từng bị béo phì, bị tẩy chay, bàn tán về ngoại hình, bị phản bội do thân hình mập mạp sau khi sinh nở,…
Những yếu tố kể trên là nguyên nhân dẫn đến các bất thường về hành vi ăn uống, suy nghĩ méo mó về cái đẹp và hình thể. Ngoài ra, cũng có những trường hợp bị rối loạn ăn uống từ trước và kéo dài cho đến khi mang thai. Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, các chuyên gia khuyên rằng nên kiểm soát chứng bệnh này trước khi quyết định có con.
Tác hại của rối loạn ăn uống khi mang thai
Rối loạn ăn uống là một trong những chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Thực tế, hầu hết các rối loạn tâm lý và tâm thần đều gia tăng hành vi tự sát. Người bị rối loạn ăn uống vừa phải đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực về tinh thần và thể chất. Do đó, nguy cơ tử vong, tàn tật do chứng bệnh này thường cao hơn so với các rối loạn tâm lý thường gặp.
Có thể nói, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu duy trì các hành vi ăn uống cực đoan, cả mẹ và bé sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề. Sau khi đã loại trừ những yếu tố như mang thai khi tuổi đã cao, hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện,… các chuyên gia nhận thấy, các chứng rối loạn ăn uống đều làm gia tăng những vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.
Những ảnh hưởng, biến chứng nghiêm trọng có liên quan đến rối loạn ăn uống khi mang thai:
- Tăng nguy cơ sinh non: Rối loạn ăn uống làm tăng nguy cơ sinh non và tỷ lệ có sự chênh lệch ở từng dạng rối loạn ăn uống. Trong đó, nguy cơ sinh non tăng lên 60% do chứng chán ăn tâm thần, 30% do chứng rối loạn ăn uống vô độ và 40% do các rối loạn ăn uống khác.
- Gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu: Hành vi ăn uống cực đoan trong thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề như thiếu máu, thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ và suy nhược. Ngoài ra, rối loạn ăn uống cũng làm nghiêm trọng chứng ốm nghén và gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi: Mẹ bầu bị rối loạn ăn uống khiến cho thai nhi chậm phát triển, gia tăng nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh, bất thường trong quá trình phát triển quá trình thần kinh,… Các nghiên cứu đều cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra bởi người mẹ mắc các rối loạn tâm thần sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển.
- Gia tăng biến chứng thai kỳ: Rối loạn ăn uống khi mang thai có thể gia tăng các biến chứng thai kỳ như sinh non, sảy thai, xuất huyết bất thường,… Ngoài ra, nguy cơ gặp phải biến chứng sản khoa cũng tăng lên đáng kể khi bị rối loạn ăn uống.
- Hành vi tự sát: Rối loạn ăn uống đi kèm với những bất thường về cảm xúc như cảm giác tội lỗi, bi quan, lo lắng và sợ hãi về việc tăng cân. Nếu không được điều trị, những cảm xúc tiêu cực này có thể phát triển thành trầm cảm và rối loạn lo âu. Trong trường hợp xấu nhất, mẹ bầu có thể thực hiện hành vi tự sát.
Có thể thấy, rối loạn ăn uống khi mang thai gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy, gia đình cần đặc biệt chú ý đến thai phụ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Phát hiện sớm sẽ giúp bà bầu được thăm khám, điều trị và có thể điều chỉnh hành vi ăn uống cực đoan của bản thân.
Các phương pháp điều trị rối loạn ăn uống khi mang bầu
Mang thai là khoảng thời gian cơ thể có nhiều thay đổi – đặc biệt là tăng cân nhanh. Nếu nhận thấy bản thân bận tâm quá mức về cân nặng, vóc dáng và có thói quen ăn uống không lành mạnh, mẹ bầu nên tìm kiếm sự giúp đỡ trong thời gian sớm nhất.
Thay đổi thói quen ăn uống cực đoan không phải là điều đơn giản – nhất là khi hành vi này bắt nguồn từ căng thẳng tinh thần và những tổn thương tâm lý. Tuy nhiên, một số biện pháp sau đây sẽ giúp mẹ bầu điều chỉnh thói quen tiêu cực và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Các biện pháp được cân nhắc trong quá trình điều trị rối loạn ăn uống khi mang thai:
1. Liệu pháp tâm lý
Trong suốt quá trình mang thai và sinh đẻ, do sự thay đổi về nồng độ hormone mà tâm lý của người mẹ sẽ có nhiều biến động. Đồng thời, những áp lực của cuộc sống hiện đại như thiếu sự chia sẻ của người thân, quay trở lại công việc mà đảm bảo thời gian chăm con có thể khiến nhiều bà mẹ rơi vào khủng hoảng tâm lý, thậm chí trầm cảm.
Những lúc đó, tâm lý trị liệu là một giải pháp hữu hiệu giúp các bà mẹ lấy lại được cân bằng cảm xúc. Bằng kỹ thuật giao tiếp, quy trình trị liệu tâm lý, họ sẽ giúp bạn gỡ rối vấn đề, thay đổi góc nhìn theo hướng tích cực, cân bằng cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, hiểu và biết yêu thương bản thân mình, yêu thương người khác đúng cách, sống có ý nghĩa, có mục đích. Tâm lý trị liệu có nhiều phương pháp khác nhau: Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phân tâm học và theo định hướng tâm động học, liệu pháp tích hợp hoặc tổng thể toàn diện, liệu pháp nhân văn… Tùy vào từng vấn đề của khách hàng mà các nhà trị liệu tâm lý sẽ chọn lựa giải pháp phù hợp.
Liệu pháp tâm lý là lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn ăn uống khi mang thai. Liệu pháp này không sử dụng thuốc và không can thiệp cơ thể nên được đánh giá cao về độ an toàn. Hơn nữa, thông qua liệu pháp tâm lý, các chuyên gia có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi tiêu cực ở mẹ bầu. Từ đó củng cố nhận thức đúng đắn về ngoại hình, cân nặng và giúp thai phụ duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong thời gian dài.
2. Sử dụng thuốc
Thuốc không phải là lựa chọn hàng đầu trong điều trị rối loạn ăn uống nói chung và rối loạn ăn uống khi mang thai nói riêng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ được cân nhắc nếu mẹ bầu có biểu hiện lo âu, căng thẳng, sợ hãi và trầm cảm.
Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc chống trầm cảm. Phụ nữ mang thai mắc chứng chán ăn tâm thần hoặc hội chứng Pica có thể phải dùng thêm viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để kiểm soát những vấn đề thể chất có liên quan đến rối loạn ăn uống.
3. Các biện pháp hỗ trợ
Để thay đổi hành vi ăn uống cực đoan và nhận thức méo mó về hình thể, cân nặng là điều không hề đơn giản. Khi mang thai, các lựa chọn điều trị thường rất hạn chế do những rủi ro tiềm ẩn đối với thai nhi. Vì lý do này, thai phụ nên thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ để kiểm soát tốt chứng rối loạn ăn uống khi mang thai.
Các biện pháp hỗ trợ giúp kiểm soát chứng rối loạn ăn uống khi mang thai:
- Tham gia các hội nhóm của những mẹ bầu từng bị rối loạn ăn uống để có thêm kinh nghiệm trong quá trình điều trị. Hơn ai hết, chỉ có những người từng đối mặt với chứng bệnh này mới thực sự thấu hiểu sâu sắc cảm xúc tiêu cực mà mẹ bầu đang phải trải qua. Tham gia vào những hội nhóm này sẽ giúp thai phụ có cơ hội được chia sẻ và giãi bày.
- Trang bị kiến thức về thai kỳ, sinh nở và nuôi dạy con trẻ để chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân. Ngoài ra, những kiến thức hữu ích cũng sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và lo âu. Điều này có thể hạn chế phần nào những hành vi ăn uống cực đoan – nhất là hành vi cuồng ăn và ăn không kiểm soát.
- Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé nhưng không gây tăng cân quá mức.
- Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ. Hãy bắt đầu bằng chế độ ăn cân bằng, đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế làm việc quá sức và tập thể dục nhẹ nhàng 20 – 30 phút mỗi ngày.
- Mẹ bầu có thể tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện hoặc dành thời gian cho sở thích cá nhân để giải tỏa cảm xúc tiêu cực liên quan đến chứng rối loạn ăn uống.
Phòng ngừa rối loạn ăn uống khi mang thai
Như đã đề cập, nguyên nhân gây rối loạn ăn uống khi mang thai chưa được biết rõ. Do đó, không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn chứng bệnh này. Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Các biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn ăn uống khi mang thai:
- Nên điều trị các vấn đề sức khỏe thể chất, tâm thần trước khi mang thai.
- Tìm hiểu những thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai trước khi quyết định có con. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý sẽ giúp mẹ bầu giảm đi sự lo lắng và bận tâm quá mức về việc tăng cân.
- Nên xây dựng lối sống khoa học trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Trao đổi với bác sĩ nếu gia đình hoặc bản thân từng bị rối loạn ăn uống.
- Khám thai định kỳ và thông báo với bác sĩ những thay đổi của bản thân về vóc dáng, cân nặng, suy nghĩ, cảm xúc,… để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.
Rối loạn ăn uống khi mang thai là rối loạn tâm thần có mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, thai phụ nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu vượt qua chứng bệnh này để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tham khảo thêm:
- Trầm Cảm Khi Mang Thai: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Vượt Qua
- 10 Cách giảm stress khi mang thai cho mẹ bầu
- Suy nghĩ lo lắng quá nhiều khi mang thai có thể ảnh hưởng đến bé
Mang thai nhiều mối nguy về tâm lý quá huhu, giờ chắc nhều người biết hơn nên mình thấy các bạn nữ quanh mình không muốn có con vội
Cũng may là giờ có nhiều chỗ điều trị rồi ha. Mấy hôm trước mình có thấy bên NHC việt nam có trị liệu tâm lý cho mẹ bầu nè
Cái pica nghe sợ ghê, biết là không tốt cho sức khỏe mà vẫn ăn mấy cái đấy ghê chết
Thường là do thiếu chất đó bạn, mình nuôi mèo thì cũng phải để ý cái chứng pica này á. Các mẹ bầu ăn cho 2 người nên còn cần nhiều chất dinh dưỡng nữa
May quá mình vốn không quá bận tâm về ngoại hình nên không bị làm sao, có ăn nhiều hơn mấy tháng cuối nên đẻ xong hơi bị tăng cân chút xíu thôi à
Em mới được 3 tháng mà em thèm ăn lắm chị ơi, em sợ béo quá :<<
Đừng sợ bạn ơi ăn còn có sức với con còn lớn chứ bạn. Bạn cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng, vận động khi có sức thì sẽ tốt cho sức khỏe nữa đó
Các mẹ ơi em lại bị chán ăn mới chết không cơ chứ. Biết là cần phải có đồ ăn mới tốt cho mình với con mà dạo này em ăn không nổi, gần đây còn thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn nữa chứ
Bạn bị lâu chưa? Nếu là chuyện gần đây thì nhớ theo dõi, còn nếu một thời gian dài thì nên đi khám bạn ạ
Mình đi bác sĩ rồi á, nhưng mà sức khỏe bình thường, không có vấn đề gì cả. Thế mà vẫn chán ăn hic
Thế thì mình sợ là ảnh hưởng tâm lý đó bạn ơi, bạn nói chuyện với chồng để có chỗ dựa tinh thần nhé. Nếu không ổn thì bạn tham khảo mấy biện pháp cuối bài xem
Bạn biết ai đi trị liệu tâm lý không, chứ mình không muốn dùng thuốc đâu, nhỡ con mình bị sao
Hôm nọ mình thấy có trung tâm NHC việt nam trên youtube, bạn tham khảo xem https://youtu.be/92KNUgtDdnE
Ui cảm ơn bạn nha
Rối loạn thanh lọc có khác gì ăn ói không vậy
Ăn ói là ăn rồi ói còn cái kia là có thể không ăn luôn đó bạn
Vậy ạ. Tội những mẹ nào bị vậy ghê, mang thai chắc đã đủ mệt rồi mà còn thêm mấy chứng rối loạn ăn uống nữa…
Bài viết rất hữu ích ạ. Vợ mình đang mang bầu, mình sẽ để tâm hơn mấy chuyện này
Em chưa có vấn đề gì về ăn uống cả mà nhìn gương thấy xồ xề em chán quá mn ạ
Cố lên em, có con nên ăn thêm để 2 mẹ con cùng khỏe mà em. Hồi xưa chị có mang đứa đầu chị cũng thấy thế. Lúc đó chồng chị đi công tác nên không có ai ở bên an ủi, một mình lắm. Chị chỉ sợ anh ấy về thấy chán mình rồi bỏ. May có em gái chị với em chồng an ủi mà chị cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng vẫn ăn uống điều độ, giờ con khỏe mạnh vui lắm em ạ
Hic chồng em thì may quá vẫn ở đây với em, anh í có bảo em là nhìn em khỏe mạnh em vẫn ghét lắm. Bắp tay em hồi xưa mất bao công tập gọn gàng mà giờ nhìn thô quá huhu
Không sao đâu em, có chồng ở bên động viên quan trọng lắm. Giờ cứ tập thể dục nhẹ nhàng, đẻ con xong khỏe lại em quay lại tập tành là sẽ ổn đó em
Hội chứng ăn bậy nghe ghê thế. Thiếu chất gì mà lại ăn mảng sơn hay đất sét được nhỉ
Thực ra cái đó là *thèm* ăn mấy cái không phải đồ ăn thôi bạn ạ. Nếu mà khoảng 1 tháng hơn mà luôn thèm thì đấy mới được coi là pica, chứ thực sự ăn thì ít lắm.
Nhưng mà tại sao lại ăn mấy cái đó vậy ạ
Có người bảo là do thiếu máu hay thiếu sắt mới vậy bạn ạ. Cứ bổ sung sắt kiểu như hải sản hay thịt đỏ cho các mẹ là ok
Nói thật với mọi người đợt này tui không muốn ăn gì cả. Vẫn ăn vì có con trong bụng nhưng ăn mà cảm giác như đang làm việc nhà. Cơm canh nhạt thếch. Lắm lúc nhìn mình mà muốn khóc. Tui chẳng biết tui có thể thành mẹ tốt được không, ước gì được quay lại để đổi ý không có con nữa.
Em à, chị cũng có những lúc như thế này mà. Đây là con đầu của em đúng không? Em đừng lo nhé, khi sinh con thì sẽ nhận được sự hướng dẫn của mẹ mình, nếu em có chị gái có con rồi thì cũng sẽ nghe được nhiều kinh nghiệm nữa. Em không có một mình đâu
Nghe có vẻ như em đang bị trầm cảm đấy em à. Em đi viện khám xem có vấn đề sức khỏe gì không, nếu sức khỏe bt thì em nên tham vấn chuyên gia tâm lý em ạ
Dạ chị, em lại không biết. Em ở sg chắc trong đây có nhiều chỗ khám tâm lý
Trong đó chị biết chỗ trung tâm nhc việt nam nè em https://youtu.be/DnlZqnNFSC8