Rối Loạn Lo Âu, Căng Thẳng Khi Nào Cần Dùng Thuốc?
Trường hợp căng thẳng, rối loạn lo âu kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống có thể dùng thuốc để cải thiện. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng loại thuốc với liều lượng thích hợp để mang lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa rủi ro, tác dụng không mong muốn.
Căng thẳng, rối loạn lo âu khi nào dùng thuốc?
Lo âu, căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống. Về mặt tích cực, những trạng thái này thúc đẩy sự phát triển của bản thân, giúp bản thân vượt qua những thách thức và khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, căng thẳng còn tạo ra động lực để cá nhân mỗi người ngày càng hoàn thiện mình.
Tuy nhiên, ở một số người, lo âu và căng thẳng có thể tiến triển trong thời gian dài dẫn đến nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trường hợp căng thẳng dai dẳng, lo âu quá mức và thường trực là biểu hiện của rối loạn lo âu – một dạng rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay. Người mắc chứng bệnh này hoàn toàn không thể kiểm soát sự căng thẳng và lo âu thái quá – ngay cả khi nhận thấy cảm xúc của bản thân là vô lý và không cần thiết.
Với căng thẳng và lo âu thông thường, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu các trạng thái này kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Hầu hết những trường hợp bị lo âu kéo dài, thường trực gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống đều có chỉ định dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng có khả năng giảm sự lo lắng, bất an, căng thẳng, lo âu quá mức. Ngoài ra, các loại thuốc này còn cải thiện một số vấn đề sức khỏe do căng thẳng thần kinh gây ra như đau vai gáy, mất ngủ, đau đầu, tăng huyết áp, đỏ bừng mặt,…
Bên cạnh những lợi ích mang lại, sử dụng thuốc cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Do đó, những trường hợp căng thẳng và lo âu thông thường nên áp dụng một số cách giảm stress để giải phóng cảm xúc tiêu cực và ổn định lại tâm trạng.
Các loại thuốc dùng cho người rối loạn lo âu, căng thẳng
Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn lo âu, căng thẳng đa phần đều tác động lên hệ thần kinh trung ương. Do đó bên cạnh tác dụng cải thiện tâm trạng, các loại thuốc này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và tác dụng ngoại ý. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Tùy theo mức độ lo âu, căng thẳng và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng các loại thuốc sau:
1. Thuốc giải lo âu (thuốc bình thần)
Thuốc bình thần (thuốc giải lo âu) được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề liên quan đến thần kinh và tâm thần. Trong đó, nhóm benzodiazepine được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị căng thẳng và rối loạn lo âu.
Nhóm thuốc này ức chế hệ thống lưới hoạt hóa đồi thị hệ viền cùng với các noron thần kinh. Từ đó mang lại tác dụng an thần, giải lo âu, gây ngủ, chống co giật, giãn cơ và giảm các hành vi hung hãn, kích động. Ngay sau khi sử dụng khoảng 60 phút, các triệu chứng do rối loạn lo âu gây ra như căng thẳng, đánh trống ngực, hồi hộp, bồn chồn,… sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên, thuốc bình thần có khả năng gây nghiện và dễ bị phụ thuộc nếu dùng lâu dài. Do đó, nhóm thuốc này chủ yếu được dùng với liều thấp trong thời gian hạn chế. Chống chỉ định thuốc cho người bị suy hô hấp nặng, nhược cơ, loạn thần mãn tính và người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
Các loại thuốc giải lo âu được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Lorazepam
- Diazepam
- Clonazepam
- Nitrazepam
Thuốc giải lo âu là nhóm thuốc tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng – nhất là những trường hợp dùng dài ngày. Thuốc có thể làm giảm trí nhớ rõ rệt và gây ra hội chứng nghiện thuốc (xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột trong trường hợp dùng liều cao và kéo dài). Hội chứng phụ thuộc thuốc có những biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, nôn mửa, bồn chồn, mất ngủ, đánh trống ngực, uể oải, hồi hộp và muốn sử dụng lại thuốc.
2. Các loại thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu và căng thẳng quá mức. Nhóm thuốc này tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ nhằm điều chỉnh tâm trạng và cải thiện các cảm xúc tiêu cực. Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc tương đối an toàn, ít phụ thuộc nên được cân nhắc dùng dài hạn cho những bệnh nhân bị rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…
Các nhóm thuốc chống trầm cảm thông dụng hiện nay:
– Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs):
SSRIs là loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhóm thuốc này mang lại hiệu quả cao, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài cho những người bị căng thẳng kéo dài và rối loạn lo âu mãn tính. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, nhờ vậy giúp tăng nồng độ serotonin trong não bộ. Khi nồng độ serotonin tăng lên, các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, bất an, bi quan, phiền muộn và bồn chồn sẽ giảm đi đáng kể.
Nhờ có hiệu quả cao và tương đối an toàn, SSRIs có thể được sử dụng cho những trường hợp bị trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu và căng thẳng quá mức khi mang thai. Nhóm thuốc này mang lại cải thiện rõ rệt với hầu hết các dạng rối loạn lo âu, căng thẳng mãn tính, trầm cảm và nhiều vấn đề tâm thần khác. Tuy nhiên, SSRIs chỉ bắt đầu phát huy tác dụng sau 3 – 5 tuần và cần dùng lâu dài để phòng ngừa tái phát.
Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Citalopram
- Paroxetine
- Fluoxetin
- Sertraline
- Escitalopram
Khi sử dụng, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ có mức độ nhẹ như buồn nôn, đau đầu, rối loạn chức năng tình dục và mất ngủ. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này sẽ dần thuyên giảm sau một thời gian sử dụng thuốc.
– Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs):
SNRIs cũng là loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến trong điều trị căng thẳng thần kinh và rối loạn lo âu. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách tái hấp thu serotonin và norepinephrine. Trong đó, tác dụng ức chế serotonin hạn chế hơn so với SSRIs. Bên cạnh đó, một số loại thuốc thuộc nhóm SNRIs còn có tác dụng tái hấp thu dopamin yếu. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi SSRIs không có hiệu quả hoặc mang lại cải thiện không rõ rệt.
Với cơ chế ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, SNRIs có khả năng cân bằng các chất dẫn truyền trong não bộ. Nhờ vậy, các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, bồn chồn, bất an,… sẽ được cải thiện đáng kể. Nhóm thuốc này được đánh giá tương đối an toàn nhưng vẫn nhiều rủi ro hơn so với SSRIs nên ít được sử dụng hơn.
Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Venlafaxine
- Levomilnacipran
- Duloxetine
- Desvenlafaxine
Thông qua hoạt động ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, SNRIs có thể cải thiện các triệu chứng do căng thẳng và rối loạn lo âu gây ra. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng gây ra một số tác dụng phụ như kích động, đổ mồ hôi, buồn nôn, táo bón, thay đổi vị giác, tăng huyết áp, khô miệng,…
– Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA):
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là loại thuốc chống trầm cảm kinh điển. Nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cao hơn so với SSRIs. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm 3 vòng mang lại hiệu quả cao nên sẽ được cân nhắc cho những trường hợp đáp ứng kém hoặc không có đáp ứng với những loại thuốc còn lại.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng ức chế tái hấp thu nhiều chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine, serotonin, histamine, acetylcholine, muscarin, dopamin,… Chính vì vậy, nhóm thuốc này mang lại hiệu quả cao và tác dụng nhanh chóng hơn so với SSRIs, SNRIs. Thông qua cơ chế trên, thuốc giúp cân bằng các chất dẫn truyền trong não bộ, từ đó cải thiện các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, bồn chồn, bất an, sợ hãi, hoảng loạn,…
Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Amitriptyline
- Tianeptine
- Clomipramine
Trong đó, Amitriptyline là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất nhờ có hiệu quả cao, chi phí thấp và ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc cùng nhóm. Thuốc ức chế trầm cảm 3 vòng tác động đến nhiều chất dẫn truyền thần kinh nên nguy cơ cao hơn so với các nhóm thuốc khác. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc bao gồm buồn ngủ quá mức, hạ huyết áp, táo bón, tiểu khó, khô miệng,…
– Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs):
Monoamine oxidase là chất chịu trách nhiệm phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như dopamin, serotonin và norepinephrine. Với những người bị căng thẳng và rối loạn lo âu, nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh giảm thấp khiến cho tâm trạng trở nên bất ổn, lo âu, phiền muộn, hoảng loạn và sợ hãi. Thông qua cơ chế ức chế monoamine oxidase, MAOIs có thể cải thiện triệu chứng về cảm xúc, trí nhớ, tư duy và thể chất ở người bị rối loạn lo âu.
Thuốc ức chế monoamine oxidase là nhóm thuốc mang lại hiệu quả cao và cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cao nên chỉ được sử dụng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả. MAOIs không chỉ tương tác với thuốc mà còn tương tác với nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Do đó khi sử dụng, cần chú ý kỹ vấn đề này để tránh những tình huống rủi ro phát sinh.
Các loại thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Phenelzine
- Tranylcypromine
- Selegiline
- Isocarboxazid
Nhóm thuốc này gây ra khá nhiều tác dụng phụ khi sử dụng, thường gặp nhất là hạ huyết áp, khô miệng, buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ và ban đêm, tăng cân, hoa mắt, nam giới có thể gặp phải chứng rối loạn cương dương,… Ngoài ra, thuốc còn gây ra nhiều tác dụng ngoại ý khác khi có tương tác với đồ ăn và thức uống.
– Các loại thuốc chống trầm khác:
Hiện nay ngoài những loại thuốc trên, một số loại thuốc chống trầm cảm với cũng đã được đưa vào sử dụng như:
- Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamin (NDRIs) bao gồm Dexmethylphenidate, Bupropion, Methylphenidate,…
- Mirtazapine
- Trazodone
Các loại thuốc này đều tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, qua đó cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng thể chất do căng thẳng, rối loạn lo âu gây ra.
3. Thuốc chống loạn thần
Trước đây, thuốc chống loạn thần chủ yếu được dùng trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên hiện nay, nhóm thuốc này cũng có thể được sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lo âu có những biểu hiện loạn thần như hoang tưởng, ảo thanh, ảo giác, hoảng sợ, kích độ, lo lắng, lời nói không mạch lạc,…
Thuốc chống loạn thần hoạt động bằng cách chẹn dopamin nhằm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Thuốc thường được dùng liều thấp, sau đó tăng dần lên cho đến khi đạt được hiệu quả thì sử dụng liều duy trì. Nhóm thuốc này có thể mang lại hiệu quả sau 2 – 4 tuần sử dụng.
Thuốc chống loạn thần chủ yếu được dùng trong điều trị rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn ám ảnh lo sợ. Thuốc ít khi được sử dụng cho người bị stress mãn tính và rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như táo bón, nổi mụn trứng cá, mất kinh, chứng vú to ở nam giới, sốt cao toàn thân,…
Các loại thuốc chống loạn thần được sử dụng phổ biến:
- Levomepromazin
- Clorpromazin
- Olanzapine
- Amisulpride
- Aripiprazole
- Clozapine
Trong đó, Clozapine là thuốc được sử dụng đối với những trường hợp đáp ứng kém các loại thuốc khác. Nhóm thuốc này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ tim mạch, chức năng vận động và trí nhớ. Ngoài ra, dùng thuốc còn tăng nguy cơ đột qụy và tử vong nên ít khi được dùng cho người cao tuổi.
4. Thuốc kháng histamine H1
Thuốc kháng histamine H1 thường được sử dụng để điều trị dị ứng và say tàu xe. Ngoài ra, một số loại thuốc còn được dùng trong điều trị rối loạn lo âu và căng thẳng, đơn cử là Hydroxyzine. Hydroxyzine có tác dụng ức chế histamine, an thần và kháng choline. Do đó, loại thuốc này có thể giảm các triệu chứng nhẹ của rối loạn lo âu.
So với các nhóm thuốc khác, Hydroxyzine có độ an toàn cao và ít tác dụng phụ hơn. Vì vậy nếu lo âu và căng thẳng có mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc này để hạn chế rủi ro. Trong thời gian sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như lú lẫn, rối loạn điều tiết ở người già, khô miệng, táo bón, kích động và buồn ngủ.
5. Các loại thuốc khác
Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc ức chế beta và các viên uống nuôi dưỡng thần kinh trong trường hợp căng thẳng và rối loạn lo âu.
- Thuốc ức chế beta: Thuốc ức chế beta (Propranolol) được sử dụng để cải thiện tình trạng tăng huyết áp, đỏ bừng mặt, tay chân run rẩy, rối loạn nhịp tim,… do lo âu và căng thẳng quá mức gây ra. Nhóm thuốc này chỉ làm giảm các triệu chứng thể chất ở người bị rối loạn lo âu nên chủ yếu được dùng trong thời gian ngắn.
- Viên uống nuôi dưỡng thần kinh: Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh. Do đó ngoài những loại thuốc cải thiện triệu chứng, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng một số viên uống bổ thần kinh như Nicergoline, Choline alfoscerate, Vinpocetin, Ginkgo biloba, Piracetam,…
Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để hỗ trợ giải tỏa căng thẳng, giảm lo âu và phiền muộn.
Tâm lý trị liệu – “Giải pháp vàng” cho rối loạn lo âu, căng thẳng
Nguồn cơn của rối loạn lo âu, căng thẳng là những áp lực, vấn đề và tình huống trong cuộc sống. Những vướng mắc này không được giải quyết triệt để dẫn đến tâm trạng lo âu, phiền muộn, bất an, bồn chồn và lo lắng. Theo thời gian, các trạng thái này sẽ tăng dần về mức độ và tần suất gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống.
Sử dụng thuốc có thể cải thiện những rối loạn về cảm xúc, tư duy, hành vi và các biểu hiện cơ thể nhưng hoàn toàn không tác động đến căn nguyên. Do đó sau một thời gian ngắn ngưng thuốc, căng thẳng và rối loạn lo âu có thể tái phát. Để kiểm soát chứng lo âu triệt để, bệnh nhân cần phối hợp với tâm lý trị liệu – giải pháp vàng cho người bị lo âu, căng thẳng.
Tâm lý trị liệu là phương pháp sử dụng giao tiếp bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ để thay đổi suy nghĩ, hành vi, nhận thức và cảm xúc sai lệch. Thông qua liệu pháp này, nhà trị liệu sẽ tạo ra các kích thích phù hợp để tác động đến tâm lý của người bệnh. Ngoài ra, trị liệu tâm lý còn trang bị cho bệnh nhân những kỹ năng cần thiết để đối phó với stress và dễ dàng thích nghi, vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
Trung tâm trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đi đầu trong ứng dụng tâm lý trị liệu cho những khách hàng gặp phải các vấn đề tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm,… Trung tâm được đầu tư xây dựng với quy mô lớn cùng với 100% chuyên gia được đào tạo ở nước ngoài. Các chuyên gia tại đây đều thuộc Ủy ban NLP Hoa Kỳ với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, luôn hết mình và tận tâm với khách hàng.
Sau nhiều thời gian nghiên cứu, Trung tâm trị liệu NHC Việt Nam đã phát triển liệu pháp độc quyền với lộ trình khoa học, được cá thể hóa tùy theo tình trạng của từng khách hàng. Lộ trình trị liệu căng thẳng, rối loạn lo âu tại đây hoàn toàn không sử dụng thuốc, an toàn và cho hiệu quả lâu dài.
Sau khi kết thúc lộ trình trị liệu (21 buổi), khách hàng có thể nhận thấy những cải thiện tích cực như:
- Tâm trạng căng thẳng, lo âu, phiền muộn, lo lắng,… được giải tỏa hoàn toàn. Cảm nhận rõ năng lượng tích cực và sự lạc quan.
- Tìm được sự cân bằng trong cuộc sống, biết cách kiểm soát cảm xúc và những tình huống xảy ra không mong muốn.
- Hiểu rõ hơn nhu cầu tâm lý và giá trị của bản thân. Qua đó giúp khách hàng biết yêu thương, chăm sóc bản thân và nỗ lực hơn trong việc hoàn thiện mình.
- Được các chuyên gia hướng dẫn cách tạo lập thói quen lành mạnh để xây dựng cuộc sống tích cực và lành mạnh hơn.
- Cải thiện các triệu chứng thực thể do stress và lo âu gây ra như mất ngủ, đau nhức xương khớp, đau đầu, choáng, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém.
Các chuyên gia tại Trung tâm trị liệu NHC Việt Nam sẽ đánh giá sự chuyển biến tâm lý của từng khách hàng sau mỗi buổi trị liệu. Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời để giúp khách hàng nhanh chóng ổn định lại cảm xúc, thấu hiểu bản thân và dần biết cách đối phó với những vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai. Đặc biệt, các chuyên gia tại đây sẽ đồng hành với khách hàng cả sau khi trị liệu cho đến khi cuộc sống được ổn định hoàn toàn.
Để được các chuyên gia tư vấn cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam qua:
- Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 096 589 8008
- Website: tamlytrilieunhc.com
- Email: [email protected]
- Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
Sử dụng thuốc có thể cải thiện căng thẳng thần kinh và giảm các triệu chứng do rối loạn lo âu gây ra. Tuy nhiên, dùng thuốc không tác động đến căn nguyên. Do đó ngoài thắc mắc “Rối loạn lo âu khi nào cần dùng thuốc?”, bệnh nhân cần quan tâm đến trị liệu tâm lý và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.
Tham khảo thêm:
- Phác đồ điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa
- Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
- Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Chữa được không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!