Trầm Cảm Sau Phá Thai: Biểu Hiện Và Cách Phòng Ngừa

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, phá thai còn gây ra những hậu quả về mặt tinh thần. Trong đó, trầm cảm sau phá thai là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đa phần mọi người đều không có hiểu biết về chứng bệnh này dẫn đến hệ quả là bệnh nhân không được điều trị kịp thời và có các hành vi tự hại, tự sát.

trầm cảm sau phá thai
Tỷ lệ trầm cảm sau phá thai đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây

Thực trạng trầm cảm sau phá thai

Phá thai hiện đang là vấn đề nhức nhối mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định này nhưng đa phần đều do mang thai ngoài ý muốn và cả hai chưa sẵn sàng để lập gia đình. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bắt buộc phải kết thúc thai kỳ do vấn đề sức khỏe hoặc mang thai do bị cưỡng bức.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nạo phá thai tăng lên đáng kể. Trong đó, hơn 30% là những trường hợp chưa có gia đình và 53% trường hợp phá thai muộn, không an toàn. Mặc dù chưa có thống kê chính xác nhưng đã có nhiều trường hợp phá thai nhiều hơn 1 lần. Chỉ riêng ở Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tiếp nhận khoảng 30.000 ca nạo phá thai, trong khi số ca sinh nở chỉ khoảng 45.000.

Dù nạo phá thai do nguyên nhân nào, bản thân người phụ nữ cũng sẽ đối mặt với một loạt những hậu quả nặng nề. Ngoài ảnh hưởng về thể chất, phá thai còn gây tổn thương tinh thần hay nặng hơn là trầm cảm. Thông thường, những người nạo phá thai do cả hai chưa sẵn sàng sẽ bị tổn thương sâu sắc hơn so với trường hợp phải kết thúc thai kỳ do vấn đề sức khỏe.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Hiện tại, vẫn chưa có con số chính xác về số người bị trầm cảm sau khi phá thai. Tuy nhiên, ước tính con số này có thể lên đến 10.000 – 15.000 trường hợp. Theo số liệu của Viện Sức khỏe Sinh sản và Gia đình, nước ta có số ca nạo phá thai cao thứ 3 thế giới và tỷ lệ các ca trầm cảm cũng đang có xu hướng tăng cao. Vì vậy, cộng đồng nói chung và bản thân nữ giới cần phải trang bị cho mình các biện pháp tránh thai an toàn và hiểu biết hơn về chứng trầm cảm.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc giảm thấp dai dẳng trong một thời gian dài. Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy vai trò của sang chấn tâm lý trong cơ chế bệnh sinh.

Dưới đây là một số yếu tố đã được xác định có liên quan đến bệnh trầm cảm sau phá thai:

1. Do ám ảnh, sang chấn tâm lý

Phá thai không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hành vi này đồng nghĩa với việc chấm dứt sự sống của một sinh linh và cướp đi cơ hội được sống của con. Vì thế về khía cạnh đạo đức, nạo phá thai là hành vi không được chấp nhận. Do đó sau khi phá thai, nhiều người phải trải qua tổn thương tâm lý nghiêm trọng.

Trong các tôn giáo, việc phá thai cũng không được ủng hộ. Những quan niệm đạo đức và tôn giáo giày vò, gây ra nỗi đau tinh thần cho người phụ nữ sau khi quyết định chấm dứt sự sống của thai nhi. Nếu không điều chỉnh kịp thời, tâm trạng sẽ bị ức chế dẫn đến trạng thái u uất, buồn bã kéo dài. Hậu quả là gây ra chứng trầm cảm và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

2. Tổn thương thể chất

Trong nhiều trường hợp, trầm cảm sau phá thai xuất phát từ tổn thương thể chất. Sau khi nạo phá thai, sức khỏe sẽ suy giảm nghiêm trọng. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và gây ra sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Thể trạng suy nhược kết hợp với sang chấn tâm lý sẽ gia tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,…

trầm cảm sau phá thai
Các vấn đề sức khỏe nữ giới phải đối mặt sau khi nạo phá thai cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Đặc biệt, những trường hợp phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng hơn như băng huyết, rách tử cung, dính buồng trứng, vô sinh,… sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Khi gặp phải các biến chứng này, nhiều người cho rằng bản thân đang bị trừng phạt vì đã cướp đi cơ hội được sống của một sinh linh. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ xuất hiện liên tục khiến nữ giới rơi vào trạng thái trầm uất và u buồn.

3. Nội tiết tố thay đổi đột ngột

Khi mang thai, cơ thể sẽ gia tăng một số loại hormone để bào thai có thể làm tổ trong tử cung và phát triển khỏe mạnh. Việc chấm dứt thai kỳ một cách đột ngột sẽ khiến cho nội tiết tố bị rối loạn. Thường gặp nhất là giảm hormone oxytocin, progesterone nhanh chóng dẫn đến một loạt những thay đổi về sức khỏe và tinh thần.

Nội tiết tố không chỉ chi phối sức khỏe sinh lý, sinh sản mà còn ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Thay đổi nội tiết tố đột ngột khiến cho nồng độ chất dẫn truyền thần kinh bị rối loạn và hậu quả là gây ra chứng trầm cảm cùng với nhiều vấn đề tâm lý khác.

4. Các yếu tố nguy cơ

Ngoài những yếu tố trên, nguy cơ bị trầm cảm sau phá thai có thể tăng lên đáng kể khi có những yếu tố như sau:

  • Từng có tiền sử trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cảm xúc theo mùa,…
  • Cuộc sống có quá nhiều áp lực và biến cố
  • Stress trường diễn
  • Nạo phá thai nhiều lần
  • Tính cách yếu đuối, thụ động, thiếu tự tin, bi quan, hay lo lắng,…
  • Thu nhập không ổn định cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ trầm cảm
  • Phải đối mặt với những lời dị nghị, bình phẩm gay gắt sau khi nạo phá thai hoặc bị bạn trai rời bỏ, lạm dụng tình cảm,…

Ngoài nữ giới, một số nam giới cũng có thể đối mặt với chứng trầm cảm sau khi nạo phá thai. Tình trạng này thường xảy ra ở những cặp vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn may mắn có thai nhưng không thể giữ được, phải kết thúc thai kỳ để tránh những biến chứng về sức khỏe.

Biểu hiện của trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau phá thai có biểu hiện từ từ. Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác buồn bã, tội lỗi, ăn năn và triệu chứng sẽ trở nên sâu sắc hơn theo thời gian. Cũng có nhiều trường hợp tự điều chỉnh cảm xúc sau một khoảng thời gian bình tâm nhưng cũng có nhiều người phải đối mặt với trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.

trầm cảm sau phá thai
Biểu hiện của trầm cảm sau phá thai thường xuất hiện một cách từ từ và có xu hướng sâu sắc hơn theo thời gian

Các biểu hiện nhận biết trầm cảm sau phá thai:

  • Tâm trạng buồn bã, u uất và đau khổ
  • Khí sắc trầm buồn hiện rõ trên khuôn mặt và qua lời nói, hành vi
  • Xúc động, nhạy cảm và khóc lóc thường xuyên
  • Tự trách móc bản thân và dằn vặt về những hành vi tội lỗi của mình
  • Dành nhiều thời gian suy nghĩ lại chuyện đã qua – đặc biệt là những chi tiết trong quá trình nạo phá thai. Suy nghĩ về sự việc theo chiều hướng bi quan và luôn đổ lỗi cho bản thân đã cướp đi mạng sống của con.
  • Hình thành những suy nghĩ bi quan, lệch lạc như bản thân là kẻ độc ác, đáng phải chết, vô vọng về tương lai và không cảm nhận thấy bất cứ cảm xúc tích cực nào trong cuộc sống.
  • Sống khép kín, thu mình và nhốt mình trong phòng.
  • Nằm hoặc ngồi im lìm trong nhiều giờ liền.
  • Cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng rõ rệt, khó khăn để duy trì các hoạt động sinh hoạt thường ngày và gần như không thể hoàn thành yêu cầu trong công việc, học tập.
  • Trí nhớ suy giảm do mất ngủ, khó ngủ, mất khả năng phán đoán và gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định.
  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau không rõ nguyên nhân, gặp nhiều nhất là đau đầu, đau cổ vai gáy, rối loạn tiêu hóa,…
  • Một số trường hợp có thể gặp phải ảo giác, hoang tưởng, ảo thanh với nội dung là hình ảnh phá thai hoặc hình ảnh của đứa bé. Cũng có khi xuất hiện ảo thanh là những lời bình phẩm, chỉ trích và lời nói sai khiến thực hiện hành vi trừng phạt bản thân do những lỗi lầm đã gây ra.
  • Nghĩ về cái chết thường xuyên và lên kế hoạch tự sát.
  • Một số người bị trầm cảm sau phá thai trở nên kích động, nhạy cảm, nóng nảy, dễ gắt gỏng và gây hấn với những người xung quanh.
  • Trầm cảm sau phá thai thường đi kèm với các vấn đề ăn uống chẳng hạn như ăn uống quá mức, chán ăn, ăn ít hoặc thậm chí là bỏ ăn.

Trầm cảm sau phá thai và những hậu quả khôn lường

Trầm cảm sau phá thai là vấn đề lớn mà nữ giới phải đối mặt. Khác với trầm cảm do stress trường diễn, nạo phá thai để lại tổn thương sâu sắc hơn. Đa phần những trường hợp trầm cảm do nguyên nhân này đều có tiến triển nặng và nhiều khả năng sẽ thực hiện hành vi tự hại, tự sát.

Việc lựa chọn chấm dứt sự sống của thai nhi khiến cho người phụ nữ mang sự dằn vặt dai dẳng. Nếu không có sự hỗ trợ của những người xung quanh, họ sẽ phải đối mặt với sự đau khổ tột độ trước những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Để thoát khỏi cảm xúc đau khổ, nhiều người sử dụng rượu bia và chất kích thích. Tuy nhiên, tác động của rượu bia và chất gây nghiện khiến cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Trầm cảm sau phá thai thôi thúc hành vi tự hại và tự sát để giải thoát bản thân. Vì vậy, gia đình và những người xung quanh cần có sự quan tâm đến nữ giới sau khi phá thai. Dù nạo phá thai do lý do gì, người phụ nữ vẫn cần được quan tâm đặc biệt về thể chất, tinh thần trong thời điểm nhạy cảm này.

Cách vượt qua và phòng ngừa trầm cảm sau phá thai

Phá thai để lại tổn thương tinh thần sâu sắc và cần một thời gian dài để có thể ổn định hoàn toàn. Đối với những người bị trầm cảm sau phá thai, tinh thần thường sẽ rơi vào trạng thái bất an, buồn bã, ủ rũ và thậm chí là hoảng loạn. Để có thể vượt qua tình trạng này, cần chủ động can thiệp các biện pháp y tế và học cách cân bằng cảm xúc.

Các biện pháp giúp vượt qua và phòng ngừa trầm cảm sau phá thai:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là giải pháp vàng cho người bị trầm cảm sau phá thai. Bởi sang chấn mạnh về tâm lý là nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này. Tâm lý trị liệu bao gồm các kỹ thuật, hình thức tiếp cận nhằm thay đổi cảm xúc, tư duy và hành vi của mỗi người. Hiện tại, phương pháp này đang trở thành xu hướng trong điều trị các rối loạn tâm lý, tâm thần.

Đối với trầm cảm sau phá thai, chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân nhìn nhận đúng đắn nguyên nhân/ lý do dẫn đến hành vi phá thai và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực. Khi hiểu rõ được tính đúng đắn trong quyết định của mình, bệnh nhân sẽ giảm phần nào những cảm xúc tiêu cực.

trầm cảm sau phá thai
Trị liệu tâm lý kịp thời giúp phòng ngừa và ngăn chặn trầm cảm sau phá thai tiến triển theo chiều hướng xấu

Ngoài ra, nếu lỗi là do ở bản thân, chuyên gia sẽ giúp người bệnh vượt qua mặc cảm tội lỗi và hướng đến cuộc sống ý nghĩa, lành mạnh hơn. Với những trường hợp liên tục có ý nghĩ về cái chết như một hình thức trừng phạt, chuyên gia sẽ hướng người bệnh đến những hình thức chuộc lỗi lành mạnh hơn.

Chẳng hạn như nên làm việc thiện, hoàn thiện bản thân để giúp ích cho xã hội và bù đắp những lỗi lầm. Đồng thời nhấn mạnh cái chết không thực sự là cách giải quyết, ngược lại đây chỉ là cách trốn chạy thực tại.

Với mỗi bệnh nhân, chuyên gia sẽ tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhằm giúp người bệnh ổn định lại tinh thần và học cách cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, sau khi tâm lý bệnh nhân đã ổn định, chuyên gia cũng sẽ hướng người bệnh đến lối sống khoa học và trang bị kiến thức về các biện pháp tránh thai an toàn để tránh sự việc lặp lại. Nếu can thiệp trị liệu tâm lý kịp thời, tổn thương tinh thần sau phá thai sẽ không dẫn đến trầm cảm và các vấn đề tâm lý, tâm thần khác.

2. Sử dụng thuốc

Sau khi phá thai, nhiều người phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý, tinh thần luôn trong trạng thái hoảng loạn, bất an và không kiềm chế được cảm xúc. Ngoài tâm lý trị liệu, bệnh nhân cũng sẽ phải sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng và nâng đỡ tinh thần.

Các loại thuốc được dùng cho người bị trầm cảm sau phá thai:

Trong thời gian đầu, thuốc chống trầm cảm có thể gia tăng nguy cơ tự sát. Do đó, người nhà cần theo dõi sát sao bệnh nhân để tránh những tình huống đáng tiếc. Bệnh nhân có biểu hiện hoảng loạn, kích động, bỏ ăn,… sẽ được xem xét điều trị nội trú để đảm bảo an toàn.

3. Bình tâm và dành thời gian nghỉ ngơi

Sau khi phá thai, nữ giới cần một thời gian bình tâm và nghỉ ngơi để phục hồi lại sức khỏe thể chất, tinh thần. Nạo phá thai khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và điều này tác động đáng kể đến tâm trạng. Chính vì vậy, nên dành cho bản thân thời gian để chăm sóc sức khỏe và bình tâm lại. Đây sẽ khoảng thời gian để mỗi người có thể nhìn nhận lại sự việc và tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu.

trầm cảm sau phá thai
Nên dành thời gian nghỉ ngơi, bình tâm sau khi phá thai để ổn định lại tinh thần

Tuy nhiên, cần tránh giam mình trong phòng tối, hẹp. Thay vào đó, nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng và thiên nhiên để cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, có thể xem xét đi du lịch một khoảng thời gian để thoải mái đầu óc và tạm quên đi những phiền muộn trong cuộc sống.

4. Giữ lối sống lành mạnh

Giữ lối sống lành mạnh góp phần đáng kể trong công cuộc vượt qua trầm cảm sau phá thai. Lối sống khoa học giúp phục hồi thể chất, ổn định tinh thần và giảm các triệu chứng do trầm cảm gây ra. Nên bắt đầu bằng việc ngủ đủ giấc và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

trầm cảm sau phá thai
Giữ lối sống lành mạnh góp phần cải thiện sức khỏe và giúp nữ giới vượt qua trầm cảm sau phá thai

Khi sức khỏe đã ổn định hơn, có thể tập thể dục để cải thiện thể chất. Ngoài ra, tập thể dục cũng kích thích cơ thể sản sinh hormone serotonin và dopamin có tác dụng thư giãn, nâng cao tâm trạng và mang lại giấc ngủ sâu. Điều này sẽ góp phần giúp nữ giới vượt qua trầm cảm và khủng hoảng tâm lý sau khi nạo phá thai.

5. Tham gia các hoạt động thiện nguyện

Nạo phá thai gây ra mặc cảm tội lỗi và nữ giới khó tránh khỏi tình trạng tự trách móc, dằn vặt bản thân. Để quên đi cảm giác đau khổ và tìm lại bình yên cho tâm hồn, bệnh nhân nên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Các hoạt động xã hội giúp bản thân mỗi người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống và bù đắp những lỗi lầm của bản thân.

Khi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bản thân mỗi người cũng sẽ ý thức hơn những giá trị bản thân đang sở hữu và hình thành động lực để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Hơn nữa, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng giúp bệnh nhân bận rộn và ít có thời gian nghĩ về những chuyện buồn đã qua.

6. Ngồi thiền

Ngồi thiền là hình thức thư giãn tâm trí có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại. Phương pháp này hướng đến sự hòa hợp giữa thể chất và tinh thần dựa trên nguyên tắc tập trung vào hơi thở và gạt bỏ mọi tạp niệm ra khỏi suy nghĩ. Ngồi thiền giúp thư giãn đầu óc, giảm những cảm xúc tiêu cực, giải tỏa căng thẳng và cải thiện trí nhớ.

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe tinh thần, ngồi thiền còn giúp điều hòa nhịp thở, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện giấc ngủ và các triệu chứng thể chất do trầm cảm gây ra. Hiện nay, ngồi thiền đã được xác định là liệu pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả. Vì vậy, người mắc chứng trầm cảm sau phá thai nên ngồi thiền mỗi ngày để bình tâm và tìm lại khoảng bình yên trong tâm hồn.

7. Chia sẻ với những người xung quanh

Nạo phá thai không được ủng hộ trong quan niệm tôn giáo và những chuẩn mực đạo đức. Vì vậy, rất khó khăn để có thể chia sẻ điều này với những người xung quanh. Nếu có những người bạn thân thiết và thực sự thấu hiểu, nên chia sẻ để cảm thấy thoải mái hơn và nhận được sự đồng cảm.

Ngoài ra, có thể viết nhật ký, chia sẻ với chuyên gia tâm lý để giải tỏa những cảm xúc dồn nén. Việc nói ra những suy nghĩ và cảm xúc thật sẽ giúp tâm trạng thoải mái hơn. Từ đó bệnh nhân có thể gạt bỏ mặc cảm tội lỗi và hướng về phía trước với tâm lý vững vàng.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trầm cảm sau khi phá thai có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vì vậy, bản thân nữ giới cần trang bị kiến thức cần thiết trước khi đưa ra quyết định này. Bên cạnh đó, những người xung quanh cũng cần có cách ứng xử phù hợp để tránh gây tổn thương sâu sắc cho người vừa trải qua những biến cố trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *