Hội chứng sợ nước (Aquaphobia): Ảnh hưởng và 2 cách vượt qua

Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) là một dạng rối loạn khiến người mắc phải có cảm giác lo lắng, sợ hãi, căng thẳng khi tiếp xúc với chất lỏng. Bệnh lý này làm cho người mắc phải không thể sử dụng nước một cách bình thường hay tham gia các hoạt động liên quan đến chất lỏng như những người khác.

Hội chứng sợ nước là gì?
Hội chứng sợ nước khiến người mắc phải có cảm giác lo lắng, sợ hãi

Hội chứng sợ nước là gì?

Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) là một tập hợp các rối loạn lo âu khiến cho người bệnh ám ảnh, sợ hãi khi tiếp xúc với chất lỏng. Người mắc hội chứng này thường có suy nghĩ bản thân có thể gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với nước chẳng hạn như: bị bỏng, đuối nước hay có các sinh vật lạ trong ao hồ, sông, suối,…

Chứng bệnh này khiến bệnh nhân tránh xa hoặc trì hoãn việc vệ sinh cá nhân hằng ngày. Từ đó, gây ra những vấn đề về sức khỏe thể chất và ảnh hưởng đến các mối quan hệ  xung quanh. Hội chứng sợ nước có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em và thanh, thiếu niên.

Aquaphobia thường bị nhầm với hội chứng sợ biển (Thalassophobia) và bệnh dại (Hydrophobia) các chứng bệnh này đều có đặc điểm chung là sợ chất lỏng. Tuy nhiên, Thalassophobia nỗi sợ sẽ xuất hiện chủ yếu khi người bệnh đứng gần vùng nước sâu hoặc lớn, Hydrophobia là do virus dại kích thích não bộ người bệnh khiến bệnh nhân có “ác cảm” với nước.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra hội chứng sợ nước thường không rõ ràng và xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố gây ra hội chứng này có thể nói tới như:

  • Di truyền: Nếu ba hoặc mẹ hay cả hai mắc hội chứng sợ nước thì các thế hệ sau cũng có thể có sự chia sẻ hoặc truyền đạt gen liên quan đến đặc điểm này. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh lý này khi ba mẹ có tiền sử mắc các rối loạn lo âu hoặc rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. 
  • Ám ảnh từ quá khứ: Người bệnh có thể trải qua các trải nghiệm tiêu cực hoặc gặp tai nạn ví dụ như: đuối nước, chìm phà,… góp phần vào việc hình thành chứng sợ nước.
  • Câu chuyện đáng sợ về nước: Trẻ nghe những câu chuyện, sự kiện liên quan đến sự cố chìm tàu hay những sinh vật lạ dưới nước,… khiến cho tâm lý bé bị ảnh hưởng từ đó hình thành nên chứng sợ nước.
  • Nghiện ma túy: Các chất có trong ma tuý khiến người hút sinh ra ảo giác, hoang tưởng bản thân có thể gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với chất lỏng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người nghiện mắc hội chứng sợ nước.

Biểu hiện

Triệu chứng của người mắc hội chứng sợ nước được chia ra làm hai nhóm: Thể chất và tâm lý.

Biểu hiện của hội chứng sợ nước

Triệu chứng thể chất:

  • Buồn nôn, chóng mặt khi tiếp xúc với chất lỏng.
  • Chóng mặt và ngất xỉu.
  • Đổ mồ hôi lạnh.
  • Thở dốc và khó thở, tăng huyết áp.
  • Ho dữ dội, khô miệng.
  • Đau đầu, ù tai.
  • Tức ngực, căng cơ.
  • Run rẩy, mất cảm giác các bộ phận trên cơ thể.
  • Nuốt nước bọt nhiều hơn.
  • Xuất hiện các cơn đau dạ dày dữ dội đối với những người có tiền sử về bệnh tiêu hoá.
  • Né tránh những nơi có nguồn nước.
  • Từ chối các hoạt động hay phim ảnh liên quan đến chất lỏng
  • Không muốn tắm hoặc vệ sinh cá nhân.

Triệu chứng tâm lý:

  • Xuất hiện ảo giác khi đứng gần nguồn nước.
  • Sợ hãi, hoảng loạn khi tiếp xúc với nước.
  • La hét, cào cấu khi có ai đó khiến bạn bị ướt.
  • Mất tập trung khi xung quanh có chất lỏng.
  • Xuất hiện cảm giác đau đớn như ai đó đánh vào bản thân.
  • Thường xuyên gặp các ác mộng liên quan đến nước.

Hội chứng sợ nước ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?

Tâm lý của người mắc hội chứng sợ nước thường bị chi phối bởi cảm giác căng thẳng, lo lắng mỗi khi tiếp xúc với chất lỏng. Sự sợ hãi này không chỉ gây ra cảm giác bất an mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý, khiến người bệnh mắc phải các chứng bệnh như: trầm cảm, rối loạn lo âu, cô đơn, tự ti,…

Người mắc Aquaphobia thường không thích tắm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến họ có thể mắc các bệnh về da liễu như ghẻ, viêm nang lông,… điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Việc không vệ sinh cá nhân của người mắc hội chứng sợ nước là một yếu tố gây ra các chứng bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ như: ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư miệng.

Ảnh hưởng của hội chứng sợ nước
Hội chứng sợ nước là nguyên nhân khiến người bệnh bị xa lánh, cô lập

Ngoài ra, việc không thích tắm rửa khiến người bệnh có thể xuất hiện mùi cơ thể, mặc dù bản thân họ thường xuyên thay quần áo. Tình trạng này làm cho những người mắc hội chứng sợ nước gặp khó khăn trong giao tiếp và duy trì mối quan hệ xã hội.

Aquaphobia khiến người mắc phải không thể tham gia các hoạt động vui chơi, du lịch như những người bình thường. Họ tránh né các cuộc vui tổ chức ở bãi biển hoặc cạnh hồ bơi. Điều này làm cho người bệnh mất dần các mối quan hệ của bản thân.

Một số trường hợp, người mắc hội chứng này có thể bị bắt nạt, cô lập với với những người xung quanh vì những khiếm khuyết của họ. Việc họ bị đối xử thiếu công bằng là một trong những yếu tố khiến bệnh nhân có những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực thậm chí là tự tử.

2 Cách vượt qua hội chứng sợ nước dễ dàng

Việc điều trị chứng sợ nước được khuyến nghị khi người bệnh có những triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Dùng thuốc hỗ trợ

Điều trị hội chứng sợ nước bằng thuốc thường không được các bác sĩ ưu tiên sử dụng vì hiệu quả của nó không cao và để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các loại thuốc có thể được khuyên dùng dưới sự giám sát của các chuyên gia để giảm thiểu các triệu chứng sợ hãi của người bệnh.

Cách vượt qua hội chứng sợ nước
Dùng thuốc trong điều trị hội chứng sợ nước
  • Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn để giảm cảm giác buồn bã, căng thẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Thuốc chống lo âu: Thuốc này thuộc nhóm benzodiazepin có tác dụng làm giảm các triệu chứng lo lắng, sợ hãi của hội chứng sợ nước. Nó có tác dụng nhanh hơn thuốc chống trầm cảm nhưng để lại một số tác dụng phụ như rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ.
  • Thuốc chống rối loạn giấc ngủ: Trong trường hợp bệnh nhân mắc các vấn đề về giấc ngủ, căng thẳng, lo lắng các loại thuốc chống rối loạn giấc ngủ sẽ được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng để cải thiện tình trạng này.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng để giúp bệnh vượt qua hội chứng sợ nước. Liệu pháp này giúp người bệnh hiểu và vượt qua sự sợ hãi của chính mình.

Liệu pháp tiếp xúc

Phương pháp này tập trung vào việc hỗ trợ bệnh nhân tiếp xúc với nước một cách từ từ thông qua các bước trong quá trình can thiệp.

Thông thường, trong những buổi đầu tiên trị liệu, các chuyên gia sẽ yêu cầu bệnh nhân tưởng tượng và hình dung bản thân đang tiếp xúc với chất lỏng. Điều này giúp giảm cảm giác lo lắng, sợ hãi của người bệnh trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

Sau khi ổn định tinh thần, những buổi điều trị tiếp theo bệnh nhân sẽ được tiếp xúc  trực tiếp vào nước thông qua các hoạt động như ngồi gần bể bơi, xem người khác bơi lội,… Khi cảm thấy thoải mái hơn, họ có thể đăng ký tham gia vào các lớp học bơi dành cho người lớn hoặc thực hiện các hoạt động bơi lội nhẹ nhàng.

Liệu pháp nhận thức-hành vi

Liệu pháp nhận thức-hành vi (Cognitive-Behavioral Therapy – CBT) là một biện pháp can thiệp hiệu quả cho những người mắc hội chứng sợ nước. Phương pháp này tập trung vào việc nhận biết và thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi liên quan đến sự sợ hãi của người bệnh về hội chứng này.

Khắc phục hội chứng sợ nước
Liệu pháp tiếp xúc là phương pháp giúp bệnh nhân mắc hội chứng sợ nước có thể tiếp xúc với chất lỏng

Các giải pháp hỗ trợ khác

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số giải pháp hỗ trợ khắc phục hội chứng sợ nước ngay từ ban đầu. Điều này giúp bạn kiểm soát được cảm xúc, giảm căng thẳng lo lắng khi tiếp xúc với chất lỏng trong cuộc sống hằng ngày.

  • Hít thở sâu: Việc hít thở sâu sẽ giúp bạn xoa dịu cảm xúc, đem lại sự bình tĩnh cho bản thân.
  • Thư giãn cơ thể bằng xoa bóp: Việc thư giãn cơ thể bằng phương pháp xoa bóp có thể giúp bạn giảm căng thẳng và chuẩn bị tinh thần cho việc đối mặt với nỗi sợ.
  • Tưởng tượng những điều tích cực: Hình dung bản thân có thể vượt qua nỗi sợ và có trải nghiệm tích cực khi tiếp xúc với nước, điều này giúp bạn giảm sự sợ hãi và tăng sự tự tin.
  • Tự khích lệ bản thân: Tạo ra câu nói động viên chính mình như “tôi có thể làm được” hoặc “tôi đang dần dần vượt qua nỗi sợ của mình.” Sử dụng các câu nói tích cực có thể giúp tăng cường sự tự tin và giảm căng thẳng, lo lắng.

Hội chứng sợ nước là một rối loạn lo âu khiến người mắc phải sợ hãi, lo lắng khi phải tiếp xúc với chất lỏng. Việc khắc phục các triệu chứng của hội chứng này sẽ giúp người bệnh có cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Bạn có thể quan tâm:

 

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *