Hội chứng Lithromantic là gì? Biểu hiện và cách khắc phục
Bạn có từng có tình cảm mãnh liệt với một ai đó, nhưng lại chán ghét, xa lánh người đó khi họ đáp lại? Có lẽ bạn đang mắc hội chứng Lithromantic. Đây là dạng tâm lý chỉ thích yêu đơn phương, không muốn được đáp trả.
Tìm hiểu hội chứng Lithromantic là gì?
Việc được “crush” đáp trả tình cảm là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Thế nhưng, nếu mắc phải hội chứng Lithromantic, điều này lại trở nên đáng sợ, kinh hoàng.
Hội chứng Lithromantic là xu hướng tình cảm kỳ lạ. Trong đó người mắc hội chứng này chỉ mong muốn yêu đơn phương. Họ chỉ muốn mình yêu thầm lặng, không có nhu cầu thổ lộ.
Nếu “người trong mộng” của họ biết hoặc thể hiện tình cảm ngược lại, cảm xúc yêu đương sẽ biết mất. Họ nhanh chóng có cảm giác chán ghét, sợ hãi.
Vào năm 2016, trên nền tảng mạng xã hội Tumblr bắt đầu đề cập đến thuật ngữ “Lithromantic”. Trong đó “lithos” có nghĩa là “hòn đá” trong tiếng Hy Lạp cổ.
Thuật ngữ Lithromantic được cho là đã xuất hiện từ lâu, nhưng không phổ biến nên ít được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên từ sau năm 2016, hội chứng này bắt đầu được biết đến và thảo luận rộng rãi hơn.
Hội chứng Lithromantic (hoặc hội chứng Akoiromantic, hay hội chứng Apromantic) nghe có vẻ khá kỳ lạ, nhưng thực tế đang ảnh hưởng đến rất nhiều người hiện nay.
Mặc dù không được công nhận là một dạng rối loạn tâm thần, hội chứng này vẫn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và các mối quan hệ của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng Lithromantic
Đôi khi chính bản thân người bệnh cũng không nhận ra họ đang mắc phải hội chứng tâm lý này. Chúng ta cần chú ý một số đặc điểm sau đây.
1. Không có xu hướng thể hiện tình cảm với “crush”
Điểm đặc trưng của hội chứng Lithromantic là hướng tới thứ tình yêu đơn phương, thầm lặng. Họ không muốn đối phương hay với bất cứ ai. Tất cả tình cảm và sự yêu mến chỉ gói gọn trong tâm trí họ mà thôi.
Khi gặp gỡ “crush” họ cũng không bộc lộ bất cứ cảm xúc hay thái độ gì. Họ quan sát, yêu trong âm thầm, và cảm thấy hài lòng khi tận hưởng cảm xúc này một mình.
2. Thay đổi cảm xúc nếu được đáp trả
Ngưởi bệnh không cảm thấy bồn chồn hay bứt rứt nếu đối phương không biết về tình cảm của họ. Ngược lại nếu được đáp trả, họ sẽ nhanh chóng cảm thấy khó chịu và phiền hà.
Cảm xúc của họ chỉ mãnh liệt khi ở trạng thái đơn phương. Chúng nhanh chóng biến mất nếu được phản hồi. Điều này hoàn toàn trái ngược với tâm lý cảm xúc của những người bình thường.
Sự hạnh phúc lúc này đã được thay thế bằng cảm giác hoang mang, lo lắng. Và tất nhiên, đối phương sẽ biến mất trong danh sách “yêu thầm” của họ chỉ trong tích tắc.
3. Không muốn bàn luận về “crush”
Thông thường khi có người nhắc về người mình thích, chúng ta sẽ rất hào hứng. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu thêm về đối phương. Nhưng người mắc Lithromantic lại không thích điều này.
Họ lo lắng những mộng tưởng, những cảm xúc mãnh liệt của mình có thể bị thay đổi nếu vô tình nghe những thông tin về đối phương, dù đó có là nội dung tích cực hay tiêu cực.
Họ cho rằng những lời bàn tán đều khiến họ thay đổi cách nhìn về crush. Thế nên để “bảo vệ” cho lập trường hay cảm xúc của mình, họ sẽ hạn chế tối đa những cuộc thảo luận về đối phương.
4. Hướng tới các mối quan hệ trong sáng
Trong tình yêu, tình dục là một nhu cầu tự nhiên tất yếu của con người. Tuy nhiên ở người mắc hội chứng Lithromantic, họ thực sự mong muốn một mối quan hệ đơn thuần, trong sáng.
Ngay cả việc nắm tay hay hôn môi cũng khiến họ bỏ chạy hay chấm dứt một mối quan hệ. Thực tế, họ vẫn có nhu cầu sinh lý nhưng họ lại không sẵn sàng cho việc thể hiện tình cảm hay những hành động thân mật.
5. Từ chối mối quan hệ ràng buộc, có trách nhiệm
Người mắc hội chứng Lithromantic không muốn xác định “danh phận”, không muốn có mối quan hệ chính thức. Đây cũng chính là lý do họ chỉ muốn giữ tình cảm đơn phương thay vì thể hiện ra bên ngoài.
Sự ràng buộc hay gắn bó lâu dài gây lo lắng, căng thẳng cho người bệnh. Đặc điểm này khá giống với những người mắc hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia) bởi họ cũng có suy nghĩ tiêu cực nếu phải kết hôn.
Tuy nhiên ở Gamophobia, cảm xúc này chỉ xuất hiện khi bàn về hôn nhân. Họ vẫn yêu, muốn được yêu, bước vào các mối quan hệ tình cảm bình thường. Nhưng với người Lithromantic, việc yêu đương cũng làm họ căng thẳng.
6. Theo đuổi các nhân vật hư cấu
Những ngôi sao thần tượng, các nhân vật giả tưởng trong truyện tranh, trò chơi,… chính là đối tượng được những người mắc hội chứng Lithromantic đặc biệt có hứng thú.
Thậm chí họ tình cảm này cuồng nhiệt với mức họ khao khát tìm được những người thực ngoài đời giống với hình mẫu các nhân vật ảo mà họ yêu thích.
Những nhân vật hư cấu vô cùng hoàn mỹ từ vóc dáng, khuôn mặt cho tới tính cách. Hơn nữa, khi yêu thích một nhân vật hư cấu, người bệnh không sợ “bị” đối phương đáp lại tình cảm.
Họ mãi mãi có thể giữ trọn vẹn thứ tình cảm đơn phương cuồng nhiệt này một mình. Tuy nhiên, điều này khiến người bệnh khó hòa nhập với đời sống thực, càng khó đón nhận tình cảm từ một người có thực.
Việc quá cuồng nhiệt những nhân vật trong truyện tranh, phim ảnh có thể ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Họ có thể mất ăn mất ngủ và ảo tưởng thái quá về nhân vật này.
7. Tránh xa sự lãng mạn
Trong tình yêu, sự lãng mạn ngọt ngào dường như là một điều tất yếu. Tình yêu giống như một dòng nước tươi mát chữa lành vùng đất khô cằn, khiến nó tràn đầy sức sống.
Những cử chỉ quan tâm như nắm tay nơi đông người, vuốt tóc, những lời nói yêu thương là điều mà ai cũng muốn. Thế nhưng người mắc Lithromantic lại tỏ ra dị ứng với những điều này.
Dù họ là người chứng kiến hay là người được nhận, họ đều tìm cách tránh né càng nhanh càng tốt. Thậm chí họ còn có cảm xúc tiêu cực với điều này.
8. Một mình nhưng không “cô đơn”
Nngười mắc hội chứng Lithromantic thích cảm giác đơn phương. Chỉ một mình họ biết chính là giai đoạn khiến họ hạnh phúc nhất, và họ rất thoải mái tận hưởng nó.
Thực tế thì rõ ràng không phải cứ ở trạng thái “một mình” là phải cảm thấy cô đơn. Ngược lại việc có đôi có cặp nhưng luôn cảm thấy cô độc mới thực sự đáng sợ.
Người bệnh thoải mái tận hưởng cuộc sống độc thân. Họ xem việc đắm chìm trong niềm hạnh phúc khi crush một ai đó là điều không phải ai cũng hiểu.
9. Giảm cảm xúc trong thời gian ngắn
Người mắc Lithromantic cực kỳ khô khan trong cách mà họ thể hiện tình cảm.Những suy nghĩ là cảm xúc lãng mạn, ngọt ngào dường như chỉ được thể hiện trong tâm trí khi họ ở một mình.
Họ có thể dễ dàng thích một người nhưng những cảm xúc đó cũng rất nhanh chóng biến mất và họ cũng chẳng phải nghĩ ngợi quá nhiều. Tình yêu với họ là thứ có thể có, có thể không.
Đôi khi những người mắc hội chứng Lithromantic cũng chấp nhận bước vào một mối quan hệ chính thức tuy nhiên chỉ có thể kéo dài trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Những mộng tưởng về đối phương dường như thay đổi nhanh chóng. Và tất nhiên mối quan hệ này cũng kết thúc nhanh chóng. Bản thân họ cũng chẳng có chút tiếc nuối nào.
Vì sao nhiều người mắc phải hội chứng Lithromantic?
Lithromantic là một dạng hội chứng tâm lý phức tạp. Những tài liệu về rối loạn tâm thần như DSM-5 hay ICD -10 hiện tại vẫn chưa công nhận hội chứng Lithromantic là bệnh lý.
Việc thiếu hụt tình cảm ở thời niên thiếu, ám ảnh từ quá khứ khiến họ sợ hãi các mối quan hệ ràng buộc. Tình cảm một phía, và không bộc lộ ra là cách bảo vệ bản thân khỏi tổn thương.
Chẳng hạn, họ sợ khi cả hai bước vào một mối quan hệ chính thức thì đối phương lại đột ngột thay đổi. Người kia không còn ấm áp quan tâm như ban đầu.
Dần dần những người này cảm thấy mẫn cảm hơn khi ai đó có cảm xúc với mình. Họ cảm thấy không thoải mái, không có sự an toàn nên mới hình thành tâm lý muốn tách biệt.
Hội chứng Lithromantic và những hệ lụy khó lường
Hội chứng Lithromantic tác động khá tiêu cực đến chất lượng đời sống tinh thần. Người bệnh sẽ có tâm lý lệch lạc, bất thường về việc đón nhận tình cảm của người khác.
Người mắc hội chứng Lithromantic cũng dễ bị đánh giá là những người không đứng đắn. Họ bị gọi là trap boy/trap girl do nhanh chóng thay đổi tình cảm chỉ trong một thời gian ngắn.
Cần hiểu rằng, cảm xúc yêu thích mãnh liệt ban đầu của họ xuất phát hoàn toàn là chân thật. Tuy nhiên sự bất ổn trong tâm lý khiến họ không thể duy trì được mối quan hệ lâu dài.
Chính những yếu tố này đã làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý khác nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn họ dễ bị trầm cảm hay rối loạn lo âu.
Bản thân những người này cũng ít chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình với những người xung quanh. Do đó rất khó phát hiện những khía cạnh bất ổn này.
Xem thêm: 6 Cách vượt qua giai đoạn chán nhau trong tình yêu
Hướng khắc phục hội chứng Lithromantic
Hiện nay, hội chứng Lithromantic vẫn chưa có biện pháp điều trị trực tiếp. Người bệnh cần phải thăm khám tại các cơ sở tâm lý, tâm thần để chuyên gia đưa ra hướng can thiệp điều trị phù hợp.
Với hội chứng Lithromantic, thuốc hầu như không có tác dụng. Tuy nhiên một vài loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định nếu tinh thần bệnh nhân quá bất ổn.
1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là biện pháp chính được hướng đến để điều chỉnh tâm lý lệch lạc của người bệnh. Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, đi sâu vào tâm trí để tìm hiểu lý do
Khi hiểu được những cảm xúc kỳ lạ như vậy, chuyên gia mới có thể xây dựng lộ trình điều trị phù hợp. Việc trò chuyện sẽ giúp người bệnh dần cảm thấy thoải mái, cởi mở hơn.
Phương pháp trị liệu hành vi nhận thức CBT được chỉ định chủ yếu cho những người mắc hội chứng Lithromantic. Ngoài ra các chuyên gia trị liệu cũng có thể chỉ định thêm các phương pháp thư giãn hay thôi miên.
2. Điều chỉnh lối sống
Chăm sóc đến đời sống tinh thần cũng giúp ích rất nhiều trong việc định hình lại cảm xúc, suy nghĩ của người mắc hội chứng Lithromantic. Chẳng hạn:
- Duy trì lối sống có kế hoạch, đảm bảo ăn uống đủ bữa,
- Ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày
- Thiền và yoga mang đến tác dụng cân bằng cảm xúc, điều hòa suy nghĩ
- Đọc sách, có thể hướng tới những cuốn sách chữa lành, sách tâm lý
- Hạn chế tiếp thu những nội dung tiêu cực về tình yêu
- Tâm sự, chia sẻ cảm xúc với những người đáng tin cậy, chẳng hạn như gia đình hay bạn bè thân thiết
- Thẳng thắn với đối phương về tình trạng của mình nếu đang trong một mối quan hệ tình cảm
- Tập trung nâng cao giá trị cho bản thân về nhan sắc, trình độ hay kiến thức. Việc yêu bản thân cũng là một dạng tình yêu quan trọng mà bạn không nên bỏ qua
Hội chứng Lithromantic khiến người bệnh có những quan niệm sai lầm về tình yêu. Vì thế để đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần và các mối quan hệ, chúng ta cần nhanh chóng điều trị và cải thiện bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội Chứng Người Tốt Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục
- Hội chứng sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách vượt qua
- Hội chứng ảo tưởng người khác thích mình (Erotomania)
- Tìm Hiểu Về Hội Chứng Rối Loạn Tình Yêu Ám Ảnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!